Hay do cách nhà trường đang thay đổi đánh giá, xếp loại học sinh. Mấy năm trước, chúng ta thường nghe đến việc đánh giá, nhận xét bằng lời dành cho trẻ tiểu học, tháo "ách" áp lực điểm số. Có phải vì thế nên việc cho điểm học sinh cũng thoáng hơn chăng?
Tôi xin kể với bạn đọc một câu chuyện này. Trong thư gửi các trường đại học Hoa Kỳ, cố vấn giáo dục của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) Patty Esposito đã nói rằng ở Việt Nam sinh viên đạt điểm 7.5 trở lên đã là thuộc top 2% trong khối rồi. Còn điểm 10 chỉ là một đường tiệm cận không báo giờ đạt tới (unattainable assymptote).
Nói như thế để thấy IIE đã tôn trọng sự khắt khe điểm giả của VN đến như thế nào. Và sự khắt khe đó hiện vẫn còn được duy trì ở các trường đại học, nhưng có lẽ đã mềm đi rất nhiều ở các cấp học dưới.
Vì sao IIE lại nhắc các trường bên Hoa Kỳ như vậy là vì đạt điểm A ở Mỹ dễ hơn điểm 10 ở VN rất nhiều.
Nếu như học sinh VN phải làm đúng 100% bài thi mới được 10 thì học sinh Mỹ chỉ cần đạt điểm số trên điểm trung bình một vài điểm là có thể được điểm A tùy vào độ khó của bài kiểm tra và tiêu chuẩn của mỗi thầy cô. Điều này cho thấy ở Mỹ điểm A không đại biểu cho sự hoàn hảo.
Nhìn vào bảng điểm một học sinh ở Mỹ người ta có thể tin tưởng điểm A là điểm thật và học sinh đó biết học.
Nhưng điểm 10 ở VN là hoàn hảo và dễ gây hiểu lầm đó là một học sinh xuất sắc và toàn diện.
VN nổi tiếng học nặng. Cấp 2, cấp 3 có lẽ học tới 13 môn một học kỳ, nhưng sao học sinh vẫn có thể đạt điểm 9 điểm 10 hầu hết các môn? Thần kỳ!
Một vấn đề nữa là trong số các trường cấp 3 mà tôi biết ở Hà Nội thì không phải tất cả đều "lạm phát" điểm. Có nhiều trường vẫn rất khắt khe, nhưng một số trường thì rất dễ.
Điều này dẫn tới một sự bất công khi học sinh nộp hồ sơ du học vì các em đến từ trường khắt khe, bắt học đều, học thật có thể chịu thiệt thòi hơn.
Nhưng vấn đề đặt ra là điểm 10 có thực sự đại diện cho học lực thực tế của học sinh hay không?
Có ai trả lời được câu hỏi này không? Nên chăng đã đến lúc chúng ta đưa điểm số về đúng chức năng đánh giá học lực thật của học sinh?
Giang Nguyễn (tốt nghiệp ĐH Cornell, ĐH Luật Boston, Giám đốc The Ivy-League Vietnam)
Ý kiến của bạn về các vấn đề tác giả đặt ra, xin gửi email theo địa chỉ: [email protected]. Trân trọng
Hiện nay, thế giới đang không ngừng thay đổi, phát triển từng ngày với sự phát triển vượt trội của công nghệ. Người sáng lập Facebook từng chia sẻ: “Trong tương lai, bạn có thể dịch chuyển tức thời dưới dạng ảnh ba chiều để có mặt tại văn phòng mà không cần đi làm, tại một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc trong phòng khách gia đình mà không cần di chuyển…”.
Điều đó cho thấy trong bức tranh toàn cầu hóa đầy màu sắc và không ngừng biến đổi, bên cạnh niềm hứng khởi về một tương lai tươi sáng, chúng ta còn phải đối mặt với vô vàn thách thức mang tính thời đại.
Khi đứng trước những thách thức đó, nhiều người trăn trở về một thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao? Đó là thế hệ trẻ Gen Z - một thế hệ “thở công nghệ - sống công nghệ - ăn công nghệ”.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm gần 1/3 dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 - 16 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia. Gen Z cũng được coi là công dân của thời đại số hóa, có tư duy toàn cầu và được kỳ vọng là người dẫn đầu trong công cuộc xây dựng, phát triển và thay đổi thế giới trong tương lai.
Chính vì vậy, thế hệ Gen Z Việt Nam cần có một môi trường tốt, hiện đại để được đào tạo và phát triển toàn diện, được trang bị hành trang về tri thức, kỹ năng “chất lượng và đẳng cấp”, tự tin bước ra hội nhập cùng thế giới, trở thành những công dân toàn cầu.
![]() |
UMT được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, tinh thần giáo dục hiện đại và khai phóng. |
UMT – Trường Đại học chất lượng quốc tế cho Gen Z
Được Chính phủ cho phép thành lập vào tháng 3/2021, UMT hướng đến mục tiêu trở thành hình mẫu đại học kiểu mới, chuẩn quốc tế, một biểu tượng của giáo dục đại học mang thông điệp “Hạnh phúc và Thành công”.
Tiêu chí quan trọng tiên quyết của UMT là đặt sinh viên lên hàng đầu, vượt ra khỏi giới hạn của giảng đường hay những thành công chỉ đo bằng điểm số, đáp ứng hầu hết mọi mong muốn chọn trường đại học của thế hệ trẻ: môi trường giáo dục cởi mở, kết nối toàn cầu, thực tế năng động, trải nghiệm thú vị, tôn trọng sự khác biệt, cơ sở vật chất hiện đại, tương lai tươi sáng…
Để làm được điều đó, UMT tập trung đầu tư để có thể đem đến cho sinh viên những giá trị vượt bậc: Chương trình đào tạo chuẩn công dân toàn cầu, đề cao tinh thần khai phóng; Trải nghiệm quốc tế, thực tiễn doanh nghiệp xuyên suốt chương trình học; Cơ sở vật chất quy mô, hiện đại, quy hoạch bài bản, môi trường xanh lý tưởng cho mọi hoạt động học tập và trải nghiệm; Hoạt động sinh viên phong phú, đặc sắc và phát triển toàn diện; hướng đến các giá trị phát triển bền vững; Chuyên gia đầu ngành, giảng viên doanh nhân cùng hoạt động học tập tương tác, thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo, trải nghiệm hạnh phúc.
![]() |
TS. Huỳnh Bá Lân - Chủ tịch Hội đồng Trường, Hiệu trưởng UMT phát biểu chia sẻ tại buổi họp báo ra mắt UMT - ngôi trường đại học “Thành công và Hạnh phúc”. |
Năm 2022, UMT dự kiến tuyển hơn 600 sinh viên, đào tạo chuyên sâu các ngành Công nghệ thông tin, Bất động sản, Truyền thông đa phương tiện, Marketing, Quản trị kinh doanh với học phí từ 18 - 35 triệu đồng/học kỳ.
Tọa lạc tại Khu đô thị trẻ Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM; diện tích khoảng 80.000 m2; UMT được quy hoạch bài bản và đồng bộ, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế và xây dựng theo mô hình các trường đại học danh tiếng thế giới.
Với định hướng trở thành trường đại học tiên phong trong đột phá về đào tạo, nghiên cứu và quản trị, chương trình học tại UMT được thiết lập dựa trên tinh thần khai phóng, đổi mới và sáng tạo; không chỉ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, mà còn đào tạo những công dân toàn cầu sẵn sàng bứt phá mọi giới hạn, thích ứng tốt trước sự biến động của thế giới 4.0, tự tin kiến tạo tương lai.
Tại UMT, học tập là hành trình trải nghiệm đầy hứng khởi, ngập tràn năng lượng tích cực, khơi nguồn cảm hứng. Đến với UMT, sinh viên sẽ được trải nghiệm khoảng thời gian 4 năm học tập chất lượng, hứng khởi và toàn diện.
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) Cơ sở chính: Đường 60CL, Khu đô thị Cát Lái, Phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: +84 28 3636 9119 Email: [email protected] Website: www.umt.edu.vn |
Lệ Thanh
" alt=""/>Ra mắt Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCMTheo quy định tại Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất sử dụng đất phải dựa trên nguyên tắc đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Và theo quy định tại điều 12 về những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Do vậy, mảnh đất của nhà bạn được công nhận là đất vườn là loại đất nông nghiệp, trên nguyên tắc không được sử dụng để xây dựng nhà ở và để ở, việc xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiêp là vi phạm quy định của Luật Đất đai.
![]() |
Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm đã có nhà sang đất ở |
Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp tại khu vực đô thị là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Tại điều 14 Luật Đất đai về chuyển mục đích sử dụng đất, Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Do vậy, khi muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất vườn đó, gia đình bạn phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng đất và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. (Điều 57)
Như vậy để biết được mảnh đất trồng cây đó có thể chuyển mục đích sử dụng đất được hay không bạn phải có đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất thì Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và được xác định trên các căn cứ sau:
1. Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.
2. Mục đích sử dụng đất.
Về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại điều 5 Nghị định này, trong đó Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Một mảnh đất của gia tộc, trong gia tộc có 6 chi cháu chắt. Người đứng tên mảnh đất mất không để lại di chúc.
" alt=""/>Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm đã có nhà sang đất ở