Với sóng Wifi, các nhà khoa học có thể chụp ảnh 3D các vật thể trên 4 cm trong phòng kín.
Theo Business Insider, với đặc tính sóng Wifi có thể lan tỏa trong không gian xuyên qua các bức tường vật chất, chúng ta có thể truy cập mạng có modem phát sóng đặt ở một phòng khác.
Hiện các nhà khoa học Đức đã tìm ra cách khai thác lợi thế này của sóng Wifi để đứng từ ngoài có chụp ảnh 3D các vật thể trong phòng kín.
Philipp Holl – một cử nhân ngành vật lý 23 tuổi thuộc Đại học Kỹ thuật Munich giải thích: "Nó căn bản giống như mình quét ngang (scan) một căn phòng bằng sóng Wifi".
Anh Holl ban đầu chế tạo ra thiết bị trên như một phần trong khóa luận của anh với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, Friedemann Reinhard. Sau đó hai người đã nộp bản nghiên cứu khoa học của họ cho tạp chí Physical Review Letters và được xuất bản vào đầu tháng 5 vừa qua.
Anh Holl cho biết loại kỹ thuật mới này chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm và vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng anh tin tưởng về khả năng của nó trong tương lai. "Nếu có một cốc café trên bàn, bạn có thể nhìn thấy một thứ gì đó, nhưng sẽ không thể nhìn thấy hình dạng của chúng. Song bạn có thể nhìn ra hình dạng của một con người, một con chó hay một chiếc ghế sofa. Bất kỳ vật thể nào mà có kích thước trên 4 cm".
" alt=""/>'Máy ảnh' WiGã khổng lồ Internet nước Mỹ Google sở hữu trong tay công cụ tìm kiếm với hàng trăm triệu lượt truy vấn mỗi ngày. Không chỉ vậy, Google còn theo dõi và ghi lại nhất cử nhất động của người dùng. Số dữ liệu thu thập được từ bạn sẽ tiếp tục được bán cho bên nào ngã giá cao nhất.
Một cuộc điều tra gần đây tiết lộ, Google có trong tay một cuốn nhật ký khá chi tiết về lịch sử duyệt web, vị trí của người dùng. Hãy tưởng tượng xem, một công ty đã và đang theo dõi bạn trong nhiều năm qua, ngay cả khi bạn đang duyệt web ẩn danh, điều đó liệu có vui?
Chỉ trong vòng 1 năm, lượng dữ liệu duyệt web mà Google lưu trữ đủ để viết kín hơn nửa triệu trang giấy A4. Hãng cũng thu thập thông tin cá nhân từ email (thông qua Gmail), công cụ tìm kiếm Google Search, hệ thống GPS, bản đồ và cả YouTube.
Theo Wonderful Engineering, Google cũng theo dõi quá trình đăng nhập và đăng xuất của bạn. Công ty lưu trữ hỗ sơ người dùng ngay cả khi bạn rời công sở, theo dõi nơi bạn đến hay phương tiện di chuyển ra sao. Nếu tất cả số dữ liệu này được in ra và chất đống, chiều cao có thể lên tới 57m. Ước tính có khoảng 20 ngàn trang dữ liệu được thu thập từ một cá nhân trong suốt 2 tuần.
Nếu bạn chưa biết, Google sẽ làm gì với số dữ liệu khổng lồ mà họ thu thập được thì câu trả lời đơn giản là họ sẽ bán. Nhưng không phải bán cho tất cả các bên mà chỉ bán cho một bên khi thực sự được giá.
Google sử dụng tất cả dữ liệu thu thập được để xây dựng danh mục đầu tư quảng cáo liên quan đên sở thích của người dùng. Đó sẽ là cơ sở để Google và các đối tác chèn quảng cáo đích trên thiết bị di động và máy tính của người dùng.
Số tiền bán không gian quảng cáo cho các công ty khác giúp Google có một khoản thu không nhỏ. Tính riêng trong năm 2017, doanh thu từ quảng cáo của hãng đã đạt tới 27,27 tỷ USD, chiếm 24,5% trong tổng doanh thu 110 tỷ USD.
Nhiều người biết rằng, quảng cáo mà họ thấy khi duyệt web thực chất dựa vào lịch sử tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công cụ giám sát bí mật người dùng của Google.
Chúng ta đang phụ thuộc vào hệ sinh thái dày đặc sản phẩm của Google, do đó thật khó để thoát khỏi sự kìm kẹp của hãng. Có điều ít ai nghĩ tới việc, chính họ đang trở thành "sản phẩm" của Google. Họ có trong tay gần như mọi dữ liệu duyệt web của bạn, các trang bạn đã xem ngay cả khi bật chế độ duyệt ẩn danh, hay các file bạn đã xóa khỏi dịch vụ lưu trữ Google Drive.
Lord Ashdown, cựu thành viên Đảng dân chủ tự do Mỹ từng lên tiếng yêu cầu Google phải có chính sách trả phí hàng năm cho người dùng trước khi thu thập dữ liệu từ họ.
Ashdown chia sẻ: "Tôi bị sốc và bàng hoàng khi Google đang xâm phạm quá sâu vào đời sống cá nhân của mỗi chúng ta…Tôi có hiểu biết về công nghệ mà cũng không thể nhận ra được điều này sớm hơn. Thật không thể tin được".
"Chúng ta được sử dụng dịch vụ miễn phí nhưng nó đang lấn tới một cách quá đà. Tôi muốn nói với Google rằng, bạn có thể lấy dữ liệu của tôi nhưng nếu bạn kiếm tiền từ nó, hãy chia sẻ lợi nhuận bạn kiếm được cho cả tôi nữa, bởi nó cũng giống như tài sản của tôi vậy",Ashdown nói thêm.
Khi được hỏi về những cáo buộc vi phạm quyền riêng tư, người phát ngôn của Google khẳng định:
"Quyền riêng tư và bảo mật của người dùng là điều quan trọng nhất, đó là lý do chúng tôi dành nhiều năm để tạo ra My Account, công cụ cho phép mọi người có thể hiểu và kiểm soát dữ liệu cá nhân trong hệ sinh thái của Google. Chúng tôi khuyến khích mọi người nên sử dụng My Account thường xuyên hơn. Đã có khoảng 3,8 triệu người tại V.Q Anh thực hiện điều đó vào năm ngoái. Dữ liệu của bạn giúp các dịch vụ như Google Maps hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Chúng sử dụng thông tin từ bạn để nhận diện tuyến đường và giúp bạn về nhà nhanh hơn".
Theo ước tính, 2,8% dung lượng lưu trữ của thế giới đang được sử dụng để "cất giữ" thông tin của 3 tỷ người dùng Google.
Gã khổng lồ Google đang làm những những điều giống như Facebook, thậm chí với quy mô đông đảo hơn nhiều lần so với mạng xã hội tỷ dân. Ngạc nhiên thay, không ai biết và cũng chẳng ai mảy may nhắc đến Google trong những câu hỏi liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân.
" alt=""/>Google thu thập dữ liệu nhiều gấp 10 lần Facebook và bán với giá cao hơnChính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (Nghị định 58). Nghị định 53 có hiệu lực từ ngày 16/4/2018.
Theo đó, Chính phủ quyết định thay thế Phụ lục II Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tại Nghị định 58 bằng Phụ lục II Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép kèm theo Nghị định 53.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |