Nhà cổ Trần Văn HổChủ nhân của cả ba ngôi nhà trên là anh em ruột thịt của dòng họ Trần. Vào cuối thế kỷ 19, dòng họ Trần ở Bình Dương thuộc hàng danh gia vọng tộc. Con cháu họ Trần có rất nhiều người đỗ đạt, thành danh, giàu có.
Ba ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 1890 hiện là những di tích nổi tiếng nằm gần nhau trong khu vực chợ Thủ: nhà cổ Đốc phủ Đẩu, nhà cổ Xã Tề, nhà cổ Trần Công Vàng. Hai trong 3 nhà đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
 |
Nhà cổ Trần Văn Hổ còn được gọi là nhà cổ Đốc phủ Đẩu. Phía trước có hòn non bộ án ngữ theo phong thủy. |
Theo lời kể của các cụ già, khu vực này ngày trước vốn là bến thuyền. Ông tổ của dòng họ Trần là Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được 3 người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân.
Những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha trong đó ông Trần Văn Lân làm nghề buôn gỗ. Gỗ khai thác trên rừng thả xuống dòng sông Sài Gòn trôi về đây nhập vào trại cưa, xưởng mộc.
Cũng nhờ vào nghề này, điều kiện xây dựng của 3 ngôi nhà trên có phần dễ dàng hơn. Các loại danh mộc được tập trung về. Hàng trăm người có mặt ở bến sông chuyển gỗ lên bờ. Thợ mộc được thuê từ các tỉnh miệt ngoài vào. Do chưa có các thiết bị máy móc hiện đại nên thợ phải làm thủ công khiến thời gian xây dựng ngôi nhà mất đến 3 năm.
Chúng tôi ghé vào nhà cổ Đốc phủ Đẩu số 18 Bạch Đằng. Nhà ở mặt tiền đường ngó ra sông. Ông Mai Văn Tới, nhân viên Ban Quản lý di tích cho biết nguyên nhà này của ông Trần Văn Lân, xây dựng năm 1890 đến năm 1893 thì hoàn thành.
Ông Lân vốn là người am hiểu thiên văn địa lý nên đã cho xây một hòn non bộ trước nhà nhằm giải tỏa ánh nắng chói chang từ trên cao chiếu thẳng xuống dòng sông, mang nhiều điều không tốt hắt vào nhà. Ông Lân ở được vài năm thì qua đời. Ngôi nhà được chuyển giao cho con là ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) là một đốc phủ sứ (tương đương chủ tịch tỉnh bây giờ) thời Pháp thuộc.
 |
Chân dung ông Trần Văn Hổ (1881 - 1957). |
Ông Tới cho biết thêm, nhà được xây dựng theo hình chữ Đinh nhưng sau nhiều biến cố, căn nhà bị hư hại một phần. Hiện nhà chỉ còn lại 3 gian 2 chái với 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu.
Phía bên trái ngôi nhà có 3 cửa thông ra ngoài. Hai bên hông và mặt hậu của ngôi nhà xây tường gạch. Mái lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong… Vật dụng trong nhà tuy có thất lạc đôi chút nhưng cơ bản vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của sinh hoạt thời xa xưa.
Một chút bùi ngùi
Gian giữa nhà thờ là nơi thờ cúng rất trang nghiêm. Từ ngoài nhìn vào, gian bên trái thờ họ nội và bên phải thờ họ ngoại. Trên mỗi bàn thờ đều có tranh thờ với tên gọi là 'Hạc Toán' (tuổi Hạc), bức bên đề 'Qui Linh' (rùa thiêng). Hai bên là câu đối.
 |
Gian thờ. Ở giữa thờ tổ tiên, bên trái thờ họ nội bên phải thờ họ ngoại. |
Hình thức bài trí thờ cúng và trang trí các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi được chạm khắc tinh vi. Bên trong nhà, ở lớp cửa thứ 2, những chạm trổ, những câu đối thể hiện được cảnh phồn hoa của chốn cung đình. Những khung cửa, bên trên chạm hình ảnh tứ thời với mai, lan, cúc trúc bên dưới là câu đối rất hài hòa sinh động.
 |
Ông Mai Văn Tới bên câu đối viết kiểu chữ 'Chân lư' – một loại chữ mà ông cho rằng đến nay ít ai đọc được. |
Ông Trần Văn Lân vốn là người tinh thông Hán tự, ông giỏi địa lý, kiến trúc nên trong ngôi nhà của ông mang rất nhiều nét đặc trưng văn hóa phương Đông.
Phía sau nhà là phòng ngủ. Bên nam bên nữ mỗi bên đều có tấm phản gỗ. Trên hai cửa phòng có mấy chữ Hán: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Ngoài ra, còn có một phòng để tấm phản lớn được ông Tới giải thích là tấm phản ăn. Ngày xưa ít ai ngồi bàn mà thường trải chiếu trên phản và mọi người ngồi lên để ăn.
 |
Tấm phản dùng để ngồi ăn khi có tiệc. |
Chúng tôi bước ra ngoài. Phía sau 2 ngôi mộ được xây bằng đá kiên cố. Đây là mộ phần của chủ nhân ngôi nhà. Bà nằm bên trái, ông bên phải. Tấm bia trên mộ ông có dòng chữ: Cụ Trần Văn Hổ tự Đẩu, Đốc phủ sứ thượng hạng, Ngũ đẳng bửu tinh kim khánh, sinh 16/6/1881, T. Bình Điền, L. Phú Cường, Thủ Dầu Một.
Sau 1975, hệ phái ông Trần Văn Lân không còn ai ở Việt Nam nên ngôi nhà được Ban Quản lý di tích Bình Dương quản lý. Năm 1993, ngôi nhà được công nhận là Di tích quốc gia.
 |
2 ngôi mộ của chủ nhân ngôi nhà được xây bằng đá kiên cố. |
Hiện nay, nhà cổ Trần Văn Hổ được xây tường rào bảo vệ. Ban Quản lý di tích Bình Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn những ngôi nhà cổ này. Tuy nhiên, điều mong mỏi nhất của bà con là chính quyền cũng nên có một giải pháp thỏa đáng để có thể công nhận di tích nhà cổ Xã Tề - ngôi nhà duy nhất trong 3 ngôi nhà chưa được công nhận - lọt bên trong chợ Thủ, cách đó không xa...
(Còn tiếp)

5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check-in
Ngoài những miệt vườn sai trĩu quả, chợ nổi bán nhiều loại nông sản, miền Tây còn thu hút du khách bởi những biệt thự cổ mang nét kiến trúc pha trộn văn hoá Đông Tây.
" alt=""/>Ngôi nhà toàn gỗ quý của ông chủ giàu có ở Bình Dương
Con đường đến trường đầy gian nanTheo nhận định của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong 10 nước bị thiên tai đe dọa lớn nhất, đón nhận nhiều thiệt hại nặng nề về cả con người và vật chất. Không những thế, thời tiết khắc nghiệt còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân tại những vùng sâu vùng xa khi thường xuyên xảy ra lũ lụt, triều cường. Vốn đã có điều kiện sống thiếu thốn, trẻ em nơi đây chỉ có thể trông chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn nếu được học tập và giáo dục đầy đủ. Tuy nhiên, , những đứa trẻ nơi vùng lũ vẫn phải chật vật từng ngày, phải đu dây, đứng bè hoặc đi những con đường vòng xa tít tắp để đến trường, khiến khó khăn nay lại chất chồng thêm nhiều rủi ro. Theo Báo cáo ngoài nhà trường 2016, tỷ lệ trẻ em không đến trường ở nông thôn cao hơn tại thành thị gấp đến 1,7 lần.
 |
Đường đến trường của trẻ em vùng khó Việt Nam vẫn còn đầy ắp những rủi ro |
Thấu hiểu điều đó, nhiều tổ chức, cộng đồng đã triển khai các hoạt động ý nghĩa nhằm giúp trẻ em vùng khó giữ vững khao khát trên hành trình đi tìm tri thức. Hàng năm, các hoạt động “Tiếp sức đến trường” của Đoàn, Đội nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo sinh viên, học sinh, chương trình của các tổ chức phi lợi nhuận, đơn vị báo chí nhằm quyên góp tập trắng, quần áo hay những suất học bổng cho trẻ em vùng sâu vùng xa diễn ra vô cùng tích cực. Tuy nhiên, ngoài động lực và những hỗ trợ về tinh thần, trẻ em còn cần một con đường đến trường bớt trắc trở và nguy hiểm. Trong đó, việc xây dựng cầu bắc qua những địa hình hiểm trở, nhiều sông suối là một hoạt động vô cùng thiết thực nhưng phải huy động nhiều nguồn lực, triển khai dài hơi nên rất cần sự quan tâm hơn nữa từ cộng đồng.
Trăn trở về an toàn và tương lai của trẻ em vùng lũ
Bên cạnh nhiều hoạt động xã hội, Bridgestone Việt Nam vẫn luôn trăn trở về trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước. Thời gian qua, nhiều hoạt động truyền thông mang tên “Biệt đội Bridgestone – Cùng bé trọn an toàn” đã được triển khai tại các trường tiểu học Việt Nam, giáo dục các em học sinh về ý thức tham gia giao thông, giúp các em có một hành trình đến trường an toàn.
Không dừng lại ở đó, xây dựng cầu tại những vùng khó khăn, cải thiện con đường dẫn tới tri thức cho thế hệ trẻ cũng là một trong những hoạt động trọng yếu, đóng góp cho cộng đồng của Bridgestone Việt Nam trong năm 2019. Chiếc cầu từ Bridgestone chính là chiếc cầu kiên cố đầu tiên của Nặm Lịch – xã nghèo nhất của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, được khánh thành vào ngày 28/10/2019. Được biết, đây là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo đến 51,39% trong tổng số 613 hộ với nền nông – lâm kém phát triển. Cầu gỗ là phương tiện duy nhất để băng sông nhưng thường xuyên bị lũ cuốn trôi do chất lượng kém.
 |
Sau hơn 15 năm xin ngân sách xây cầu, nay người dân Bản Lịch Nưa đã có cây cầu kiên cố đầu tiên |
Tiếp đó, vào ngày 11/11 vừa qua, chiếc cầu tại huyện Ea Sup, Đắk Lắk cũng đã được đưa vào hoạt động, giúp rút ngắn khoảng cách đến trường tới 8km. Theo báo cáo từ chính quyền địa phương, thôn 7 và 8 của huyện có tỷ lệ hộ nghèo đến 61%, trong tổng số 247 hộ với 92% dân số sống bằng nghề nông. Trước khi có cầu mới từ Bridgestone, người dân tại đây thường phải đi đường vòng xa hơn để đi học và đi làm thay vì di chuyển trên chiếc cầu gỗ ọp ẹp, dễ xảy ra tai nạn cũng như thường bị lũ cuốn trôi. Hai cây cầu mới từ Bridgestone tại 2 địa phương này được mong đợi sẽ tiếp sức cho hơn 300 trẻ em đến trường, giúp đoạn đường đi học mỗi ngày của các em an toàn hơn.
 |
Có cầu mới, học sinh xã Ea Lê, huyện Ea Sup, Đắk Lak không còn phải đi vòng hơn 8km để đến trường |
Em S.H (13 tuổi, bản Nịch Nưa, Nặm Lịch, Mường Ảng, Điện Biên) hào hứng: “Hồi trước run nhất là đi học trời mưa, cầu bị cuốn trôi là không có đường về nhà. Từ giờ đi học mà không còn sợ ướt sách vở nữa nên em vui lắm!”. Còn chị K.T (Thôn 8, xã Ea Lê, Ea Sup, Đắk Lắk) thì chia sẻ: “Thằng nhỏ cứ lấy lý do là đường đi học xa và hiểm trở mà đòi ở nhà phụ mẹ đi làm. Giờ có cầu mới, tới trường dễ hơn nên chị chỉ mong mấy đứa trong nhà đứa nào cũng học hành tới nơi tới chốn, cuộc sống sau này sẽ đỡ vất vả hơn bố mẹ”. Những mong mỏi về tương lai, những niềm vui trong veo của tuổi thơ được hiện thực hóa bởi những chiếc cầu càng tiếp thêm cho Bridgestone Việt Nam động lực để tiếp tục hành trình ý nghĩa này trên khắp cả nước.

|
Trẻ em tại bản Lịch Nưa (Điện Biên) và xã Ea Lê (Đắk Lắk) vui mừng khi có cây cầu mới |
Với kế hoạch nghiêm túc, lâu dài cùng mạng lưới chi nhánh, cửa hàng, đại lý rộng khắp, Bridgestone Việt Nam đã và đang tiếp tục lan tỏa thông điệp về hành trình mình theo đuổi để kêu gọi cộng đồng cùng chung tay nối liền những nhịp cầu tri thức cho trẻ em Việt Nam. Bridgestone kỳ vọng rằng dù là bất kỳ đâu, thành thị hay nông thôn, trẻ em đều sẽ được đến trường an toàn, được tiếp cận với những chân trời tri thức kỳ diệu và giữ mãi những ước mơ đẹp đẽ về tương lai
Ngọc Minh
" alt=""/>Cộng đồng cùng DN tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng lũ