Suzy Niffenegger ở Las Vegas. Ảnh: New York Times.
Niffenegger bắt đầu cuộc sống vô gia cư sau khi mất việc tại một trung tâm chăm sóc khách hàng vào đầu năm 2019. Bà nợ tín dụng và không lâu sau bị trục xuất khỏi căn nhà đang sinh sống. Không chủ nhà nào đồng ý cho bà thuê nhà vì tín dụng xấu.
Tháng 11/2019, qua sự giới thiệu của bố mình, Niffenegger tìm được một căn phòng 27 m2 tích hợp căn bếp nhỏ ở khách sạn Siegel Select (Las Vegas, Mỹ). Giá thuê phòng đắt hơn căn hộ một phòng ngủ của bà trước đây, nhưng đó là lựa chọn duy nhất đối với người có xếp hạng tín dụng thấp như bà.
Đời sống bấp bênh
Tập đoàn Siegel, khởi đầu với một cơ sở kinh doanh duy nhất ở Las Vegas vào giữa những năm 2000, hiện quản lý 25 chi nhánh với biển hiệu “Lưu trú linh hoạt” trong thành phố này.
Việc doanh nghiệp này nổi lên ở Nevada không phải chuyện ngẫu nhiên. Đây là bang xếp hạng chót nước Mỹ về vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp. Các khách sạn của Siegel cho phép những người không đủ yêu cầu thuê nhà do vấn đề tín dụng có một nơi lưu trú.
Một thế kỷ trước, nhà trọ và phòng khách sạn cho một người là nơi những người thu nhập thấp sinh sống ở những thành phố công nghiệp của Mỹ. Bị chỉ trích là biểu tượng của sự suy tàn đô thị, hình thức nhà ở trên dần biến mất khỏi các thành phố lớn.
Tuy nhiên, các học giả cho rằng sự biến mất đó là một trong những nguyên nhân bị bỏ quên của cuộc khủng hoảng nhà ở trầm trọng hiện nay.
Không tiểu bang nào tại Mỹ có nhà cho thuê với giá phải chăng cho người thu nhập thấp. Khoảng 7,6 triệu hộ gia đình hiện phải vật lộn để tìm một nơi ở lâu dài. Tình trạng này đã kéo dài hàng thập kỷ.
Hơn nữa, chủ nhà có thể từ chối người thuê một cách hợp pháp dựa trên thu nhập, tín dụng và những lần bị trục xuất trước đó. Ở nhiều nơi, người thuê bị bắt đặt cọc cao hoặc trả trước 2 tháng tiền nhà.
Những yếu tố cản trở trên khiến những người thu nhập thấp có ít lựa chọn với nhà ở. Họ lưu lại những khách sạn cũ kỹ hoặc nhà nghỉ ven đường. Tổng chi phí thuê phòng thường vượt quá tiền thuê một căn hộ truyền thống.
![]() |
Căn phòng của Niffenegger tại khách sạn Siegel Select. Ảnh: New York Times. |
Những cư dân trên thuộc diện có nơi lưu trú bấp bênh. Dù không có cơ quan chính phủ nào theo dõi số liệu về họ, các chuyên gia cho biết số lượng người sống lâu dài trong các khu nhà ở không chính thức đã tăng trưởng âm thầm trong nhiều thập kỷ và có xu hướng tiếp diễn.
Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu nổ ra, hàng nghìn khách sạn tầm trung và cao cấp đóng cửa. Chuỗi khách sạn lưu trú dài hạn Extended Stay America vẫn mở cửa tất cả cơ sở bởi ở nhiều phòng đã có người sinh sống lâu dài.
Sự bền bỉ của mô hình kinh doanh nơi ở tạm thời chứng tỏ sự bấp bênh trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ.
Lợi thế cho mô hình khách sạn dài ngày
Stephen Siegel, giám đốc điều hành của chuỗi khách sạn Siegel, bắt đầu suy nghĩ lại về các nguyên tắc cơ bản của mô hình căn hộ truyền thống. Bằng cách đó, ông đã xây dựng một hệ thống khách sạn trên khắp nước Mỹ, phục vụ chủ yếu cho những người không thể thuê nhà phương thức thông thường.
“Nhiều người sống lay lắt qua từng tấm séc được trả cho họ. Một số sẽ trở thành người vô gia cư nếu không có công việc", ông cho biết. Bởi vậy, Siegel cho phép người thuê trả tiền theo tuần, bất cứ khi nào họ nhận lương.
Thương hiệu khách sạn Siegel Suites bắt đầu hình thành với các đặc quyền cho khách hàng: không phải trả tiền thuê theo năm, không tính thêm phí internet, đồ nội thất hoặc TV, không tính phí cáp và các tiện ích.
“Mô hình kinh doanh về cơ bản là: Mang theo bàn chải đánh răng, quần áo và khăn trải giường của bạn. Vậy là bạn được nhận phòng”, Siegel nói.
Một lợi thế nữa mà mà chuỗi khách sạn của Siegel mang lại là không từ chối người ở vì vấn đề tín dụng. “Chúng tôi có rất nhiều người bị mất, bị tịch thu nhà hoặc bị trục xuất khỏi căn hộ chung cư. Điều đó sẽ để lại vết nhơ trên tín dụng của họ. Nếu đi thuê nhà theo kiểu bình thường, chủ nhà sẽ xem lịch sử tín dụng và từ chối những người đó", Siegel giải thích.
![]() |
Tòa nhà của khách sạn Siegel Suites tại Las Vegas, nơi nhiều gia đình vô gia cư sinh sống. Ảnh: Siegel Suites. |
Tại trung tâm thành phố Atlanta (bang Georgia, Mỹ), tiền thuê nhà tăng vọt dù hệ thống nhà ở giá rẻ không được xây dựng. Morcease Beasley, giám đốc điều hành học khu Clayton trực thuộc thành phố, cho biết: "Khi bạn thấy nhiều khách sạn lưu trú dài ngày hơn những ngôi nhà thực sự, có điều gì đó không ổn".
Ông nhận thấy mối liên hệ trực tiếp giữa sự giám sát tín dụng với người nghèo và sự bùng nổ các cơ sở lưu trú dài ngày mới.
“Mô hình này đang cung cấp cơ hội nhà ở cho những người từng sống ngoài đường. Các công ty cho thuê nhà sẽ từ chối họ vì những vết nhơ trên báo cáo tín dụng. Điều này tạo ra một hình thức phân biệt trên thực tế”, Beasley nhận định.
Theo Zing
Nằm ở vị trí đắc địa với tầm nhìn ra tháp Eiffel nhưng vì ảnh hưởng của đại dịch, khách sạn mở cửa cho những người vô gia cư.
" alt=""/>Những người Mỹ định cư ở khách sạn vì không đủ tiền thuê nhàCâu chuyện truyền cảm hứng của Tổng thống Roosevelt
Suốt hơn trăm năm qua, Teddy Bear là gấu bông tuổi thơ của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng ít ai biết tên gọi này xuất phát từ chính biệt danh của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, gắn với một câu chuyện đầy cảm hứng.
Trong cuộc đi săn gấu 10 ngày cùng Thống đốc Andrew H. Longino bang Mississippi vào năm 1902, vị Tổng thống Mỹ thứ 32 là người duy nhất trong đoàn không có được chiến lợi phẩm. Để “động viên” Tổng thống, cả nhóm đã vây bắt một con gấu, sau đó ra hiệu để ông bắn hạ con vật. Tuy nhiên, người đứng đầu đất nước cờ hoa lại giận dữ ra lệnh phải thả con gấu ra vì ông cho rằng bắn vào con vật không có khả năng chạy trốn là phi thể thao.
Hành động đầy bất ngờ của Tổng thống được xem là biểu tượng cho sự vị tha và cao thượng trong thời bấy giờ. Nhiều bài báo đồng loạt kể lại câu chuyện này. Đặc biệt là bức tranh nổi tiếng “Drawing the line in Mississippi” của họa sĩ Clifford Berryman khắc họa thành công hình ảnh người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ từ chối nổ súng để bảo vệ 1 chú gấu. Ông chủ cửa hàng kẹo bánh ở Brooklyn lấy nguồn cảm hứng từ đây để làm ra những chú gấu bông nhỏ xinh xắn, đặt tên là Teddy Bear, có nghĩa là “Gấu của Teddy” - biệt danh của Rosevelt.
![]() |
Bức họa nổi tiếng “Drawing the line in Mississippi” |
Sau này, Tổng thống Roosevelt cho phép sử dụng bán ra thị trường chú gấu được đặt tên theo biệt danh của ông. Hơn 100 năm qua, hàng triệu triệu gấu Teddy đã được ra đời những hình dạng, chất liệu vô cùng đặc biệt... và nổi tiếng khắp thế giới.
Hấp lực toàn cầu của Teddy Bear
Chỉ trong thời gian ngắn, Teddy Bear trở thành “một làn sóng mới” trên toàn thế giới. Không chỉ “chiếm lĩnh” thị trường đồ chơi, gấu Teddy còn ngày càng quen thuộc với giới trẻ khi trở thành nhân vật chính của nhiều sách truyện như Winnie The Pooh (A. A. Milne), tuyển tập sách thiếu nhi The Roosevelt Bears (Seymour Eaton)… Teddy Bear cũng trở thành nhân vật trong hàng loạt bộ phim hoạt hình nổi tiếng khắp thế giới như Cô bé Masha và chú Gấu xiếc (Nga), We Bare Bears (Mỹ)… Tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới đều muốn cho con trẻ một người bạn chân thật, đáng tin cậy, che chở… Không có sự lựa chọn nào tốt hơn Teddy Bear nhờ câu chuyện đầy nhân văn từ Tổng thống Mỹ Roosevelt.
![]() |
Những người gấu ở quầy lễ tân của Izu Teddy Bear Museum |
Với tình yêu bất diệt dành cho gấu bông, vào năm 1990, cô chủ Frances Pew Hayes đã lập nên bảo tàng Teddy đầu tiên trên thế giới gồm 5.500 chú gấu tự tìm kiếm và huy động từ các nhà sưu tập cá nhân khác. Cho tới nay, Teddy Bear trở thành nhân vật trong những câu chuyện tưởng tượng đầy bay bổng truyền tải những thông điệp đa sắc màu về văn hóa, lịch sử, truyền thống và cả kinh tế… Với sự sáng tạo không ngừng, thế giới có thêm hàng triệu “biến thể” gấu, với diện mạo độc đáo, mới lạ, bắt kịp các xu hướng thời trang, cùng những câu chuyện đời sống mang đậm hơi thở thời đại… Bảo tàng Gấu Teddy đã có mặt không chỉ tại Mỹ mà tại Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản... với mỗi nơi một bản sắc, thu hút hàng trăm triệu lượt du khách thăm quan trên toàn thế giới.
![]() |
Dấu ấn văn hóa Hàn Quốc tại Seoul Teddy Bear Museum |
Từ những lý do đó, Teddy Bear Museum sẽ lần đầu tiên được “đưa” về Việt Nam và ra mắt tại Phú Quốc United Center vào ngày 21/4/2021 tới đây. Đây là bảo tàng Teddy được đầu tư lên đến 2 triệu USD với tổng diện tích hơn 1.500 mét vuông, trưng bày hơn 500 gấu bông và thuộc Top 5 Bảo tàng Gấu lớn nhất thế giới. Không chỉ mang trải nghiệm giải trí được ưa chuộng toàn cầu về Việt Nam, Teddy Bear Museum tại Phú Quốc còn biến ước mơ được sống trong thế giới gấu Teddy của hàng triệu trẻ em và du khách mộ điệu thành sự thật.
![]() |
“Nhà gấu” Teddy tại Phú Quốc đưa trải nghiệm đặc biệt được yêu thích toàn cầu về Việt Nam |
Dấu ấn của “Nhà gấu” Teddy phiên bản Việt chính là “bảo tàng” câu chuyện chủ đề đặc sắc. Đó là chuyến hành trình của nhà thám hiểm Indiana Jones đưa du khách chu du đến vô số miền đất mới và khám phá những nền văn minh kỳ lạ nhất. Đây hứa hẹn là biểu tượng “check - in triệu like” không thể bỏ lỡ của mọi du khách khi Phú Quốc United Center chính thức đi vào hoạt động.
Minh Tuấn
" alt=""/>Vì sao Teddy Bear Museum hấp dẫn toàn thế giới?Việc đóng cửa các trường học trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 đã gây tổn hại nặng nề đến sức khoẻ tinh thần của các bà mẹ, nhưng không ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của các ông bố, nghiên cứu ở 1.500 phụ huynh trong tháng 4, 5, 6, 7, 9 và tháng 11 năm ngoái cho hay.
Vừa trông trẻ, vừa dạy học tại nhà, vừa làm việc khiến cho các bà mẹ có con nhỏ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy mình vô dụng.
Đại dịch làm gia tăng các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở các bậc cha mẹ nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ phải chịu đựng gánh nặng, trong khi các ông bố gần như không ảnh hưởng gì.
Các học giả tới từ ĐH Essex, Surrey và Birmingham cho biết, việc đóng cửa các trường học để ngăn chặn sự lây lan của virus có “tác động bất lợi đáng kể” đối với sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ. Tuy nhiên, “với các ông bố, điều đó không có gì khác biệt”.
Phát hiện được đưa ra sau khi đã khảo sát 1.500 phụ huynh có con từ 4 đến 12 tuổi về cách họ ứng phó từ khi trường học đóng cửa đợt đầu tiên vào tháng 3/2020. Nghiên cứu xem xét sự khác biệt giữa các phụ huynh có con được phép trở lại trường từ đầu tháng 6 với những phụ huynh có con không trở lại trường cho đến tháng 9.
Kết quả cho thấy những bà mẹ có cả con trai và con gái không được học kỳ mùa hè bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Câu trả lời của họ cho 12 câu trong bảng câu hỏi sức khoẻ tinh thần tổng quát cho thấy sự suy giảm lớn so với trước khi đại dịch bắt đầu.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những bà mẹ có ít nhất 1 con không nằm trong nhóm được ưu tiên đi học lại vào tháng 6 năm ngoái “có nguy cơ bị mất ngủ nhiều hơn, từ đó dẫn đến lo lắng, căng thẳng liên tục, cảm thấy như thể không vượt qua được khó khăn của mình, không vui hoặc chán nản”. Ngoài ra, họ còn phải nhận các tác động như: mất tự tin vào bản thân, nghĩ rằng mình vô dụng và cảm thấy không thể tận hưởng các hoạt động hằng ngày một cách bình thường.
“Tác động của việc trẻ em nghỉ học lên sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ là rất lớn và một sự mất mát quan trọng khó có thể thấy do ảnh hưởng của virus” - tiến sĩ Laura Fumagalli, một trong số 4 tác giả nghiên cứu nhận định.
“Chúng tôi ước tính rằng việc đóng cửa trường học có thể khiến sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ suy giảm một nửa. Điều đáng chú ý là sức khoẻ tâm thần của các ông bố dường như không bị ảnh hưởng chút nào” - bà Fumagalli nói.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định rõ nguyên nhân là do sự cô đơn, cô lập xã hội và mất liên lạc với bạn bè ở cả trong và ngoài trường học dẫn đến sự suy giảm sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ. Họ nhận thấy đây là nguyên nhân quan trọng hơn việc phải làm thêm giờ hay mất việc.
Những bà mẹ có con không được đi học trở lại cho biết họ cảm thấy cô đơn hơn những bà mẹ có con trở lại trường vào tháng 6 năm ngoái.
Trước đó, đã từng có nghiên cứu cho thấy phụ nữ nói chung, các bà mẹ sống với con nhỏ nói riêng là một trong những nhóm phải chịu nhiều đau khổ hơn về tinh thần trong đại dịch, cũng giống như những người có sức khoẻ kém, những người thuộc hộ gia đình có thu nhập thấp và người gốc Á. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu mới nhất cho thấy sức khoẻ tinh thần của nam giới hầu như không thay đổi.
“Những phát hiện của nghiên cứu này rất đáng lưu tâm. Các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ đang phải gánh vác gánh nặng khổng lồ khi vừa phải làm việc ở nhà vừa phải chăm sóc con cái trong thời kỳ đại dịch. Họ bị kiệt quệ về thể chất và tinh thần” - bà Munira Wilson, nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do nhận định.
“Sức khoẻ tâm thần của các bà mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau nhiều lần giãn cách xã hội. Trong khi sự hỗ trợ mờ nhạt của chính phủ đơn giản là không giúp ích được gì”.
Đăng Dương(Theo The Guardian)
Sau nhiều tháng phải tạm ngưng cuộc sống hẹn hò vì dịch Covid-19, Harrison Forman, nhà sản xuất kiêm diễn viên hài 28 tuổi ở thành phố New York đã cảm thấy cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.
" alt=""/>Đại dịch Covid