Trong thời gian chờ tìm công việc mới, chị Hoàng Thị Nga, ở xã Đồng Lợi (Triệu Sơn) đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa (thuộc Sở LĐTB&XH) làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tại đây, chị được nhân viên trung tâm hướng dẫn cách lập tài khoản và thực hiện các bước đăng nhập, nộp hồ sơ, thủ tục trên Cổng dịch vụ công quốc gia (CDVCQG). Chỉ mất khoảng 8 phút, chị đã thực hiện xong việc nộp hồ sơ.
“Đến nay, tôi đã nhận được trợ cấp thất nghiệp đầy đủ qua tài khoản ngân hàng. Mọi việc hết sức thuận lợi, từ khâu nộp hồ sơ cho đến hoàn tất thủ tục và nhận tiền, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian”, chị Nga chia sẻ.
Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tiếp nhận trực tuyến hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trên CDVCQG.
Đồng thời, tích cực triển khai CĐS trong nhiều hoạt động, quy trình như: bước đầu số hóa hồ sơ lưu trữ; nâng cấp website chạy trên nền tảng IOS, Android để người dân dễ dàng xem, sử dụng trên điện thoại di động; đưa vào hoạt động tổng đài Zalo OA với bot chat trả lời, gửi tin nhắn tự động tới người lao động, doanh nghiệp; khai thác tối đa tiện ích các mạng xã hội trong tư vấn, giới thiệu việc làm...
Đặc biệt, phần mềm cập nhật dữ liệu “Việc tìm người - Người tìm việc” được triển khai từ tháng 5/2023, trở thành một trong những công cụ hữu ích, phục vụ có hiệu quả cho việc kết nối cung cầu lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Xác định CĐS là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng và phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chủ trương, lộ trình CĐS của tỉnh, bên cạnh việc chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh việc tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên CDVCQG theo quy trình, Sở LĐTB&XH đã ban hành các kế hoạch, chương trình cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và CĐS toàn diện.
Tính đến hết tháng 9/2024, trên trang thông tin điện tử Sở LĐTB&XH đã đăng tải gần 200 bài, tin và các hình ảnh tuyên truyền các sự kiện nổi bật của tỉnh, của ngành, của Sở và các đơn vị trực thuộc, thu hút được 1.014.148 lượt người theo dõi.
Bên cạnh đó, Sở LĐTB&XH đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố triển khai đối sánh, làm sạch, đồng bộ dữ liệu các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đặc biệt, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đã được kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị như: hoàn thành kết nối chính thức giữa cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến và cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội.
Theo đó, đã chuẩn hóa, làm sạch và cập nhật thông tin dữ liệu trẻ em đạt tỷ lệ 99,36%; đối tượng bảo trợ xã hội đạt 100%... Đến nay, đã có trên 330.000 hồ sơ người có công (đạt 100%) được số hóa phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin và giải quyết các chế độ, chính sách ưu đãi người có công được thuận tiện, dễ dàng so với trích lục hồ sơ giấy...
Song song với các hoạt động trên, Sở LĐTB&XH tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên cổng dịch vụ công của tỉnh và CDVCQG.
Theo đó, từ ngày 10/11/2023 đến ngày 9/9/2024, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm, đã tiếp nhận 182.863 hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC.
Kết quả, số hồ sơ đã giải quyết 181.150 hồ sơ (trong đó số hồ sơ giải quyết trước hạn 2.411 hồ sơ; số hồ sơ giải quyết đúng hạn 178.739 hồ sơ); số hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 1.713 hồ sơ.
Thực hiện tốt các quy định về công khai kết quả giải quyết TTHC (100% kết quả giải quyết TTHC được công khai trên trang thông tin điện tử của Sở LĐTB&XH), công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC để nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bà Lê Thị Hằng, Chánh Văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh, chia sẻ: Để người dân ngày càng được tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi nhất và thúc đẩy CĐS trong lĩnh vực an sinh xã hội đạt hiệu quả cao, thời gian tới, Sở LĐTB&XH tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của CĐS.
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, kiện toàn các đơn vị, bộ phận, đội ngũ phụ trách CNTT; tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CĐS, kỹ năng số gắn với cải cách hành chính, công vụ.
Đồng thời, tăng cường tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trên CDVCQG; thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất về an toàn, an ninh mạng để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.
Theo TRẦN HẰNG(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần bảo đảm an sinh xã hộiKuddus Munsi kể, ông được gửi đến sống cùng người bác khi mới 10 tuổi. Nhưng ông đã mất liên lạc với gia đình sau khi bỏ nhà ra đi, và được hai chị em trong một gia đình nhận nuôi.
Hồi tháng 4/2021, một doanh nhân đã đăng tải video của ông Kuddus Munsi lên mạng xã hội Facebook nhằm kêu gọi giúp đỡ ông tìm kiếm cha mẹ. Tất cả những gì ông này còn nhớ chỉ có tên cha mẹ, cũng như ngôi làng ông từng sinh sống.
![]() |
Ông Kuddus Munsi và mẹ. Ảnh: Washingtonnewsday |
Một người họ hàng xa trong làng sau khi nhìn thấy bài đăng đã liên lạc và nói với ông Kuddus Munsi rằng mẹ của ông, cụ Mongola Nessa, vẫn còn sống.
Cuối tuần trước, ông Kuddus Munsi đã đi khoảng 350km từ thành phố Rajshahi đến Brahmanbaria để gặp lại mẹ và em của ông. Cụ Nessa đã nhận ra ông nhờ một vết sẹo trên tay.
“Mẹ tôi đã quá già và bà không thể nói rõ ràng. Bà khóc sau khi nhìn thấy tôi và nắm lấy tay tôi. Tôi nói với mẹ rằng tôi đã trở về, và từ giờ bà ấy không phải lo lắng về bất cứ điều gì”, ông Kuddus Munsi nói.
“Họ đã nắm lấy tay nhau và khóc rất lâu khi được đoàn tụ. Hàng trăm người dân làng tới chứng kiến cảnh đó cũng đổ lệ”, anh Shafiqul Islam, cháu của ông Kuddus Munsi, nói.
Tuấn Trần
Sau hơn ba thập niên tìm kiếm và gần như đã từ bỏ hy vọng được gặp lại con, bà Lý Tĩnh Chi đã được đoàn tụ với con trai Mao Dần.
" alt=""/>Mẹ con đoàn tụ sau 70 năm ly tánPhần thưởng nhận được là một tờ giấy
Cũng rơi vào tình huống tương tự, một phụ huynh có con học lớp 5 kể, con chị cũng lên quận nhận phần thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm 2018-2019. Tuy nhiên, phần thưởng nhận về lại chỉ là một tờ giấy màu.
“Ngay sau đó tôi đã gọi điện thoại cho cô giáo chủ nhiệm của con. Cô nói có thể do nhiều học sinh quá, trong khi thời gian chuẩn bị không nhiều nên Phòng GD-ĐT bắt buộc phải làm thế. Phần thưởng thật sẽ được chuyển về trường, còn phần thưởng nhận trên quận chỉ mang tính… hình thức”.
Vị phụ huynh cho biết, bản thân chị cũng thấy điều này rất “kỳ lạ”.
“Hôm về con nói cảm thấy buồn và hụt hẫng. Nhưng mình cũng chỉ biết động viên con”, chị chia sẻ.
Còn phụ huynh có con học ở trường THCS đã hỏi cô giáo chủ nhiệm của con; khi cô hỏi một đại diện của ban tổ chức buổi trao tặng thì được trả lời rằng đó là phần thưởng tượng trưng, tiền thưởng các trường sẽ tới phòng tài chính để nhận và trao. Phòng GD-ĐT có nói sẽ chuyển 300.000 đồng cho cháu.
Các phụ huynh cho biết, điều họ quan tâm không phải là giá trị vật chất của phần thưởng, mà quan trọng là tinh thần của trẻ em. Đáng suy nghĩ hơn cả là khi phản ánh điều này với cán bộ có trách nhiệm, thì phản hồi mà họ nhận được là thái độ khó chịu không đáng có của người làm giáo dục.
Phụ huynh trong câu chuyện trên nói rằng, khi chị phản ánh thông tin tới báo chí thì nhận được cuộc gọi xưng là đại dện của Phòng GD-ĐT "mong chị thông cảm". Lý do kinh phí khen thưởng có hạn nên phòng chỉ ưu tiên quà cho những cháu đi thi cấp thành phố đoạt giải, còn các cháu học sinh đạt danh hiệu cấp trường thì chỉ có giấy khen.
"Thử đặt mình vào vai của các cháu để hiểu trẻ con thất vọng như thế nào sau khi háo hức? Các cháu sẽ nghĩ gì về hành xử của người lớn?" - chị nói.
Thúy Nga
- Ngay sau phản ánh của phụ huynh về việc Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy khen thưởng học sinh là… một tờ giấy, đại diện Phòng đã gửi thư xin lỗi tới các phụ huynh và học sinh.
" alt=""/>Học sinh giỏi hụt hẫng vì phần thưởng… rỗng ruột