2. Nếu Sài Gòn FC bỏ giải, số phận của đội bóng này hay suất trụ hạng đương nhiên chẳng có gì phải bàn, nhưng với cả giải đấu hay ở cuộc đua tới ngôi vô địch thì khác, rất rắc rối.
Hà Nội FC vẫn có thể giành chức vô địch, nhưng chắc chắn ở trường hợp huỷ bỏ kết quả các trận với Sài Gòn FC thì dường như chẳng dễ dàng và ở nhóm đua huy chương cũng là tương tự.
Thậm chí, cuộc đua tranh nhóm đầu cũng đảo lộn, điển hình như Hải Phòng chẳng hạn, đội bóng đất Cảng giành tới 6 điểm trước Sài Gòn FC và khi bị trừ khả năng khó cán đích với vị trí Á quân như hiện tại.
Nhưng rất may, thầy trò HLV Phùng Thanh Phương vẫn còn lòng tự trọng với nghề, với cái chung để tiếp tục chơi tiếp thay vì bỏ chạy. Chính vì thế V-League cũng cần dành cho đội bóng này lời cảm ơn.
3. Ở Việt Nam một đội bóng xoá sổ hay bỏ giải không còn là chuyện hiếm, chẳng nói đâu xa khi mùa 2022 vì lý do khách quan bị huỷ bỏ, CLB Than Quảng Ninh cũng chính thức chia tay sân chơi cao nhất Việt Nam nên V-League năm nay chỉ còn 13 đội.
Bỏ giải, xoá sổ… đương nhiên có chế tài khi sẽ phải chơi ở hạng đấu rất thấp, thậm chí cấm tham gia bóng đá trong vài năm. Tuy nhiên, đây không phải cách giải quyết thấu đáo nhất cho những đội bóng hay các ông bầu thích thì chơi, chán thì nghỉ.
Thế nên, có lẽ vấn đề nằm ở khâu cấp phép, thẩm định cho các CLB tham dự giải chuyên nghiệp Việt Nam dường như khá lỏng lẻo lẫn cả sự cả nể, du di nhằm mong muốn đủ số đội tham dự hơn là áp một chế tài chặt chẽ, không khoan nhượng.
Đây là câu chuyện rất dài cũng như chẳng dễ xử lý với bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đã đến lúc cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc nhất để tìm cách chấm dứt cảnh BTC các giải đấu sợ đội bóng bỏ giải, giận lẫy… như từng thấy nhiều năm qua.
" alt=""/>Sài Gòn FC vẫn đá chung kết ngược: V"Nếu tôi trúng cử phó chủ tịch tài chính VFF, tôi có thể có một số thứ làm tốt hơn cho bóng đá. Tôi sẽ giúp tăng trưởng 50% nguồn thu mỗi năm cho VFF so với giá trị hiện tại.
Tôi cũng có thể hỗ trợ đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam, đưa cầu thủ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài đào tạo...",ông Kiên nhấn nhấn mạnh tham vọng trong "đề án".
Tính khả thi của đề án trên còn phải chờ thời gian trả lời, và quan trọng là đại diện đến từ Next Media có nhận đủ phiếu bầu để trúng ghế Phó Chủ tịch VFF khóa 9 hay không.
Tuy nhiên, việc các ứng viên chủ động công khai đề án, mục tiêu, chương trình hành động, cam kết nếu trúng cử là rất hoan nghênh.
Theo tìm hiểu, không ít người ủng hộ việc các ứng viên công bố đề án tranh cử của mình, bởi đây là việc làm mang tính công khai và rất văn minh, từ đó giúp lá phiếu của những người tham gia bầu cử có trách nhiệm hơn.
Thực tế, trong quá khứ, không ít ứng viên có bản đề án tranh cử vào những chiếc "ghế nóng" ở VFF. Những ứng viên này đưa ra một số nội dung phù hợp, nhưng cũng có những tranh cãi về tính khả thi.
Để có sự an toàn, nhiều ứng viên chọn cách im lặng bởi thời điểm trước Đại hội rất "nhạy cảm", chỉ cần một sai lầm có thể bị trả giá bằng các phiếu bầu, hoặc bị chính các đối thủ "đánh".
Nhưng việc công bố đề án tranh cử là rất cần thiết, thậm chí là nên bắt buộc. Hành động này thể hiện sự tin với những mục tiêu của bản thân, thay vì tìm cách tung tiểu xảo, công kích đối thủ để chạy đua như từng diễn ra ở các đại hội trước đây. Và mới đây, ít nhiều cũng vừa mới "nổi sóng" trong giai đoạn nước rút của kỳ đại hội lần này.
Ngày 6/11, Đại hội VFFkhoá 9 diễn ra tại Hà Nội. Dư luận chờ đợi có thêm những bản đề án tranh cử trước đại hội. Và nếu tất các ứng viên đều có đề án, thì đó mới là một cuộc đua công khai, hấp dẫn và rất thú vị, có trách nhiệm với bóng đá Việt Nam.
Nóng ghế Phó Chủ tịch VFF Trong khi ghế Chủ tịch VFF chỉ có một ứng viên là Quyền Chủ tịch VFF khóa 8 Trần Quốc Tuấn, các vị trí Phó Chủ tịch VFF phụ trách mảng tài chính-tài trợ, chuyên môn và truyền thông có tới 8 ứng viên tranh cử. Ngoài ra, 25 thành viên khác sẽ tham gia ứng cử vào 13 chiếc ghế ủy viên ban chấp hành, bên cạnh 4 chiếc ghế BCH dành cho các lãnh đạo VFF nhiệm kỳ 9." alt=""/>Đại hội VFF khóa 9: Ứng viên ghế 'nóng' tranh cử thế nào?