Cũng theo VINASA, đơn vị tiến hành bình chọn Top 50 Doanh nghiệp CNTT Việt thường niên thì tổng số nhân lực của 50 doanh nghiệp hàng đầu 2016 lên tới hơn 30.000 người, chiếm 19% tổng nhân lực toàn ngành. Trong số đó, 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BPO/ITO/KPO; 26 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Phần mềm, Giải pháp và Dịch vụ CNTT; 4 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Nội dung số, Giải pháp và Ứng dụng cho Mobile được bình chọn.
![]() |
Lễ trao giấy chứng nhận 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN 2016 sẽ được trao tối 26/10 nhân sự kiện Japan ICT Day 2016. Ảnh: T.H |
Được triển khai từ tháng 8/2016, chương trình “50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016” đã nhận được gần 100 đề cử. Sau 2 tháng nhận hồ sơ, Ban tổ chức đã tiến hành đánh giá hồ sơ và thẩm định thực tế tại các doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng, Hội đồng bình chọn đã chọn được 50 doanh nghiệp xuất sắc, thoả mãn cao nhất các tiêu chí đánh giá của chương trình về: công nghệ, chất lượng và quản lý, thị trường và khách hàng, doanh thu và nguồn nhân lực để trao Chứng nhận.
Dựa trên tổng doanh thu và số lượng nhân lực, đứng đầu lĩnh vực là: BPO/ITO và KPO là Công ty Phần mềm FPT; Dẫn đầu lĩnh vực Phần mềm, Giải pháp và Dịch vụ CNTT là Công ty Hệ thống thông tin FPT. Lĩnh vực Nội dung số, Giải pháp và Ứng dụng cho Mobile có đại diện đứng đầu danh sách là Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số. Riêng 3 doanh nghiệp này có doanh thu đạt 492 triệu USD, chiếm gần 17% tổng số doanh thu và 8% tổng số nhân lực toàn ngành. Ngoài ra, Top 50 năm nay có nhiều doanh nghiệp được lựa chọn trong 3 năm liên tục, điển hình như: DIGI-TEXX Việt Nam, FPT Software, Fujinet, KMS Technology, TMA Solutions, MK Smart, Tinh Vân Group…
VINASA cho biết, Top 50 sẽ được giới thiệu cụ thể trong ấn phẩm "50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt nam 2016", thể hiện bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Nhật cũng như trên website của chương trình. Ấn phẩm sẽ được phát hành tới các đối tác, cơ quan, doanh nghiệp lớn trong nước cũng như các khách hàng, đối tác tiềm năng tại 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua các chương trình xúc tiến thương mại.
Lễ trao giấy chứng nhận cho 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016 sẽ được tổ chức vào tối ngày 26/10/2016 tại Hà Nội nhân sự kiện Ngày CNTT Nhật Bản 2016 (Japan ICT Day 2016).
T.C
" alt=""/>Công bố Top 50 Doanh nghiệp CNTT Việt 2016Hình ảnh tổng hợp từ các nguồn khác nhau cho thấy chính xác nơi ngập và mức độ thiệt hại khi có thiên tai, trong đó, nguồn từ mạng xã hội (phải, cuối) là những hình ảnh chi tiết nhất - Ảnh: IJRS
Nhưng làm sao để kế hoạch trơn tru khi hình ảnh vệ tinh và dữ liệu vốn chỉ gồm khu vực ảnh hưởng nặng nhất, hơn nữa, các công cụ này không phải lúc nào cũng chính xác và thuận tiện. “Hình ảnh vệ tinh công khai có sẵn cho một địa điểm không phải lúc nào cũng xuất hiện vào đúng lúc. Đôi khi nó phải mất vài ngày trước khi hiển thị”, Elena Sava, sinh viên tốt nghiệp ngành địa lý thuộc Penn State cho biết.
Bằng cách theo vết các tweet về cơn lũ của cư dân mạng, các cơ quan phản ứng có thể biết và tiếp cận nơi cần sự trợ giúp nhanh hơn bao giờ hết - Ảnh: Twitter.
Sau khi xem xét trận lũ Colorado, báo cáo công bố trên tạp chí Viễn thám quốc tế chỉ ra vai trò của mạng xã hội trong quá trình thông tin này. Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu “tập trung vào việc xác định dữ liệu trong dòng dữ liệu phi truyền thống”.
Guido Cervone, Phó Giáo sư về địa lý và Phó Giám đốc Viện phần mềm quan sát khoa học CyberScience của Penn State (Mỹ),chia sẻ: “Chúng tôi muốn xem liệu phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp lấp đầy các khoảng trống dữ liệu vệ tinh hay không”.
Từ đó, họ đã chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu mạng xã hội trong công tác xác định và ước đoán thiệt hại cũng như địa điểm cần trợ giúp khi thiên tai xảy ra. Elena Sava nói thêm: “Bằng cách theo dõi các tweet và đăng tải trên mạng xã hội khác, có thể xác định khu vực cần giúp đỡ nhanh hơn bao giờ hết”.
Khi có “biến”, vệ tinh thương mại được dùng thu thập hình ảnh độ nét cao nhằm xác định khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Phần tiếp theo của quá trình đòi hỏi đánh giá thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Nó được thực hiện bằng cách kết hợp hình ảnh với các dữ liệu thu từ phương tiện truyền thông như Twitter và Flickr cũng như bất kỳ dữ liệu bổ sung nào.
Cụ thể, bằng cách kiểm tra Twitter, các nhà nghiên cứu tìm được 150.000 tweet từ người bị ảnh hưởng lũ lụt. Một chương trình tên CarbonScanner được dùng để xác định điểm nóng và các từ khóa dùng trên tweet liên quan đến thảm họa. Ngoài ra, vệ tinh thu 22.000 hình ảnh từ Flickr, Air Patrol dân sự, phương tiện bay không người lái và nguồn khác cho các nhà nghiên cứu thấy chính xác nơi ngập.
Để giải cứu thành công, cơ quan phản ứng cần thông tin về thảm họa đúng thời gian nó đang diễn ra và mạng xã hội cho biết điều đó. Mặt khác, nếu phân tích dữ liệu Flickr và Twitter sẽ thấy dấu hiệu nhiều nơi bị ngập hơn là chỉ nhìn vào ảnh vệ tinh.
Trên Twitter, mọi người cũng miêu tả tình thế như kiểu “đường biến thành sông rồi này” hay việc họ đã không về nhà được vì ngập nước như thế nào. Những đăng tải này là chỉ số góp phần tính toán chính xác tác động thiên tai.
Bên cạnh đó, như Guido Cervone nói: “FEMA, Hội Chữ thập đỏ và các cơ quan phản ứng khác sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hiện nay để phổ biến thông tin liên quan đến công chúng. Chúng tôi thấy ở đây tiềm năng dùng dữ liệu mạng xã hội từ thành viên cộng đồng giúp xác định các điểm nóng cần viện trợ đặc biệt khi nó kết hợp với hình ảnh viễn thám của khu vực”.
Nhóm nghiên cứu hiện đang tiếp tục tiến hành chỉnh các thuật toán và đánh giá các nền tảng truyền thông xã hội khác như Facebook, Instagram để cung cấp dữ liệu hữu ích cho lực lượng phản ứng khấn cấp.
" alt=""/>Mạng xã hội giúp báo tin bão chính xác hơn dự báo truyền thống