Sỹ Lương mới 12 tuổi nhưng đã phải chịu đựng nỗi đau bệnh tật giày vò, tương lai mù mịt. Từ năm 2018, con đã thường gặp những triệu chứng như chảy máu cam, ngạt mũi, ngủ ngáy, đau mỏi cổ, cha mẹ con đưa đi khám và mua thuốc uống nhưng chẳng khỏi.
![]() |
Bắt đầu có biểu hiện từ năm 2018, nhưng vì là dạng ung thư hiếm gặp, mãi đến cuối năm 2020 con mới được phát hiện bệnh. |
![]() |
Chẳng thể cầm được nước mắt khi nhìn cơ thể gầy guộc đến đáng thương của con. |
Tháng 11/2020, tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bác sĩ phát hiện con bị u thành sau họng. Sỹ Lương được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám lại rồi phẫu thuật nội soi cắt bỏ một phần khối u, làm xét nghiệm sinh thiết.
Kết quả, con mắc phải bệnh lý hiếm gặp của u sàn sọ là Chordoma, còn gọi là u nguyên sống. Khối u xâm lấn sâu, con bị tổn thương 3 đốt sống cổ. Cũng bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng nên các bác sĩ không thể phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u.
Cuối tháng 1/2021, Sỹ Lương được chuyển sang Bệnh viện Ung Bướu, bắt đầu chuỗi ngày gồng mình chiến đấu với căn bệnh quái ác. Những lọ thuốc hóa chất bắt đầu được truyền vào cơ thể khiến con mỏi mệt, miệng và họng lở loét, ăn uống kém. Vốn tưởng rằng những biểu hiện ấy sẽ đỡ đi khi cơ thể con quen dần với thuốc, nhưng không, sau 3 toa hóa trị, con được chuyển sang xạ trị.
“Đó là những ngày như sống trong địa ngục đối với gia đình tôi. Con không ăn được bất cứ thứ gì, chỉ uống cháo loãng và sữa, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Con gầy đi trông thấy. Trong vòng mấy tháng mà giảm mất gần 10kg, 147cm nhưng chỉ nặng chưa đầy 20kg. Chúng tôi toàn giấu con khóc thầm”, chị Tiệp bày tỏ.
![]() |
Cậu bé từng bị liệt hoàn toàn trong thời gian xạ trị. |
Sau 30 tia xạ, con đã hóa trị thêm 3 toa thuốc. Nhưng rồi cậu bé kiệt quệ, bác sĩ đành tạm ngưng, chờ cơ thể con hồi phục mới tiếp tục. Thời điểm xạ trị, Sỹ Lương bị liệt hoàn toàn, mọi việc phải nhờ vào cha mẹ. Chăm sóc con khó khăn và vất vả, bởi cổ của con rất yếu, thường phải một người bế, một người đỡ đầu. Cả chị Tiệp và anh Trung phải nghỉ việc, vay nợ khắp nơi.
Vợ chồng chị Tiệp quê ở Nghệ An. Bởi không có đất đai canh tác, cũng chẳng có căn nhà riêng, họ đành bôn ba vào thành phố mướn phòng trọ, đi làm công nhân. Thu nhập ít ỏi, chắt chiu dành dụm hơn 10 năm nay, sau vài lần đau bệnh thì cũng chỉ còn hơn 40 triệu đồng. Nhưng số tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với căn bệnh “nhà giàu” của con trai.
Sỹ Lương chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 80%, lại phải sử dụng thêm thuốc ngoài danh mục, vì vậy, gần như toa hóa trị nào cũng vượt quá 10 triệu đồng. Riêng chi phí xạ trị của con lên tới gần 80 triệu đồng. Còn chưa kể những lần đi khám, xét nghiệm, phẫu thuật…
Thời điểm Sỹ Lương xạ trị và 3 toa hóa trị sau đó, anh Trung phải mướn thêm phòng trọ ở gần bệnh viện để tiện đi lại, bởi con bị liệt hoàn toàn và sức con quá yếu. Riêng tiền phòng mỗi tháng 5 triệu đồng. “Thành phố cái gì cũng đắt đỏ”, giọng anh Trung khản đặc khi nhớ về những ngày u ám.
![]() |
Vợ chồng anh Trung phải nghỉ việc để chăm sóc con trai, kinh tế kiệt quệ. |
Anh nhẩm tính, số tiền trang trải thăm khám, chữa bệnh cho con mấy năm nay khoảng 400 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ, vay mượn của người thân, vợ chồng anh phải vay lãi hơn 200 triệu đồng. Có lẽ con số sẽ chưa dừng lại ở đó. Đến nay, chứng kiến con trai đang dần hồi phục, anh dự tính để một mình vợ ở nhà chăm sóc con, còn anh đi kiếm việc làm. Thế nhưng, trong lòng anh vẫn thấp thỏm lo sợ.
“Khu chúng tôi trọ đang có F0, vì vậy, việc đi lại cũng rất lo, chỉ sợ không may mình bị nhiễm rồi lây sang cho con. Nhưng bây giờ, chúng tôi cũng chẳng còn biết làm thế nào nữa, sắp tới con đi tái khám, nếu ổn định thì sẽ tiếp tục đánh thuốc hóa trị. Con đã cố gắng lắm. Lúc nào cũng bảo, khỏe rồi con sẽ đi học lại”, người cha không kìm được giọt nước mắt.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Thứ hai, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 3 lần trong thời gian quy định, theo phương thức trực tuyến. Bộ GD-ĐT cho biết, việc cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần là phương án đã có trong lộ trình đổi mới thi tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Mục tiêu của điều chỉnh này nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh có thêm cơ hội để điều chỉnh quyết định.
Chính sách tuyển sinh này cũng sẽ bắt nhịp cùng quy trình tuyển sinh của các nước, tạo môi trường thuận lợi, hạn chế áp lực cho thí sinh.
“Việc điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần cũng không làm ảnh hưởng đến việc lọc ảo của hệ thống. Lọc ảo và điều chỉnh nguyện vọng là 2 quy trình ở các giai đoạn khác nhau”, Bộ GD-ĐT thông tin.
Thứ ba, Bộ GD-ĐT cũng bổ sung yêu cầu về điểm trúng tuyển theo diện đặt hàng tại các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Theo đó, điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không quá 1 điểm so với điểm trúng tuyển của ngành đào tạo, tính theo thang điểm 30 và không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định chung của ngành tuyển sinh.
Đối tượng thí sinh theo diện này phải là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm cấp THPT tại địa phương. Địa phương phải có cam kết sử dụng những sinh viên này sau khi tốt nghiệp.
Điểm mới thứ tưlà việc sử dụng phiếu kết quả thi THPT để xác nhận nhập học. Để tránh tình trạng “giữ chỗ”, Bộ GD-ĐT đề xuất thí sinh phải gửi bản chính giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học. Như vậy, thí sinh sẽ không thể tham gia xét tuyển ở các cơ sở đào tạo khác.
Điểm mới thứ năm, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra sự thống nhất về cơ chế phối hợp, hỗ trợ trong quá trình đăng ký xét tuyển, đăng ký nguyện vọng, xét tuyển, lọc ảo, thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh.
Cũng trong mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên trang chủ của trang thông tin điện tử, đảm bảo vị trí thuận lợi nhất để thí sinh dễ dàng tìm hiểu.
Thời gian công bố công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường, đối với hình thức đào tạo chính quy phải trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển; đối với các hình thức đào tạo khác trước ít nhất 45 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển.
Đối với các trường có yêu cầu về tiêu chí phụ hay sơ tuyển trong tuyển sinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải có giải pháp để kiểm soát thông tin này trước khi đưa vào hệ thống xét tuyển lọc ảo, tránh tình trạng do các quy định này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh khi tổ chức xét tuyển.
Thúy Nga
Đại diện một số trường cho rằng, việc cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần sẽ kéo dài thời gian tuyển sinh, khiến các trường mất nhiều thời gian chờ đợi không cần thiết.
" alt=""/>5 điểm mới cần lưu ý trong xét tuyển đại học năm 2021