Đáng chú ý, tại kế hoạch, Bộ TT&TT xác định rõ sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành liên quan, trong đó đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh cùng các sàn thương mại điện tử trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác, tiểu thương trong khu vực quản lý về các kiến thức cơ bản trong sản xuất và định hướng bán hàng.
Bên cạnh đó, hoàn thiện mô hình thương mại điện tử nông thôn, kết nối hộ sản xuất nông nghiệp với người mua hàng, đơn vị vận chuyển qua các sàn thương mại điện tử, tổ chức và triển khai đẩy mạnh kênh tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân; tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản chiến lược trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ - triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới...
Hơn 3 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đã lên sàn điện tử
Để hiện thực hóa các mục tiêu, định hướng trên, có 6 nhóm nhiệm vụ quan trọng sẽ được Bộ TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai trong thời gian tới gồm: Số hóa dữ liệu hộ sản xuất nông nghiệp; Tổ chức giao dịch trên sàn thương mại điện tử; Xây dựng thói quen hoạt động trên nền tảng sàn thương mại điện tử; Tổ chức đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cho hộ sản xuất nông nghiệp; Tổ chức công tác truyền thông về hoạt động của kế hoạch; Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho hộ sản xuất nông nghiệp.
Bộ TT&TT chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối, tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022. Đồng thời, hướng dẫn, kết nối các Sở TT&TT cùng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, xã phối hợp chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử để triển khai kế hoạch.
Trước đó, từ trung tuần tháng 7 đến hết tháng 11/2021, triển khai “Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” của Bộ TT&TT, 2 sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò của 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã hỗ trợ đưa hơn 3 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử.
Cùng với đó, đã có gần 49.000 sản phẩm nông sản được đưa lên các sàn Postmart, Vỏ Sò; hơn 67.500 giao dịch được thực hiện trên sàn thương mại điện tử. Trong đó, số sản phẩm OCOP của các tỉnh thành phố đã được đưa lên 2 sàn Postmart, Vỏ Sò là trên 4.500 sản phẩm.
“Kết quả ban đầu kể trên đã cho thấy hiệu quả của chuyển đổi số và khẳng định vai trò của bưu chính trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia cũng như tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”, đại diện Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT nhận định.
Chia sẻ với ICTnews, đại diện Viettel Post cho hay, bên cạnh hạ tầng logistics, doanh nghiệp này đang tích cực phát triển nền tảng thương mại điện tử với định hướng đưa các sản phẩm đặc sản vùng miền, nông sản, hàng tiêu dùng lên sàn TMĐT, đồng thời đưa hàng hóa tới từng tỉnh, từng huyện để vừa hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, các công ty sản xuất tiêu thụ sản phẩm, vừa sẵn sàng cung ứng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng bình ổn giá tới tận tay người dân với thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất.
Với Vietnam Post, đơn vị này đã xây dựng phương án triển khai đồng hành cùng người dân và hộ gia đình nông thôn trên cả nước phát triển kinh tế với 8 chương trình hành động cụ thể: Đưa nông dân lên nền tảng kinh doanh số; Hỗ trợ tiêu thụ nông sản, mở rộng thị trường trong nước; Hỗ trợ xuất khẩu nông sản; Nâng cao năng lực kinh doanh cho người dân nông thôn; Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu Việt; Hỗ trợ chuyển đổi số nông thôn; Phát triển dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn.
Vân Anh
Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử tại địa chỉ tmdt.mic.gov.vn vừa chính thức được khai trương. Kênh kết nối này sẽ là công cụ giúp các hộ sản xuất nông nghiệp giảm khoảng cách về kỹ năng số.
" alt=""/>Đưa 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao của các địa phương lên Postmart, Vỏ Sò trong năm nay![]() |
Lana Denina kiếm được hơn 300.000 USD nhờ bán NFT trên nền tảng OpenSea. Ảnh: Lana Denina. |
Từ bỏ giấc mơ theo đuổi lĩnh vực marketing, Denina quyết định bán tác phẩm của cô dưới dạng NFT, vì cô cho rằng chúng mang về nhiều tiền hơn so với những công việc bán thời gian.
"Tôi nhận ra NFT sẽ hoàn toàn thay đổi cuộc sống của mọi nghệ sĩ kỹ thuật số, tạo ra thị trường mới cho những người muốn mua và bán tác phẩm số dưới tên của họ", Denina cho biết.
Trong một tháng, Denina tìm hiểu mọi thứ về NFT, bao gồm đọc hướng dẫn và nghiên cứu nền tảng tiền mã hóa. Ngoài các trang web chuyên sâu, cô còn đặt câu hỏi trên Twitter về cách tạo ví điện tử, chuyển và rút tiền từ nền tảng Ethereum, cách hoạt động của blockchain...
Sau khi tìm hiểu, Denina quyết định bán tác phẩm NFT đầu tiên của cô. Đó là bức chân dung hoạt hình với tựa đề Giấc mơ ướt (Wet Dream), vẽ một người đàn ông với hiệu ứng ảo giác.
Theo Business Insider, tác phẩm được bán với giá 0,25 Ethereum, tương đương khoảng 500 USD vào thời điểm đó. Chưa đầy một tuần sau, Denina bán được NFT thứ 2 với giá 1,25 Ethereum, tương đương 4.000 USD cho G-money, một trong những nhà sưu tầm tác phẩm NFT nổi tiếng trên thị trường, từng hợp tác với bộ sưu tập NFT Adidas Originals.
"Đó là số tiền lớn nhất tôi từng kiếm được từ tác phẩm nghệ thuật của mình", Denina chia sẻ. Cô cho biết số tiền bán 2 tác phẩm NFT cao hơn lương hàng tháng từ công việc nhân viên ngân hàng bán thời gian. Denina đã nghỉ việc sau một tháng bán NFT đầu tiên.
Denina có cha mẹ là người Pháp gốc Algeria và được sinh ra tại Benin, một quốc gia ở Tây Phi. Những tác phẩm của cô xoay quanh chủ đề tôn vinh người da màu.
![]() ![]() |
Một số tác phẩm NFT của Lana Denina. Ảnh: Lana Denina. |
"Tôi bị thu hút bởi các bộ lạc Tây Phi, châu Đại Dương và Ấn Độ, với sự thể hiện vẻ đẹp đặc biệt từ đầu đến chân, cách trang điểm và ăn mặc", Denina cho biết. Cô lấy ví dụ về bộ sưu tập The Mona Lana, với hơn 500 chân dung phụ nữ do cô nhìn thấy hoặc tưởng tượng.
Trong năm 2021, Denina đã bán được hơn 500 tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT, kiếm được hơn 300.000 USD khi mới ngoài 20 tuổi. Dù vậy, cô chưa sử dụng đến phần lớn khoản tiền. Cô cho rằng điều quan trọng hơn là việc bán tác phẩm giúp cô có được tự do tài chính, và dự kiến dùng khoản tiền từ việc bán NFT để tiếp tục đầu tư công việc, hỗ trợ các nghệ sĩ gốc Phi trong lĩnh vực này.
"Sự khác biệt lớn nhất về tự do tài chính là ảnh hưởng của nó đến suy nghĩ bản thân. Tôi nhận ra có thể sống trọn vẹn, thoải mái từ nghệ thuật của mình. Tôi có thể đại diện cho người da màu theo cách mà các phòng trưng bày nghệ thuật truyền thống không có. Cộng đồng NFT đa dạng hơn, khách hàng cũng như nghệ sĩ có thể tìm thấy tác phẩm phù hợp với con người, nhu cầu của họ", Denina chia sẻ.
(Theo Zing)
Các quan chức Singapore cảnh báo, khi mua bán các tài sản ảo như NFT hay vật phẩm trong vũ trụ ảo, mọi người phải đánh giá thận trọng và tham gia “có trách nhiệm”.
" alt=""/>Cô gái 24 tuổi kiếm hơn 300.000 USD nhờ bán NFTTheo đó, nữ ca sĩ thừa nhận có mỗi quan hệ thân thiết với Mai Tài Phến từ dịp Noel và đã đi chơi, đi ăn uống như những người bạn từ lâu. Tuy nhiên, cô không ngờ việc này lại bị "làm quá".
![]() |
Nữ ca sĩ tới trễ gần 2 tiếng rưỡi so với thư mời hẹn. Tại sự kiện, rất nhiều phóng viên vẫn kiên trì đợi và vây kín lối thang máy để đón Mỹ Tâm. |
Xoay quanh những bức ảnh chụp Mỹ Tâm cùng Mai Tài Phến gây bão mạng những ngày qua, nữ ca sĩ cho biết cô không thích việc bị quay lén. Nữ ca sĩ đã nhận ra người chụp hình tại sân bay, đồng thời kể cả hải quan ở sân bay cũng nhận ra có người chụp hình. Tuy nhiên, dù được yêu cầu không chụp hình nhưng một nhóm người vẫn chụp.
Mỹ Tâm giải thích những cử chỉ nựng má ở sân bay thực chất chỉ là cô nhìn thấy mụn trên mặt Mai Tài Phến nên sờ lên xem. Cô không ngại gọi Mai Tài Phến đến gần mình và 'diễn' lại hành động khiến nhiều người hiểu lầm.
Mỹ Tâm giữ trạng thái thoải mái và chủ động trước sự quan tâm của truyền thông về cuộc sống riêng tư. Với Mai Tài Phến, anh cũng không tỏ ra ngại ngùng trước sự quan tâm của truyền thông và báo chí về mối quan hệ của cả hai.
Mai Tài Phến cho biết anh gọi đàn chị là cô Út, Mỹ Tâm gọi anh là bạn và cả 2 đã đi cùng nhau trong nhiều chuyến bay và sự kiện. Mai Tài Phến cười tươi và hào hứng với các khách mời và ngồi bàn riêng của ê kíp.
![]() |
Mỹ Tâm hào hứng với các khách mời. |
Sáng 17/6/2019, đoạn clip ghi lại hành trình đi diễn của Mỹ Tâm với sự "tháp tùng" của Mai Tài Phến cùng những cử chỉ thân mật của họ đã gây xôn xao dư luận.
Công Nguyễn - N.H
- Mai Tài Phến là cái tên mới nhất trong danh sách người yêu tin đồn của Mỹ Tâm bên cạnh Hà Anh Tuấn, Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Bi...
" alt=""/>Mỹ Tâm lần đầu công khai nói về mối quan hệ với Mai Tài Phến