Đưa xuất bản thành ngành công nghiệp của Việt Nam
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa và các nỗ lực khuyến đọc, nâng cao văn hóa đọc của Đảng và Nhà nước, nhu cầu đọc sách và tiếp cận tri thức của độc giả Việt Nam ngày càng tăng.
Điều này mở ra những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức cho ngành Xuất bản: Độc giả có nhu cầu đọc những cuốn sách nổi bật trên trên thị trường quốc tế trong thời gian sớm nhất, thậm chí là tương đương với thời điểm bản gốc được phát hành rộng rãi; Thị trường đòi hỏi nhiều đầu sách đa dạng về thể loại, chủ đề với chất lượng cao hơn nữa, nhu cầu sách ngoại văn ngày một lớn. Đồng thời, sách của tác giả Việt trên thị trường ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, việc quảng bá, giới thiệu các xuất bản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế cũng là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Xuất bản.
Nhìn vào thực tế phát triển kinh tế nói chung và ngành Xuất bản nói riêng, TS. Nguyễn Mạnh Hùng – CEO Thái Hà Books nhận thấy nhiều hạn chế như quy mô, năng lực hoạt động xuất bản ở nước ta vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội về xuất bản phẩm. Chất lượng của sách xuất bản và dịch vụ xuất bản chưa cao, chưa tương ứng với nhiệm vụ về công tác tư tưởng. Hoạt động xuất bản còn tụt hậu về công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh so với các nước trong khu vực và thế giới. Việc quản lý nhà nước đối với xuất bản còn nhiều bất cập.
Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế và thách thức vẫn còn không ít cơ hội mới cho việc đưa xuất bản thành ngành công nghiệp của Việt Nam. Bởi chúng ta đang nhận được những tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0.
Xây dựng thị trường đọc
Ông Hùng cho rằng, việc xây dựng xuất bản thành ngành công nghiệp hoàn toàn có cơ sở. Để nắm chắc cơ hội, chủ động cho con đường phát triển của ngành, cần kiến tạo hệ sinh thái cho xuất bản Việt Nam. Muốn làm được điều này, theo ông Hùng, phải thực hiện được những điều sau:
Thứ nhất,tạo ra sân chơi cùng với các đơn vị xuất bản quốc tế bằng việc tổ chức các hội sách một cách chuyên nghiệp. Tại đó chúng ta có cơ hội giới thiệu các tác phẩm và tác giả Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Sự hiện diện tại các hội sách quốc tế như Frankfurt, Beijing, London… đã tạo ra những chú ý tích cực tới xuất bản Việt Nam. Một số đơn vị tham gia hoạt động này rất tích cực và có chiều sâu như Thái Hà Books, NXB Trẻ, Nhã Nam, NXB Kim Đồng…
Thứ hai, thiết lập và hỗ trợ hoạt động khuyến đọc tại các nhà trường và địa phương trên cả nước như hoạt động đọc sách 10 phút mỗi ngày tại các lớp học, cấp học. Thành lập các tủ sách di động tại địa điểm công cộng như bệnh viện, bến chờ xe bus. Lập quỹ khuyến đọc và dịch thuật…
Theo ông Hùng, hiện tại thị trường sách tương đối mở rộng, việc mua bán bản quyền dễ dàng nên khâu kiểm duyệt sách có phần đơn giản, do vậy các cuốn sách nội dung chưa có nhiều giá trị sống tích cực vẫn được xuất bản. Sách truyền tải nội dung "khó nhằn", có giá trị lại bị xem là sản phẩm “để trưng bày”. Do vậy, để khuyến khích các tác giả Việt Nam dụng công tìm tòi và sáng tạo, nên có những ưu đãi giá, và các hoạt động truyền thông quảng bá để sách tới tay các bạn đọc cả nước.
Thứ ba, Chính phủ xây dựng Quỹ để hỗ trợ dịch thuật tiếng Việt ra các ngôn ngữ khác và hoạt động khuyến đọc trên cả nước.
Thứ tư,về xuất bản sách giấy, nhằm tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm đối với các đơn vị làm xuất bản trực tiếp, cơ quan quản lý cần tham khảo mô hình của các nước để giảm bớt thủ tục hành chính trong việc cấp phép, phát hành.
Thứ năm,cơ quan quản lý tiếp tục phổ biến rõ thủ tục hành chính cấp phép trong việc kinh doanh xuất bản phẩm điện tử; báo cáo xử lý khi phát hiện sai phạm phát hành ấn phẩm điện tử (ebook, audiobooks, kinh doanh nội dung sách trên các ứng dụng…).
Thứ sáu, trao quyền nhiều hơn cho đơn vị liên kết xuất bản, thừa nhận vai trò và trách nhiệm của đơn vị liên kết xuất bản; Các đơn vị liên kết được phép đệ trình đơn trực tiếp lên cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện những hành vi vi phạm trong việc phát hành sách giả, sách lậu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, sách là đối tượng của văn hóa, xứng đáng được đối xử đặc biệt so với các mặt hàng khác, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà bán lẻ, cho phép các nhà bán sách nhỏ tồn tại bất chấp sự có mặt của hệ thống cửa hàng lớn.
Thứ bảy,phải có các tập đoàn xuất bản tầm cỡ. Các tập đoàn này sẽ làm đa dạng hóa thị trường và doanh thu, làm mềm lợi nhuận, tăng cường sự hợp tác... Một số đơn vị tầm cỡ của Việt Nam có thể phát triển hiện nay như: NXB Giáo dục, NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, NXB Phụ Nữ, Phương Nam, Nhã Nam, Alpha Books.
Ông Hùng cho rằng, điều này rất quan trọng và chúng ta không chỉ cần tiềm lực tài chính, có nguồn vốn lớn mà quan trọng hơn là xây dựng thị trường đọc.
“Để có thị trường đọc, đầu tiên phải xây dựng thói quen đọc từ nhỏ, từ mầm non và cấp tiểu học. Hơn nữa, cần có cơ chế, luật hoá về văn hoá đọc. Cần đưa các nghị quyết, quyết định về khuyến đọc vào cuộc sống”, ông Hùng hiến kế.
Bài 2: Việt Nam cần phát triển hệ sinh thái xuất bản
Một ngày năm 2014, cô Vương phải làm thêm giờ ở công ty để kiểm tra nốt số hóa đơn còn lại. Lúc đó, công ty chỉ còn lại một mình cô. Xong việc, cô tắt tất cả các thiết bị điện để ra về nhưng lại bỏ quên một chiếc máy in. Bản thân cô cũng không ngờ, chiếc máy in lại mang đến rắc rối lớn cho mình.
Sáng hôm sau, việc chiếc máy in bị quên tắt đến tai người quản lý. Vị quản lý này khiển trách cô Vương, cho rằng cô đã sơ suất, thiếu trách nhiệm.
Mặc dù trung tâm mua sắm từ lâu đã ban hành văn bản quy định tắt các thiết bị điện trước khi ra về nhưng cô Vương vẫn cho rằng, chiếc máy in sẽ chẳng thể gây ra vấn đề gì nếu bị quên tắt.
Trong khi người quản lý lại nhận định, đó là một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nếu máy in gặp trục trặc và gây cháy nổ, toàn bộ trung tâm mua sắm sẽ bị phá hủy. Người quản lý yêu cầu cô Vương viết bản kiểm điểm.
Cô Vương cảm thấy người quản lý chỉ đang làm lớn chuyện. Nhưng là một nhân viên, cô cũng đành viết bản tự kiểm điểm theo yêu cầu.
Sau khi nộp bản kiểm điểm, vấn đề khác lại nảy sinh. Thì ra, cô Vương không kí vào bản kiểm điểm mà chỉ in tên mình trên máy tính. Xét về mặt pháp lý, chỉ chữ ký viết tay hoặc ký điện tử hay dấu vân tay mới có hiệu lực pháp lý. Người quản lý yêu cầu cô in lại một bản sao, ký tay.
Cô Vương cho rằng vị quản lý này đang cố làm khó cô bởi trước đó, công ty có tuyển một nữ kế toán khác. Trưởng phòng kế toán vốn không ưng cô nên thường xuyên gây khó dễ, bắt lỗi.
Cô báo cáo sự việc với lãnh đạo công ty. Thật không ngờ, phía công ty đã đưa ra thông báo sa thải cô với lý do không tuân thủ quy định.
Cô Vương không hiểu tại sao chỉ vì không ký tên vào bản kiểm điểm mà lại bị công ty sa thải. Một lần nữa, cô quyết định gặp người quản lý, nói rõ ngọn ngành. Nhưng người này cho biết, cô có hai sự lựa chọn, một là tự xin nghỉ việc để bảo vệ danh dự, hai là bị sa thải.
Quá tức giận, cô buông những lời nói bực tức với vị quản lý của mình. Cô còn bóng gió rằng người này có quan hệ "thầm kín" với nữ kế toán mới nên cố tình bắt bẻ cô, ép cô nghỉ. Vì cãi nhau to nên cô Vương không còn lựa chọn nào khác, đành phải xin nghỉ việc để giữ thể diện.
Dù đã xin nghỉ việc nhưng nghĩ lại chuyện đã qua, cô vẫn hết sức tức giận. Cô Vương gửi đơn lên tòa, kiện công ty đã vi phạm hợp đồng lao động. Cô cũng đi khắp nơi để thu thập bằng chứng.
Phía công ty cho rằng, cô Vương đã vi phạm điều 2 trong luật lao động: Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động. Và công ty có quyền sa thải cô.
Nhưng cô Vương giải thích việc quên tắt máy in chỉ là do sơ suất và cô đã chủ động viết bản kiểm điểm ngay khi được quản lý yêu cầu.
Công ty đưa ra lý do, việc cô Vương không tắt máy in có thể gây tổn thất lớn hơn cho công ty. Và thái độ của cô thực sự không tốt trong quá trình bị khiển trách. Điều này ảnh hưởng xấu tới các nhân viên khác của công ty và họ đã đưa ra quyết định sa thải vì những điều đó.
Tóa án nhận thấy các máy in trong trung tâm mua sắm luôn ở chế độ an toàn. Nếu người dùng quên tắt sẽ tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng. Điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công ty.
Cô Vương có thái độ hơi quá khích nhưng cũng chưa vượt quá tầm kiểm soát. Tòa cho rằng công ty đã vi phạm luật lao động khi sa thải cô Vương.
Cuối cùng, tòa án yêu cầu công ty trả 37.000 tệ (hơn 120 triệu đồng) tiền bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động và 3.700 tệ (hơn 12 triệu đồng) tiền bồi thường cho tiền thưởng cuối năm.
Cuối cùng cô Vương đã đòi lại được công bằng cho mình. Quản lý công ty cũng nhận một bài học về cách hành xử đối với người lao động.
Ỷ tưởng hẹn hò này được những người đam mê hoạt động ngoài trời nghĩ ra trong bối cảnh du lịch bùng nổ vào năm ngoái. Tại thời điểm đó, các công ty du lịch bắt đầu tổ chức các chuyến du lịch hẹn hò kéo dài một ngày, và nhanh chóng trở nên phổ biến đến mức các địa điểm phải được đặt trước nhiều tuần.
Một người phụ nữ độc thân có tên tài khoản là @Fuguibansheng đã chia sẻ trải nghiệm của mình, khi tham gia chuyến du lịch hẹn hò kéo dài một ngày ở Bắc Kinh. Cô nói rằng, chuyến đi thực sự đã giúp cô dễ dàng kết nối với mọi người hơn.
Cô bắt đầu chuyến du lịch trên một chiếc xe buýt. Hành khách trên xe ngồi theo cặp và chia sẻ những thông tin cơ bản về bản thân họ. Địa điểm du lịch của họ là một vùng nông thôn. Khi đến nơi, mọi người sẽ được chia thành từng cặp để leo núi.
Người hẹn hò của @Fuguibansheng đã tặng cô chiếc gậy đi bộ đường dài của anh ấy và điều đó khiến cô cảm thấy dễ chịu. “Lòng tốt là khởi đầu tốt cho một mối quan hệ lãng mạn”, cô nói.
Một người phụ nữ 35 tuổi tên Sally cho biết, người bạn hẹn hò đã cõng cô qua suối khi cô bị thương ở chân do va phải một tảng đá. Cô cảm thấy mình được chăm sóc chu đáo, điều mà đã lâu rồi cô không cảm nhận được.
Theo Tạp chí Tri thức ZNews