Theo ông Thanachan, linh cẩu đốm lớn hơn linh cẩu thông thường, với trọng lượng cơ thể từ 60 đến 70kg, gần tương đương với một con sư tử cái. Chân trước của chúng dài hơn đáng kể so với chân sau, điều này giúp chúng có khả năng chạy dốc đặc trưng, với tốc độ có thể lên tới 60 km/h.
"Những con linh cẩu đốm thể hiện sức mạnh hàm khỏe. Chúng có vết cắn mạnh nhất trong số các loài ăn thịt trên cạn, nên dễ dàng nghiền nát và tiêu thụ xương”, ông Thanachan cho biết.
Loài vật này là những "thợ săn linh hoạt" và có thể hạ gục con mồi lớn hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể ăn thịt những kẻ săn mồi khác như sư tử.
Linh cẩu đốm sống trên khắp lục địa châu Phi. Chúng có dấu chân giống dấu chân của chó và là loài sống về đêm, dành cả ngày để thư giãn trong hang động để tránh nắng nóng.
Việc lắp đặt cầu trên không quanh chuồng, giúp du khách có trải nghiệm tốt hơn, đồng thời tăng sự thu hút của vườn thú. Khoản đầu tư 25 triệu baht (702.000 USD) nhằm mục đích thúc đẩy các gia đình đựa con tham gia vào các hoạt động của vườn thú và nâng cao hiểu biết về bảo tồn động vật hoang dã.
Theo Thaiger
" alt=""/>Xây chuồng hơn 16 tỉ đồng cho linh cẩu, vườn thú khiến khách trầm trồPhát biểu đáp từ Phó Thủ tướng Trần Lưu Quangtại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ TT&TT vào ngày 29/12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Năm 2024 sẽ là năm phổ cập hạ tầng số, phát triển ứng dụng số để phát triển kinh tế số, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.
Năm 2024 còn là năm phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT và Truyền thông, số hóa các ngành, quản trị số và dữ liệu số. Ứng dụng rộng rãi AI, trợ lý ảo để giảm tải và tăng năng suất, chất lượng cho cán bộ, công chức.
Cũng trong năm 2024, báo chí xuất bản và truyền thông sẽ lấy không gian mạng làm trận địa chính để phản ánh dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, lan tỏa năng lượng tích cực, quản lý không gian mạng lành mạnh, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT trình bày báo cáo trung tâm tại Hội nghị ngày 29/12 về chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết, Bộ TT&TT xác định con đường chuyển đổi số Việt Nam đã hình thành, và từ khóa xuyên suốt trong toàn bộ chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là nền tảng số, là toàn dân và toàn diện.
Để thực hiện được định hướng trên, một trong những cách triển khai quan trọng và hiệu quả là hình thành các Tổ công nghệ số cộng đồng. Việc thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng ở mức thôn, bản, tổ dân phố để các thành viên trong tổ có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số là cách tiếp cận rất Việt Nam.
“Định hướng, cách làm trên cũng thể hiện rằng chuyển đổi số đang là một cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện, và Tổ công nghệ số cộng đồng là lời giải của Việt Nam để không ai bị bỏ lại phía sau”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương chia sẻ.
Theo thống kê, đến cuối năm 2023, tất cả các địa phương đều đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng, với hơn 80.000 tổ, gần 380.000 thành viên tham gia. Đây là lực lượng đã và đang hỗ trợ rất lớn cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Bên cạnh việc điểm ra một số thành tích nổi bật ngành TT&TT đã đạt được về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cũng cho hay, qua rà soát, Bộ TT&TT cũng nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc hiện nay của công cuộc chuyển đổi số quốc gia, đó là: Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế; một số hệ thống thông tin quy mô từ Trung ương đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai; kỹ năng số của người dân còn thấp; hay hành lang pháp lý về công nghiệp công nghệ số còn chưa theo kịp sự phát triển, chưa có tiêu chí rõ ràng để có ưu đãi cho sản phẩm trong nước.
Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT xác định trọng tâm của chuyển đổi số quốc gia trong năm 2024 là phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện nhưng phải ưu tiên chất lượng hơn là chạy theo số lượng, và tập trung vào 4 ưu tiên chính.
Cụ thể, 4 ưu tiên chính của chuyển đổi số quốc gia trong năm 2024 gồm có: Ưu tiên phát triển dữ liệu số, đây là yếu tố sản xuất then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế số; Ưu tiên quản trị số, đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng và lành mạnh của nền kinh tế số; Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, đây sẽ là ngành công nghiệp chủ đạo cung cấp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, nội dung số cho phát triển kinh tế số; Ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn với tăng năng suất lao động xã hội, sản lượng, quản lý và đổi mới sáng tạo - đây là mặt trận chính cho sự phát triển của nền kinh tế số, mở ra không gian phát triển mới.
" alt=""/>4 ưu tiên chính của chuyển đổi số quốc gia năm 2024"Khi mọi người nghĩ đến du lịch Đông Nam Á, Thái Lan thường là điểm đến đầu tiên xuất hiện trong đầu. Nhưng nếu bạn muốn tránh đám đông khách du lịch ở Thái Lan, thì có một cái tên mới nổi trong khu vực rất đáng để khám phá chính là Việt Nam", Travel Off Path nhận xét.
Theo báo cáo của Google Destination Insights, từ tháng 3 đến tháng 6, Việt Nam là điểm đến được tìm kiếm nhiều thứ bảy trên thế giới và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á lọt vào danh sách top 20.
"Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á", theo Travel Off Path .
Bài viết cũng đi sâu phân tích 3 nguyên nhân khiến Việt Nam ngày càng được du khách trong khu vực và quốc tế biết đến.
Đối với các yêu cầu thị thực được điều chỉnh, trang tin cho biết, việc đến thăm Việt Nam sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết đối với công dân của nhiều quốc gia bởi việc xin thị thực “dễ dàng, đơn giản và giá cả phải chăng”.
Trang tin này cũng ca ngợi Việt Nam trong việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên.
"Bởi Việt Nam là một điểm đến du lịch mới nổi và chưa có lượng khách du lịch lớn như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, nên phần lớn vẻ đẹp tự nhiên của nơi này vẫn được bảo tồn rất tốt", bài báo viết.
Trang web chỉ ra rằng đây cũng là điểm đến hợp túi tiền với nhiều người ngay cả những người có ngân sách eo hẹp vẫn có thể cân nhắc hành trình đến Việt Nam với chi phí hợp lý.
So với trung tâm du lịch Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam là một điểm đến hợp túi tiền, mặc dù cả hai đều có thể phục vụ du khách có ngân sách không mấy dư giả.
"Việt Nam được coi là một trong những lựa chọn ngân sách tốt nhất trong khu vực. Chỗ ở, thực phẩm và phương tiện đi lại ở Việt Nam đều rẻ hơn ở Thái Lan, đặc biệt nếu bạn đi du lịch đến các vùng nông thôn của đất nước".
Bài báo cũng nêu bật ảnh hưởng của Chính phủ Việt Nam trong việc quảng bá, tập trung khuyến khích du khách đến thăm nhiều hơn và tăng trưởng du lịch trong năm nay.
Việt Nam ban đầu đặt mục tiêu thu hút 8 triệu du khách trong những tháng còn lại của năm 2023, nhưng con số này được dự đoán sẽ tăng lên 10 triệu vào cuối năm nay.
"Chính phủ Việt Nam muốn biến đất nước thành điểm nóng du lịch mới của châu Á. Và cho đến nay, điều đó gần như đã thành sự thật. Những kế hoạch quảng bá du lịch của chính phủ đang dần có hiệu quả. Và bây giờ là thời điểm hoàn hảo để khám phá đất nước xinh đẹp và tuyệt vời này", trang web kết luận.
Đầu tháng 3, Travel Off Path đã xếp Việt Nam là một trong 5 điểm đến quốc tế hàng đầu trong mùa hè này.
Theo Travel Off Path
" alt=""/>Tạp chí Mỹ gọi Việt Nam là điểm du lịch hấp dẫn mới của châu Á