Còn vợ anh Y, vì mặc cảm tội lỗi khi ngoại tình nên đối xử với anh tốt hơn rất nhiều. Nếu như trước đây vợ anh rất lười thì hiện tại, mọi việc nhà cô đều giành làm hết, thậm chí còn không dám giận anh. Anh rất vui và tận hưởng sự thay đổi này.
"Loại cảm giác này thật tốt, tại sao phải từ chối một người giúp việc miễn phí lại tận tình? Vì không còn quá trẻ nên tôi không muốn tung ra chuyện ly hôn rồi chia tay, nếu chọn ly hôn thì vợ tôi nhất định sẽ ở bên nam đồng nghiệp kia.
Tôi không muốn thấy họ hạnh phúc, nếu họ vui vẻ hạnh phúc, tôi cảm thấy rất khó chịu, cảm thấy rằng những đau khổ, vất vả tôi phải chịu đựng trước đây sẽ vô nghĩa".
Người đàn ông này cũng thẳng thắn nói rằng, vợ anh vẫn không biết anh đã nhìn thấu tất cả, suốt 5 năm qua, cô vẫn coi anh như kẻ ngốc, cái gì cũng không biết.
Chính vì thế, mỗi lần nhìn vợ cố gắng nói dối quanh co, biện hộ cho chuyện ngoại tình, anh thấy rất buồn cười, chẳng khác nào đang xem diễn kịch.
Lý do phụ nữ ngoại tình không đơn giản như đàn ông nghĩ
Những cuộc điều tra bí mật đã chỉ ra rằng, có đến 85% nam và 81% nữ thú nhận đã ít nhất có một lần ngoại tình trong đời.
Những người đang có một gia đình hạnh phúc sẽ không thể tưởng tượng được rằng, thực tế số lượng ngoại tình ở cả nam và nữ vượt xa rất nhiều con số mà chúng ta vẫn nghĩ.
Những giả định cũ thường cho rằng đàn ông có nhiều khả năng ngoại tình hơn, điều đó ngày càng trở nên không còn đúng nữa.
"Theo truyền thống, người ta lập luận rằng, phụ nữ có nhiều khả năng lừa dối hơn nam giới vì họ không hài lòng với các mối quan hệ hiện có, trong khi nam giới có nhiều khả năng lừa dối hơn phụ nữ vì họ đang tìm kiếm sự thỏa mãn về tình dục hoặc tận dụng một cơ hội có sẵn" - Zhana Vrangalova, giáo sư về tình dục con người tại Đại học New York, Mỹ, cho biết.
"Đôi khi là lý do tự nhiên, có thể là cảm xúc. Nhưng dù chúng ta không muốn thừa nhận, thì vẫn có phụ nữ ngoại tình khi có cơ hội. Nhiều dữ liệu cho thấy phụ nữ sẽ ngoại tình với đồng nghiệp và nói rằng 'Tôi rất hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình. Nhưng tôi thấy có cơ hội thì tận dụng thôi'", Alicia M. Walker, phó giáo sư xã hội học tại ĐH bang Missouri, Mỹ, nói.
Hầu hết phụ nữ có mối quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân đều hiểu hành vi này tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng nhưng vẫn không thể dứt ra được. Mặt khác, họ thường không nhận ra hoặc cố tình phớt lờ sự thật rằng phản bội về tình cảm gây đau đớn cho mình tương đương với mức độ của bạn đời bị phụ bạc.
Lý do đàn ông ngoại tình thường là chạy theo mốt, ham của lạ… nhưng lý do phụ nữ ngoại tình lại không hề đơn giản như thế.
Một số phụ nữ thường tiếc nuối những giây phút bồi hồi, rung động khi mới yêu, trong lần hẹn đầu mà giờ đây không còn nữa. Họ bắt đầu muốn khám phá mối quan hệ mới để tìm lại cảm giác này. Họ nhận thấy người bạn đời của mình thật nhàm chán và mong muốn tìm kiếm các cung bậc cảm xúc cao hơn với một người nào đó.
Một số chị em ngại chia sẻ hoặc không mong đợi chồng làm cho mình thỏa mãn toàn bộ nhu cầu. Đặc biệt tuýp phụ nữ ích kỷ một khi cảm thấy người bạn đời không đáp ứng được mong muốn của mình, họ sẽ tìm đến những anh chàng khác.
Charlynn Ruan, một nhà tâm lý học lâm sàng và là người sáng lập của Thrive Psychology Group, cho biết: "Một trong những lý do chính khiến phụ nữ ngoại tình là để phá vỡ và kết thúc một mối quan hệ khiến họ cảm thấy bế tắc theo một cách nào đó.
Thường thì họ có một người chồng có vẻ như là một người tốt, nhưng kiểm soát, ngột ngạt hoặc không có cảm xúc. Và người phụ nữ tìm cách cứu vãn hôn nhân bằng phương pháp ngoại tình. Tiến sĩ Ruan cho biết thêm, điều này thường đi kèm với rất nhiều cảm giác tội lỗi.
Theo Sức khỏe và Đời sống
" alt=""/>Quyết không ly hôn người vợ phản bội vì 'không muốn thấy họ hạnh phúc'Chồng em là người gốc Nam Định, năm ngoái em đi thực tập ở đó thì hai đứa quen nhau. Sau thời gian tán tỉnh thì bọn em yêu xa, cứ cuối tuần là em lại về Nam Định để gặp mặt anh ấy, thỉnh thoảng thì anh ấy cũng lên Hà Nội tìm gặp em.
Một phần do công việc của anh ấy bận, một phần vì khi đã ở tuổi 24, em cũng muốn có một tình yêu chân thành, nghiêm túc, thế nên em luôn tâm niệm rằng chỉ cần mình cố gắng hết sức là sẽ có hạnh phúc, có sự trọn vẹn trong tình yêu.
Bọn em cứ yêu xa như vậy trong một năm thì hai bên gia đình có gặp mặt và đi đến quyết định kết hôn. Mặc dù bố mẹ em ban đầu không đồng ý cho em về Nam Định ở với anh, thậm chí bạn bè, đồng nghiệp, mọi người đều khuyên em ở lại Hà Nội, chẳng việc gì mà phải đi lấy chồng xa cho khổ. Nhưng bản thân em vẫn kiên quyết, sẵn sàng về tìm việc ở Nam Định để sống cùng anh.
Ngày bọn em kết hôn, mọi thứ diễn ra một cách bình thường như bao đám cưới, đám hỏi khác. Thế nhưng, cách đây được khoảng 1 tuần, em phát hiện ra chồng đã khiến cho người con gái khác có bầu, và đấy chính là cô bạn thân của anh.
Gia đình chồng em biết, bố mẹ chồng không những chẳng thèm trách móc con trai mà thậm chí còn bênh vực anh và muốn đưa người bạn của chồng về và đuổi em đi với lý do là cháu quan trọng hơn con dâu.
Suốt một tuần trời, em suy nghĩ và sống trong mệt mỏi, chồng cũng lạnh nhạt, bố mẹ chồng thì đay nghiến, thái độ ra mặt. Cho đến ngày hôm nay, em đã quyết định viết đơn ly dị, mặc dù bọn em mới chỉ cưới nhau chưa được một tháng. Nhưng em nghĩ mình đúng, người phụ nữ có lẽ thiệt thòi nhất chính là khi chọn nhầm chồng.
Tâm sự trên của một cô dâu trẻ mới chân ướt chân ráo về nhà chồng đăng trên một diễn đàn có hàng triệu người theo dõi và được đăng lại trên các hội nhóm mạng xã hội.
Nhiều người đọc xong câu chuyện đã cảm thấy rất thương cho cô ấy khi trái tim đặt nhầm chỗ, yêu sai và chọn lấy nhầm chồng, còn không suy tính, vì tình yêu mà chấp nhận rời bỏ nơi mình đang sinh sống để đến chung sống cùng anh ta, làm dâu nhà anh ta.
Đa phần cư dân mạng đồng ý với lựa chọn của cô gái, dù đau nhưng là việc cần thiết phải làm. Chọn sai thì chọn lại, dù sao cuộc hôn nhân mới chỉ bắt đầu có 2 tuần và hai người chưa có gì ràng buộc. Anh chồng là một người không xứng đáng, vừa kết hôn đã làm người khác - lại còn là bạn gái thân - có bầu, điều đó chứng tỏ mối quan hệ của họ chưa bao giờ chỉ là "bạn thân" và anh ta đã lừa dối chủ thớt ngay cả khi họ còn đang tìm hiểu. "Về Hà Nội làm lại từ đầu thôi em. Như một bước trượt chân vậy. Họ đều không xứng đáng, và ông trời có mắt cả", một người viết.
Các thành viên nhóm hội cũng chỉ trích thái độ của bố mẹ chồng cô gái, cho rằng họ cư xử không đáng mặt bậc làm cha mẹ và quá bênh con trai, bất công với con dâu. Song có người chỉ ra rằng: "Đa phần ba mẹ chồng có tỏ ra hài lòng với mình hay không đều do thái độ của chồng mình thôi. Ba mẹ chồng có đay nghiến hay muốn đuổi bạn cũng là do họ thấy chồng bạn muốn như vậy". Với chồng và bố mẹ chồng như vậy, cô gái không có gì phải hối tiếc.
Qua chuyện của cô gái, nhiều người tin rằng cô đơn đôi khi vẫn tốt hơn là yêu nhầm người. Việc cô gái chọn nhầm chồng khiến nhiều chị em cảnh giác nhắc nhở nhau: "Rút kinh nghiệm nhé, cưới cả năm rồi hẵng đi đăng ký kết hôn", "Chọn chồng là một chuyện, nhưng phải xem cả bố mẹ chồng thế nào", "Không có tình bạn khác giới đâu mọi người nhé!".
Theo Dân trí
Quá trình ly hôn phức tạp và chi phí đắt đỏ đã khiến nhiều người nghèo ở Mỹ bị giam cầm trong mối quan hệ độc hại.
" alt=""/>Cay đắng viết đơn ly dị chỉ 2 tuần sau ngày cướiRichard Sharp (59 tuổi, Anh) - người đã nghỉ hưu cách đây gần 10 năm - không cảm thấy mình bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt gần đây, nhưng ông lo ngại con cháu mình sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ bởi lạm phát.
Theo iNews, Sharp là một trong những người thuộc thế hệ "Baby Boomer" (sinh từ năm 1946 đến 1964, trong thời kỳ bùng nổ dân số của thế giới sau Thế chiến II) đang lựa chọn trao lại tài sản thừa kế sớm hơn cho con cháu, nhằm hỗ trợ người trẻ giữa bối cảnh khó khăn.
"Tôi có 5 cháu họ và tôi đã chuyển cho chúng một khoản tiền. Đối với những người trẻ, khoản tiền gửi tặng sẽ giúp họ bước gần hơn đến mục tiêu có nhà ở. Với một người cháu đã có nhà, số tiền ấy giúp nó mở rộng quy mô xây dựng", ông nói.
Chia tài sản thừa kế khi còn sống
Câu chuyện của Sharp không phải cá biệt. Các số liệu cho thấy nhiều người cùng thế hệ với ông đang tiến hành chuyển nhượng tài sản thừa kế sớm hơn.
Khảo sát "Great British Retirement Survey" của Interactive Investor cho thấy vào năm 2019, 27% người nghỉ hưu cho biết họ đã tặng tiền đặt cọc mua nhà cho con cái trưởng thành. Con số này tăng lần lượt lên 32% vào năm 2020 và 35% vào năm 2021.
Theo Rebecca O'Connor, người đứng đầu bộ phận lương hưu và tiết kiệm tại Interactive Investor, cuộc khảo sát năm 2022 (vẫn đang được hoàn thiện) cho thấy xu hướng này ngày càng phổ biến hơn.
"Bất chấp chi phí tăng cao, người lớn tuổi tặng nhiều tiền hơn cho con cháu trưởng thành trong năm nay. Thời điểm cần thiết nhất thường là lúc khi họ cần mua một ngôi nhà cho riêng mình", bà O'Connor nói.
Quyền sở hữu nhà là gốc rễ của hố sâu trong an ninh tài chính giữa những người thuộc thế hệ Baby Boomer với các thế hệ sau họ.
Nhiều chủ sở hữu bất động sản lớn tuổi đang chọn bán nhà và chọn tiền thu được hoặc sử dụng các biện pháp cho phép họ thế chấp tài sản để giải ngân tiền mặt. Theo số liệu của Hội đồng Phát hành Cổ phiếu, mức tài sản kỷ lục 4,8 tỷ bảng Anh đã được khách hàng tiếp cận vào năm 2021, tăng 24,8% vào năm 2020.
Sharp nói rằng: "Giải phóng vốn chủ sở hữu có ý nghĩa, vì tôi còn độc thân và thuế thừa kế sẽ khá nặng nếu đợi đến lúc tôi qua đời mới trao lại tài sản. Thời điểm này cũng phù hợp vì những đứa cháu đều ở độ tuổi 25-32, hầu hết đang phải trả tiền thuê nhà".
Người trẻ khó khăn
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những khoản tiền thừa kế được nhận sớm cũng không đủ để giúp mọi người bước tới mục tiêu sở hữu nhà, bởi họ có nhiều nhu cầu trước mắt hơn.
Dữ liệu gần đây được công bố bởi Barclays Wealth tiết lộ chỉ hơn 76% người 40 tuổi đã nhận được một số khoản thừa kế từ cha mẹ. Trong số đó, 30% dùng tiền tiết kiệm và đầu tư, 20% dùng để kinh doanh riêng và 18% sử dụng để mua bất động sản đầu tiên.
Trong khi đó, 94% người trẻ thuộc thế hệ Millennials nói rằng nếu bây giờ nhận được khoản thừa kế tương tự, họ sẽ dùng phần lớn chúng cho chi phí sinh hoạt hàng ngày - bao gồm trả hóa đơn, đi lại, mua thực phẩm, quần áo và chăm sóc sức khỏe.
Nhân khẩu học thay đổi, cũng thúc đẩy xu hướng "cho đi khi còn sống", bởi tuổi thọ cao hơn cũng đồng nghĩa với việc con cháu phải chờ đợi lâu hơn để nhận thừa kế.
Dữ liệu của Institute for Fiscal Studies cho thấy độ tuổi trung bình của một người khi cha/mẹ của họ qua đời dự kiến sẽ tăng từ 58 (đối với những người sinh trong những năm 60) lên 62 (đối với những người sinh năm 70), và là 64 (cho những người sinh năm 80).
Nhiều người cao tuổi ở Anh tự tin rằng họ sẽ có thể trang trải cho bản thân khi về hưu ngay cả khi đã cho đi các khoản đầu tư, tiền tiết kiệm hoặc tài sản của riêng mình, bất chấp chi phí sinh hoạt cao hơn.
"Tôi nghỉ hưu ở tuổi 50 và thật may mắn khi không có nhiều chuyến đi xa, tôi thậm chí chẳng chạy ôtô. Tôi sẽ nhận được lương hưu của tiểu bang trong 7 năm nữa, vì vậy thu nhập sẽ tăng. Dù lạm phát, giá cả phải đắt cắt cổ mới khiến tôi rơi vào khó khăn được", Sharp nói.
Theo Zing
" alt=""/>Áp lực khiến nhiều người trao tài sản thừa kế khi còn sống