Đó cũng là thực trạng chung của nhiều bệnh viện trên địa bàn TPHCM, dù việc triển khai bệnh án điện tử đã được khởi động từ lâu.
Nơi e dè, chỗ chịu thiệt
BSCK2 Bùi Nguyễn Thành Long - Phó trưởng Phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế TPHCM cho biết, đã có 44/55 bệnh viện tại thành phố xây dựng kế hoạch triển khai bệnh án điện tử EMR (đạt 80%).
Tuy nhiên, chỉ có 4 đơn vị được Bộ Y tế thẩm định, trong đó 2 cơ sở đã công bố là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Nhi đồng thành phố. Có đến 51 bệnh viện chưa đủ điều kiện thẩm định bệnh án điện tử, chiếm tỷ lệ 92,7%.
Theo ông Long, khó khăn lớn nhất là nhân sự công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu về xây dựng và quản trị hệ thống, cũng như phát triển ứng dụng cho đơn vị. Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân sự còn nhiều hạn chế.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương triển khai bệnh án điện tử từ ngày 1/1/2024, nhưng chỉ mới thời gian ngắn áp dụng, nơi đây đã liên tục gặp khó khăn trong công tác vận hành và xử lý dữ liệu thông tin với các bên liên quan.
Bác sĩ Võ Đức Chiến - Giám đốc bệnh viện cho hay, khi triển khai đã mắc kẹt ở hệ thống PACS (chẩn đoán hình ảnh và lưu trữ trên hệ thống phần mềm), vì Bộ Y tế chưa có đơn giá thanh toán. Trong khi PACS là cốt lõi của bệnh án điện tử.
Điều này khiến những nơi chưa triển khai bệnh án điện tử thì e dè, còn các bệnh viện tiên phong thì thiệt thòi khi bảo hiểm xã hội không thanh toán các chi phí liên quan đến PACS.
Bên cạnh đó, bệnh án điện tử chưa được cơ quan công an, bảo hiểm xã hội coi là một hồ sơ pháp lý, nên khi cần các thủ tục hồ sơ, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương vẫn phải làm bệnh án giấy, ký và đóng dấu.
Chi phí đầu tư lớn
Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó giám đốc Trung tâm thông tin y tế quốc gia, hệ thống bệnh án điện tử cần được triển khai trên nền tảng công nghệ hiện đại, tích hợp các hệ thống quản lý y tế như hồ sơ bệnh án, quản lý bệnh nhân, kê đơn thuốc, chữ ký số và phần mềm bổ trợ.
Bệnh án điện tử cũng được yêu cầu liên thông với các phần mềm như bảo hiểm y tế và có tính năng chia sẻ dữ liệu.
Trung bình mức đầu tư để một bệnh viện tuyến tỉnh (300-500 giường) triển khai bệnh án điện tử là từ 10 tỷ đồng trở lên. Với các bệnh viện hạng đặc biệt như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, số tiền này lớn hơn rất nhiều.
Do chi phí đầu tư lớn nên nhiều đơn vị đã lập đề án nhưng không có kinh phí, không triển khai đồng bộ mà chỉ làm từng phần.
Trước thực trạng này, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề xuất xây dựng một khung bệnh án điện tử dùng chung cho các bệnh viện. Từ khung này, mỗi đơn vị có thể tùy chỉnh dựa vào một số yếu tố đặc thù như quy mô, số giường bệnh… Điều này cũng đảm bảo sự liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế trong công tác khám chữa bệnh.
" alt=""/>Điểm nghẽn không ngờ khiến bệnh nhân vẫn cầm giấy tờ ngược xuôi trong bệnh việnSữa
Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin, chất dinh dưỡng, protein và là nguồn cung cấp phốt pho, kali tự nhiên. Một cốc (240ml) sữa nguyên chất cung cấp 205mg phốt pho và 322mg kali.
Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể gây bất lợi cho xương của những người mắc bệnh thận.
Điều này nghe có vẻ lạ vì sữa và các sản phẩm từ sữa thường được khuyên dùng để xương và cơ chắc khỏe. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, hấp thụ quá nhiều phốt pho sẽ gây tích tụ phốt pho trong máu, kéo canxi ra khỏi xương. Khi đó, xương mỏng, yếu dần theo thời gian và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Muối
Những người có nguy cơ mắc bệnh thận hoặc suy thận không nên ăn quá mức khuyến nghị 6g muối mỗi ngày.
Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm thay đổi sự cân bằng natri - kali trong cơ thể, khiến thận bị suy giảm chức năng, huyết áp tăng cao.
Ngoài ra, ăn nhiều muối đã được chứng minh làm tăng lượng protein trong nước tiểu. Đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến suy giảm chức năng thận. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lượng muối ăn vào cao có thể làm gia tăng tình trạng bệnh ở những người đã bị các vấn đề về thận.
Đường
Tăng lượng đường hấp thụ có thể gây nguy hiểm cho thận. Khi lượng đường trong máu vượt quá 180mg/dl, thận bắt đầu bài tiết đường qua nước tiểu. Lượng đường trong máu càng cao, áp lực lên thận càng lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến thận của bệnh nhân tiểu đường suy yếu nhanh chóng.
Người bệnh thận và tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây và các loại nước có đường khác, chẳng hạn như soda. Những đồ uống này có xu hướng chứa nhiều đường bổ sung, làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm khác có nhiều đường bổ sung bao gồm bánh nướng, kẹo, bánh quy và bánh rán.
Lượng đường trong máu cao kéo dài còn có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Cam và nước cam
Theo Healthline, mặc dù cam và nước cam cung cấp hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể nhưng cũng chứa nhiều kali. Một quả cam lớn (184g) cung cấp 333mg kali. Có 458mg kali trong 1 cốc (240ml) nước cam.
Nếu cơ thể có quá nhiều kali sẽ không tốt cho thận. Bởi vậy, những người có bất ổn ở thận cần hạn chế các thực phẩm chứa lượng kali cao.
Nho, táo và các loại nước ép tương ứng là các thay thế tốt vì hàm lượng kali thấp hơn.
Do vậy chúng tôi vẫn khuyến khích bệnh nhân sử dụng huyết áp kế điện tử, tự đo (đo tốt nhất lúc sáng sớm mới ngủ dậy, chưa vận động hoặc khi cảm thấy cần phải kiểm tra huyết áp), tự đánh giá, như vậy sẽ loại bỏ được các yếu tố nhiễu trên. Tuy nhiên với điều kiện là phải chọn được loại huyết áp kế chuẩn, và nên thường xuyên mang đến bác sĩ để so sánh đối chiếu xem có chính xác hay không.