Christian Liden và viên đá quý anh dốc công tìm được. Ảnh: Công viên tiểu bang Arkansas.
Năm 2018, đồng nghiệp của Liden tiết lộ với chàng trai về công viên tiểu bang Arkansas Crater of Diamonds - nơi duy nhất trên thế giới mà khách du lịch có thể tự do đào tìm kim cương và đem về.
“Đó là khi tôi thực sự bắt đầu lên kế hoạch cho một chuyến đi thực địa để tìm kiếm kim cương”, anh kể lại. Thời điểm đó, Liden đã hẹn hò với bạn gái Desirae được 2 năm và tin chắc rằng chiếc nhẫn cầu hôn độc đáo này sẽ thuộc về cô ấy.
Liden xem video của những người thành công trong việc tìm kiếm đá quý tại công viên và cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Josh, người bạn biết về ước mơ của Liden từ thuở nhỏ, quyết định cùng anh tham gia chuyến phiêu lưu này.
Theo kế hoạch của đôi bạn, Liden chế tạo thiết bị khai thác trong lúc bạn gái đi làm để giữ bí mật. Mãi đến năm 2021, họ mới bắt đầu khởi hành.
“Desirae biết rằng tôi đi du lịch bụi với bạn nhưng không rõ mục đích thực sự của chúng tôi. Tôi chỉ nói với cô ấy rằng chúng tôi sẽ thăm một số công viên tiểu bang và vườn quốc gia”, Liden nói với CNN.
Anh dự định sẽ cầu hôn bạn gái ngay khi anh trở về.
![]() |
Viên kim cương vàng (phải) mà Liden tìm được. Ảnh: Công viên tiểu bang Arkansas. |
Ngày 1/5, bộ đôi Liden và Josh bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình và dừng chân ở bang Montana để khai thác đá ngọc bích, đề phòng trường hợp họ trắng tay ở công viên bang Arkansas.
Sau lần đào đá quý đầu tiên thành công và dành một ngày ở Yellowstone, cả hai tới Arkansas vào ngày 7/5 với hy vọng mò kim đáy bể.
Hai ngày tiếp theo, họ không đào được gì. Tới ngày thứ 3, họ quyết định thử một cách tiếp cận khác: chỉ đào trên bề mặt sỏi.
Mãi đến cuối ngày, điều kỳ diệu xảy ra với hai chàng trai. Liden tìm thấy một viên kim cương màu vàng nặng hơn 2 carat.
“Tôi run hết cả người vì quá bất ngờ. Tôi lập tức vẫy gọi cậu bạn của mình tới và chứng kiến nó”.
Liden cho biết anh sốc tới mức phải để Josh tự tay lấy đá quý khỏi xẻng và cho vào túi ziplock vì sợ Liden làm rơi nó.
“Tôi chưa từng nghĩ đến thứ gì như vậy. Tôi chỉ hy vọng tìm được một viên kim cương nhỏ để có thể chế tác thành nhẫn và khoe với vị hôn thê rằng ‘anh đã khai thác nó đấy’”.
![]() |
Ước mơ thuở ấu thơ của Liden đã trở thành hiện thực. Ảnh: Christian Liden. |
Liden và Josh lập tức tới trung tâm thông tin ở công viên để báo cáo thứ họ tìm được. Các nhân viên ở đây đã xác nhận viên đá quý đúng là kim cương vàng và kích thước 2,2 carat.
Ngoài ra, đây còn là viên đá quý lớn nhất được tìm thấy tại đây kể từ tháng 10/2020, khi một du khách phát hiện một viên kim cương màu vàng nặng 4,49 carat, theo bản tin từ công viên Crater of Diamonds.
“Viên kim cương của Liden có màu vàng nhạt, hình tam giác và ánh kim loại lấp lánh. Giống hầu hết viên kim cương được đào từ công viên, viên đá quý này chứa một số tạp chất khiến nó lại càng độc đáo, có một không hai”, Dru Edmonds, trợ lý giám định đá quý, cho biết.
Một ngày sau khi Liden trở về, anh rủ bạn gái đi dạo trong rừng và hái nấm. Tại đây, anh đã rút viên kim cương mình đào được và câu hôn cô ấy. Desirae lập tức đồng ý.
Hiện cả hai đang tìm người thiết kế và chế tạo nhẫn đính hôn từ viên đá quý thô sơ này. Liden cho biết anh và hôn thê không vội.
“Tất cả đều đang diễn ra tốt đẹp”, Liden cười nói.
Theo Zing
Sau 1 năm quen nhau, chàng trai người Anh quyết định cầu hôn Diệu Trâm, hi vọng bù đắp những tổn thương quá khứ cô từng gánh chịu.
" alt=""/>Đi xuyên nước Mỹ để đào kim cương cầu hôn bạn gáiTrường hợp 1 :
Khi trẻ không chịu uống sữa.
Bạn thường hay nói:
- Tại sao con lại không uống sữa?
- Sữa rất tốt, sữa giúp con… tại sao lại không uống nhỉ?
- Con lại không uống sữa à?
- Con không uống sữa mẹ sẽ không yêu, không cho chơi... đâu!
- Con uống sữa đi rồi mẹ cho chơi… !
Bạn thấy đấy, bạn muốn con uống sữa, nhưng trong lời nói của bạn, lại đa phần nhắc đến cụm từ không uống sữa. Hoặc là sự trao đổi: uống sữa thì mới được chơi.
Bạn có thể nói:
- Uầy, ly sữa này con nhiều bạn sữa nè, con cho các bạn ấy vào bụng nhen!
- Con và mẹ mình cùng thi xem ai uống hết nè!
- Con hãy làm râu giống ông đi! (khi trẻ uống bằng cốc sẽ để lại vành trắng quanh miệng, bạn có thể tận dụng điều này để khuyến khích trẻ).
- Ôi cái cốc này có bạn gì in ở đáy ấy, nhưng uống hết mới thấy được bạn ấy (dùng trong trường hợp đúng là ở đáy cốc có in hình thôi nha).
- Bạn bụng có kêu ừng ực chưa, mẹ nghe xem nào (ghé tai nghe ở bụng con). Chắc bạn ấy đang không có ai chơi, bạn ấy nhớ bạn sữa rồi, con cho 2 bạn ấy gặp nhau nhen, để tẹo mẹ nghe lại xem 2 bạn ấy chơi với nhau vui không.
Trường hợp 2:
Khi trẻ không chịu đi xuống cầu thang 1 mình, không chịu đi vệ sinh 1 mình.
Bạn có thể sẽ nói:
- Lớn rồi, có gì đâu mà không chịu đi 1 mình.
- Lớn rồi mà sao nhát gan vậy.
- Lớn rồi con phải tự làm đi!
Ở đây, điều bạn muốn là con đi xuống cầu thang lấy đồ, vậy nên đừng nhấn mạnh việc một mình. Càng nhấn mạnh, trẻ sẽ càng cảm thấy "một mình" giống với việc gì đấy quá đặc biệt, bé sẽ thấy "một mình" không phải là tự nguyện nữa, mà là bị bắt phải làm. Và lúc đấy trong đầu trẻ chỉ luẩn quẩn suy nghĩ "mình đang một mình", "mình đang không có ai bên cạnh" thay vì trẻ nghĩ đến việc "mình đang muốn lấy gì ở phòng bên kia/ở dưới cầu thang".
Bạn thấy đấy, sự sợ hãi, sự bất an, sự ép buộc, sự miễn cưỡng hành động, và cả cảm giác bỏ rơi khiến trẻ lo âu nhiều hơn, bất an nhiều hơn là sự tự giác, tự lập. Về lâu dài, điều này rõ ràng là không có lợi cho trẻ.
Ở trường hợp này, điều đầu tiên bạn cần ghi nhận hành vi sợ bóng tối của trẻ, sợ sự một mình của trẻ. Bạn thử liệt kê các nguyên nhân, việc liệt kê này giúp bạn hiểu lý do xuất phát của hành vi của con, từ đó điều chỉnh cho đúng.
Khi bạn muốn trẻ không làm điều gì, đừng nhấn mạnh và biến những điều đấy trở nên nghiêm trọng, khác thường.
Bạn có thể giúp trẻ tự tin vào bản thân, vượt qua nỗi sợ bằng cách:
- Hãy giúp con cảm nhận sự thành công khi tự làm một việc gì đó, dù là nhỏ:
Khi con muốn mẹ đi cùng qua phòng bên cạnh lấy đồ chơi mà không chịu đi một mình. Hãy hiểu con đang cảm thấy sợ một mình, không thấy an toàn, và con cần bạn. Hãy nắm tay con, đi cùng con kèm lời nói "Hai mẹ con mình cùng đi lấy đồ chơi nha".
Khi đến phòng bên cạnh, hãy thật tự nhiên và nói với trẻ "Mẹ đứng ở cửa chờ con nè, con chạy vào lấy nha" (trẻ vẫn nhìn thấy mẹ khi tiến vào phòng lấy đồ chơi). Khi trẻ lấy được đồ chơi hãy ôm và khen con "Chà, con tự lấy đồ chơi giỏi quá nè" (khen đúng vào hành vi chứ không chỉ khen suông là con giỏi quá…). Cứ thực hiện như vậy nhiều lần. Những lần sau bạn có thể dãn khoảng cách về mặt không gian để con quen dần.
- Luôn nói rõ với con về mọi điều để trẻ được chuẩn bị trước
Bạn hãy thông báo về sự vắng mặt tạm thời của bạn cho con. Bằng cách khi bạn cần xuống cầu thang lấy 1 món đồ, hãy đưa ra thông báo với trẻ "Con có muốn ăn trái cây cùng mẹ không? Để mẹ xuống cầu thang lấy nhen? Con có muốn đi cùng mẹ không?" Nếu trẻ muốn đi, thì hãy đi cùng trẻ, nếu trẻ không muốn đi, bạn đi 1 mình và lúc quay lại nhớ thông báo rằng "Mẹ đã lấy xong rồi đây".
Việc thông báo này giúp trẻ không cảm thấy đột ngột bị bỏ lại một mình, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng, đồng thời trẻ hiểu thêm về sự vắng mặt tạm thời của mẹ. Nhiều em bé có những ký ức hoảng sợ với những lần mẹ thấy trẻ mải chơi thì lén bỏ đi, mong bố mẹ hiểu, cảm giác bị bỏ lại một mình rất là kinh khủng với bất kỳ ai.
- Ngưng đe dọa:
Đừng bao giờ dọa nạt con bằng việc "mẹ sẽ để con 1 mình"; "mẹ sẽ nhốt con ở phòng kia/góc kia"; "mẹ sẽ tắt đèn"….Chính sự đe dọa này khiến trẻ xem rằng việc "một mình", và "bóng tối", và "phòng kia, góc kia" là một sự trừng phạt thay vì xem đó là bình thường. Sự sợ hãi và sự bất an, lo lắng sẽ làm trẻ mất đi tính tự tin vào bản thân.
- Đừng tiếc sự khen ngợi, khuyến khích, động viên trẻ:
Lời khen sẽ có hiệu quả tăng lên nhiều lần khi khen vào hành vi đúng mà con thực hiện, thay vì lời khen chung chung. Nếu con muốn bạn đi cùng con, thì hãy khen "cảm ơn con vì đã tin tưởng và nhờ mẹ đi cùng nhen" thay vì "thôi con lớn rồi, con tự đi đi". Dành cho trẻ những cái nhìn thừa nhận, ngồi ngang tầm mắt khi khen trẻ, một cái xoa đầu, một ánh mắt cười nhìn con, là một điều quá đỗi tuyệt vời với trẻ đó ạ.
- Đừng nhấn mạnh hành vi của con với con, và ở trước mặt con khi có nhiều người:
Bạn thể hiện cho con thấy rằng việc con sợ đi vệ sinh 1 mình, sợ đi qua phòng bên một mình là không bình thường. Bạn xem nặng chuyện đó, và lúc nào cũng nhấn mạnh, đề cập (nhất là trước mặt con; hoặc khi có nhiều người và con nghe thấy) thì rồi con sẽ thấy chuyện đi vệ sinh 1 mình, đi qua phòng bên một mình là chuyện gì đấy rất kinh khủng, lớn lao, ai không làm được là bất thường, là không dũng cảm, là nhát gan.
Nhấn mạnh hay nhắc nhiều, trẻ sẽ càng thấy mình đang không tốt, không đúng trong mắt bố mẹ và mọi người. Mong bố mẹ hiểu, mọi hành vi đều có lý do đằng sau. Và chúng sẽ mau chóng đi qua một cách tích cực hay không, tùy vào việc bố mẹ đón nhận và phản ứng với hành vi đó ra sao, như thế nào.
Theo Gia đình và Xã hội
Khi cha mẹ có thể thu hẹp khoảng cách với con cái, họ đã thực hiện một bước quan trọng để hướng tới giáo dục thành công.
" alt=""/>2 điều bố mẹ cần thay đổi nếu muốn 'điều khiển' được conBà Trần Thị Cúc (SN 1966), hiện đang ngụ tại quận 4, TP.HCM.
Bà Cúc thiệt tình chia sẻ: "Ban đầu cô có cho nó nuôi đâu! Biết là con nó đam mê rồi, nhưng mà nhà chật hẹp, không có chỗ. Đã vậy còn nuôi mấy con hung dữ không à. Cô nhằn dữ lắm đó, nhưng con nó đã quá đam mê quá rồi thì thôi mình cũng bấm bụng chịu chớ biết làm sao!".
Trong hộp đựng là trăn gấm (trăn mắc võng) và trăn đất đột biến sắc thể hypo, kích thước lớn nhất có thể đạt được là 6-7m.
"Cô sợ mấy con trăn, rắn dữ lắm! Hồi lúc nó đem con trăn về cô giận nó 2,3 ngày hỏng thèm nói chuyện luôn. Hồi đó con trăn có chút xíu thôi à, mà giờ nó bự chà bá vậy rồi đó. Mà cô coi trên mạng thấy nuôi nó lớn, nó mạnh nó quấn người thấy ghê lắm. Bởi vậy cô sợ dữ lắm!", bà Cúc nói tiếp.
Nói thì nói vậy, nhưng dần dà, bà Cúc cũng bị niềm đam mê to lớn của con trai làm cho xiêu lòng.
Nghe mẹ mình bày tỏ "bức xúc", anh Lê Ngọc Sơn (SN 1991), con trai của bà Cúc chỉ biết ngại ngùng cúi đầu cười. Anh hiểu những lo lắng của mẹ, nhưng tình yêu anh dành cho những con vật này đã quá lớn, muốn bỏ cũng không bỏ được.
Căn phòng nhỏ chứa đầy những con vật mà anh Sơn yêu thích.
Niềm đam mê này không phải chỉ mới có ngày một ngày hai, mà anh Sơn cảm nhận như anh bẩm sinh đã có tồn tại tình cảm đặc biệt này. Theo lời kể của anh, lúc nhỏ, cứ đến dịp lễ Tết, anh đều được ba dắt đi sở thú chơi.
Từ thời điểm đó đến tận bây giờ, anh đều rất thích vào sở thú, ngắm nhìn những động vật hoang dã. Đối với một người đàn ông đã 30 tuổi, sở thú vẫn là nơi vui nhất, thú vị nhất mà anh muốn đến chơi.
Kỳ đà hoa hay còn được gọi là kỳ đà nước của Việt Nam.
Hiện tại, đàn "thú cưng máu lạnh" của anh đã đến gần chục "bé" với đủ các loài như cá sấu, trăn, rùa, rồng nam mỹ, tắc kè, kỳ đà…
Công việc bận rộn, dường như ngày nào anh Sơn cũng phải tăng ca đến 10h đêm mới về đến nhà. Dù vậy, anh vẫn dành thời gian chơi đùa, vuốt ve các "tình yêu" của mình.
Rồng nam mỹ hay còn gọi là Red Iguana.
"Mỗi ngày mình đều đi làm rất nhiều. Về đến nhà khoảng 10h đêm, chưa kịp tắm rửa gì hết là phải lên cho các bé ăn, chơi với các bé. Vì đây là thú săn mồi, lại là động vật máu lạnh nên phải có thời gian vuốt ve, cưng nựng mới có thể từ từ thân thiết với nó được" - anh Sơn chia sẻ.
Không chỉ phải dành thời gian chăm sóc, kinh phí dùng để đầu tư vào thú chơi bò sát này cũng không hề rẻ. Những con vật xù xì, có hơi đáng sợ này có giá hàng triệu, thậm chí chục triệu mỗi "bé". Tuy chi phí thức ăn không đáng kể nhưng việc đầu tư chuồng trại phải tốn kém khá nhiều. Chỉ tính riêng chiếc đèn dùng để sưởi cho chú cá sấu nhỏ cũng đã hơn 1 triệu đồng.
Chiếc đèn dùng để sưởi cho chú cá sấu nhỏ có giá hơn 1 triệu đồng.
Trên tay anh Sơn chi chít các vết sẹo mà theo anh chia sẻ là do bị các "bé cưng" của mình thỉnh thoảng tấn công.
Điển hình là những cú "táp" của chú cá sấu xiêm mà anh Sơn cưng nhất. "Lúc mới đem về mình bị cắn một lần. Gần đây lại bị thêm lần nữa. Lúc đó nó đang bực bội, mình vệ sinh chuồng lấy dây xích lại nên nó khó chịu, lỡ đụng vô cái nó quay qua, nó phập luôn. Mà không sao hết, chỉ bị 1 2 lỗ ở tay thôi, có là gì đâu!", anh Sơn vừa vuốt ve con cá sấu vừa giải thích thay cho nó.
Anh Sơn cũng chia sẻ kinh nghiệm rằng những ai muốn nuôi những loài bò sát này thì nên nuôi từ lúc nhỏ, tốt nhất là lúc mới sinh. Đó là thời điểm con vật dễ gần, dễ làm quen nhất và dù có bị tấn công cũng không sao. Nhiều người lười chăm từ lúc nhỏ mà mua luôn con lớn. Sau khi mua về, con vật dữ quá, lại không quen với người nuôi nên hầu như không thể tiếp cận được.
Đối với anh Sơn, khi chấp nhận nuôi những loài vật này thì cũng phải biết việc bị thương là điều không thể tránh khỏi. Anh cảm thấy việc đó quá đỗi bình thường và chẳng có gì to tát. Chẳng qua chỉ là hơi đau rồi thôi.
Nhưng đối với mẹ anh, đây chính là điều khiến bà lo lắng, bất an nhất. Bà Cúc tâm sự: "Nhiều khi thấy con mình bị cá sấu cắn cô sợ lắm! Cô hay kêu nó, lúc ôm cá sấu thì lấy bao tay đeo vô đi, chứ lỡ bị cắn rồi chạy nọc là chết luôn!"
Giờ đây, bà Cúc đã thường giúp con trai chuẩn bị thức ăn cho các "bé cưng" nhưng chỉ để trước cửa chuồng chứ vẫn chưa dám tiếp xúc trực tiếp.
Dù vẫn hay cằn nhằn, ngăn cản con trai nhưng bà Cúc cũng hiểu được niềm đam mê của con mình. Biết con trai bận bịu công việc, bà thường xuyên chuẩn bị thức ăn cho từng con vật rồi để sẵn trước cửa lồng.
Hiện tại, dù đã quen và chấp nhận sở thích này của con trai nhưng lòng người mẹ vẫn cứ lăn tăn: "Cô mong nó dắt về cho cô đứa con dâu mà trông hoài không thấy, chỉ thấy dắt mấy con này về thôi. Giờ nó mê mấy con này quá, cô sợ nó khỏi vợ con gì luôn!".
Theo Dân Trí
Những con rắn có màu sắc sặc sỡ nhập khẩu về có giá từ 1 triệu đến hàng chục triệu đồng trở thành “thú cưng” được nhiều bạn trẻ mua chơi. Một ngành chăn nuôi, kinh doanh rắn làm thú cưng đã hình thành.
" alt=""/>Nỗi lòng của người mẹ khi con trai 'yêu sâu đậm' các loài bò sát