Tôi lấy chồng đã được 10 năm nhưng chưa bao giờ nhờ cậy nhà chồng được bất cứ việc gì. Vợ chồng tôi cưới nhau với 2 bàn tay trắng, phải đi ở trọ 3 năm. Sau sự nỗ lực không mệt mỏi, đến bây giờ chúng tôi đã có nhà cao cửa rộng, đời sống kinh tế ổn định.Chồng tôi công tác xa nhà, mỗi tháng anh chỉ về được 1 lần. Tôi sinh 2 đứa con đều nhờ cậy bà ngoại lên chăm sóc, đỡ đần. Khi các con đến tuổi đi học, 1 mình tôi phải gánh vác hết việc nhà, vừa đi làm, vừa chăm con để chồng yên tâm công tác.
Bố mẹ chồng tôi ở quê, mỗi tháng chúng tôi đều phải gửi 1 khoản tiền về để phụ giúp ông bà. Trước đây, mẹ chồng tôi không lên trông cháu giúp con dâu với lý do: “Mẹ không thể để bố con ở nhà 1 mình được. Mẹ mà đi thì nhà cửa tan hoang mất”. Nghe bà nói vậy, tôi cũng không dám nài nỉ, đành một mình lo toan việc nhà và nhờ mẹ đẻ giúp đỡ thêm.
Tôi ý thức rất rõ về trách nhiệm với gia đình nhà chồng nên luôn cư xử đúng mực. Cách đối nhân xử thế của tôi chưa bị chồng chê trách bao giờ.
Năm trước, bố chồng tôi qua đời. Thương mẹ ở một mình, chồng tôi muốn đón bà lên ở cùng vợ chồng tôi. Tôi cũng đồng tình vì thấy như vậy là hợp lẽ. Khi chúng tôi thưa chuyện, mẹ chồng tôi đồng ý nhưng bà không chuyển lên ngay mà chờ hết giỗ đầu của bố chồng tôi.
Mẹ chồng tôi về nhà tôi ở khi con lớn của tôi đã học lớp 2 còn đứa bé vừa đi mẫu giáo nên bà cũng không vướng bận việc gì. Khác với suy nghĩ của tôi, mẹ chồng tôi bắt nhịp với cuộc sống thành phố rất nhanh.
Bà chủ động ra ngoài thăm thú phố phường và làm quen với nhiều ông bà trong khu phố. Bà còn tham gia cả câu lạc bộ dưỡng sinh ở phường. Tinh thần của bà rất vui vẻ.
 |
Ảnh minh họa |
Khi mới lên ở cùng tôi, chính mẹ chồng tôi chủ động nói: “Mẹ còn khỏe, nhà có việc gì con cứ nói để mẹ làm đỡ cho”. Tuy bà nói vậy, tôi cũng đâu dám ỷ lại cho bà. Tôi vẫn dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu nướng bữa sáng, đưa đón con đi học... Tôi chỉ dám nhờ bà nấu giúp tôi bữa cơm tối vì những hôm phải đưa con đi học ngoại khóa, tôi thường về muộn.
Nhưng rồi tôi chỉ dám để bà nấu cơm đúng 3 lần. Lý do là cơm bà nấu cả nhà không thể nào nuốt được. Trong 3 bữa cơm mẹ chồng tôi nấu, bà cho con dâu và cháu nội thưởng thức món cơm nhão bét, thịt kho mặn chát, rau củ dở sống dở chín và món cá dở luộc dở nấu canh.
Nhìn thấy con dâu và cháu nội bưng bát cơm lên mà không nuốt được, bà nói: “Khổ, mẹ nhà quê vụng về, băm to kho mặn quen rồi. Nếu con và cháu không ăn được thì chịu khó tự nấu vậy”.
Tôi chỉ nghĩ là mẹ chồng vụng về nên nói chữa: “Các cháu không quen với các món ăn mẹ nấu nên mẹ cứ để con về nấu cơm tối cho cả nhà. Mẹ chịu khó ăn muộn chút vậy”.
Nhà có thêm mẹ chồng nhưng tất cả việc trong nhà vẫn đến tay tôi. Trong khi tôi đi làm về, lao vào nấu cơm, tắm giặt cho con, dọn dẹp nhà cửa thì mẹ chồng tôi vẫn thảnh thơi xem ti vi, đi tập dưỡng sinh, thể dục.
Ngày mới lên thành phố, mẹ tôi chơi thân với bà hàng xóm. Hai bà thường đi bộ và tập dưỡng sinh với nhau. Nhưng gần đây, tôi không thấy mẹ chồng đi cùng với bà ấy nữa. Tôi hỏi mẹ chồng thì được biết 2 bà có xích mích với nhau.
Một hôm, tôi đang đi đổ rác thì được bà hàng xóm kéo vào nói nhỏ: “Cháu ở với bà mẹ chồng ấy phải dè chừng. Bà ấy không vừa đâu. Bà ấy kể với cô là cháu dám sai bà ấy cơm nước phục vụ mẹ con cháu. Bà ấy là mẹ chồng chứ đâu phải osin. Bà ấy cố tình nấu cơm cho cả nhà không ăn được để lần sau cháu khỏi nhờ…”.
Đến lúc ấy, tôi mới biết sự thật về mâm cơm không nuốt nổi của mẹ chồng. Tôi thấy rất buồn. Tôi đã định quên chuyện này đi nhưng hàng ngày nhìn thấy bà, tôi lại thấy trong lòng ấm ức. Tôi có cảm giác bà không hề thương cháu nội và con dâu.
Ngày tháng còn dài, tôi còn chung sống với mẹ chồng rất nhiều năm nữa. Theo mọi người, tôi nên làm gì để thay đổi mẹ chồng đây?
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Tâm sự: nồi cơm nhão và đĩa thịt kho mặn của mẹ chồng

Theo phong tục của người Việt, lễ cúng Rằm tháng Giêng là một trong những nghi lễ quan trọng của năm. Do đó, bên cạnh việc hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng Rằm sao cho đúng, một bài văn khấn bài bản cũng là sự quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là bài khấn cúng Rằm tháng Giêng theo văn khấn cổ truyền Việt Nam:
 |
Nhiều người quan niệm: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Ảnh: VietNamNet |
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Vì sao cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?
“Vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình coi đây là ngày quan trọng trong năm nên cúng lễ rất cẩn thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và cúng lễ đúng trong ngày này”
" alt=""/>Bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam