- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị chuyên trách CNTT tại các Bộ, ngành; các Sở TT&TT cũng như thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố Internet Việt Nam.Công văn số 232 gửi lúc 15h chiều nay yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo ATTT trên hệ thống do mình quản lý, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các phòng, ban có chức năng quản trị hệ thống thực hiện ngay những biện pháp như Thay đổi ngay các mật khẩu hiện tại, thiết lập chính sách bắt buộc thay đổi mật khẩu trong chu kỳ 1 tháng. Mật khẩu không được trùng nhau, đặt mật khẩu mạnh (tối thiểu 8 ký tự bao gồm cả chữ, số và ký tự đặc biệt). Các mật khẩu bao gồm mật khẩu máy chủ, mật khẩu đăng nhập ứng dụng, mật khẩu hệ điều hành, mật khẩu quản lý tên miền....
Bên cạnh đó, các đơn vị phải cô lập phân vùng các vùng máy chủ, thiết lập chính sách chỉ một vài địa chỉ IP, một số máy tính mới có quyền truy cập vào máy chủ được chỉ định; Rà soát mã độc trên các máy chủ, máy trạm để phát hiện và gỡ bỏ những mã độc đã được cài cắm; Thiết lập tường lửa, hệ thống phát hiện âm nhập để phát hiện và cảnh báo sớm các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống.
Cũng theo công văn này, danh sách mật khẩu các máy chủ không được lưu trên máy tính cá nhân và chỉ cho một số ít cán bộ có quyền nắm giữ danh sách này mà thôi; Cập nhật thường xuyên các bản vá cho hệ điều hành, phần mềm dịch vụ trên các máy chủ, máy trạm; Cài đặt và để chế độ cập nhật tự động thường xuyên các chương trình diệt mã độc; Sao lưu thường xuyên các ứng dụng, mã nguồn, cơ sở dữ liệu để có phương án dự phòng; Chuẩn bị và thực hành các phương án đối phó, đồng thời xây dựng quy trình ứng cứu xử lý sự cố nếu xảy ra sự cố.
Các đơn vị chủ động cử cán bộ tăng cường ứng trực trong thời gian tới để theo dõi hệ thống mạng của mình; song cũng cần phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thư điện tử, an toàn Internet cho tất cả cán bộ nhân viên sử dụng máy tính tại cơ quan, đơn vị mình, nhất là cảnh giác với những tệp tin đính kèm trong email.
Khi xảy ra sự cố, các đơn vị cần báo cáo kịp thời cho Lãnh đạo, các cơ quan chức năng để kịp thời phối hợp xử lý.
Các khuyến cáo này được VNCERT đưa ra nhằm tăng cường ATTT cho các hệ thống thông tin CQNN, tiếp nối sau cảnh báo số 1 phát đi lúc 14h50 chiều qua và sau Công văn khẩn của Bộ TT&TT gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng TƯ Đảng, các Bộ, ngành, UBND các địa phương... sáng nay, 30/7, đề nghị tăng cường kiểm tra, rà soát ATTT.
Chiều qua, trong khoảng thời gian từ 16h-17h, website chính thức của VietnamAirlines đã bị tấn công thay đổi giao diện (deface). Tin tặc đã để lại những thông điệp mang tính xúc phạm Việt Nam, Philippines đồng thời tự nhận đến từ nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc. Không những vậy, chúng còn chia sẻ công khai danh sách hơn 410.000 hội viên chương trình Bông Sen vàng của VietnamAirlines.
Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất, website của nhóm tin tặc 1937cn đã phủ nhận việc gây ra vụ tấn công nhằm vào VietnamAirlines. Hiện VietnamAirlines vẫn đang tích cực phối hợp cùng Bộ TT&TT, Bộ Công an, FPT, Viettel xử lý sự cố.
T.C
" alt=""/>VNCERT yêu cầu các đơn vị thay đổi ngay mật khẩu

Không chỉ các game thủ đang dần tỏ ra nhụt chí hay lo sợ trước những thế trận mà mình có thể bị ép buộc thua ngay từ khi chưa bắt đầu vào trận, cả các ông bầu lớn cũng đang dần "sốt vó" lên khi điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích, tên tuổi hay thậm chí cả thu nhập của cả đội. Đỉnh điểm là gần đây trong một kèo đấu chạm 7 (đánh 7 trận) xuất hiện tới 3 trận có bản đồ giống nhau, khiến các game thủ nhớ map và dễ dàng giành lợi thế khi kết hợp với quân tốt hơn.
Theo phán đoán của Gunny, cũng như không ít game thủ thường xuyên theo dõi các trận đấu thời gian vài tháng trở lại đây, dường như có một thế lực nào đó đang ra tay can thiệp vào các trận đấu, thông qua hệ thống của máy View (máy theo dõi để tường thuật trực tiếp) cũng như phần mềm quản lý phòng máy của các quán game, khiến cho thế trận nghiêng về phía mà kẻ xấu muốn. Mục đích chính của những kẻ này được cho là nhằm thu lợi bất chính từ việc cá độ riêng giữa các "con bạc" dựa trên các trận đấu AOEđược xem là khá công bằng trước đây. Các trận thua thường được áp đặt luôn phiên giữa các đội, hôm thì Hà Nội, lúc lại Thái Bình để khiến người xem không tỏ ra nghi ngờ.
 |
|
Cũng theo nhận định của nhiều người chơi, AOE vốn là một game đã khá lâu đời và việc game thủ can thiệp vào hệ thống như chèn ảnh, nhạc đều có thể tự mình làm được. Do đó việc những người có trình độ tin học cao xâm nhập và can thiệp vào các hệ thống phòng máy để điều tiết các yếu tố trong nhiều kèo game cũng không thể bỏ qua, nhất là khi các trận đấu game hiện này đều được cài đặt và sắp xếp khá đơn giản và dễ dàng dựa trên hệ thống mạng LAN và một chương trình phần mềm quay phát đơn giản.
Cộng đồng AOE Việt Nam bấy lâu nay được "truyền lửa" và "nuôi dưỡng" bởi các đội game lớn trong đó nổi bật lên là "tứ trụ" Hà Nội, GameTV, Thái Bình, Skyred. Kèo đấu giao lưu giữa các game thủ hay cả đội ở nhiều thể loại diễn ra hàng tuần, dựa trên sự tính toán và sắp xếp độ mạnh yếu giữa các game thủ, thể thức thi đấu quen tay, việc kết hợp các cặp đôi trong thể loại 2vs2 hay 4vs4... để tạo sự cân bằng nhất định lúc ban đầu. Tuy nhiên, với thể loại thi đấu chính là Random, thế nên việc hên xui ra quân đẹp với địa thế nhà đẹp ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả. Dẫu vậy, chuyện thua trắng 7,8 hay 9 trận ở thể loại này dường như là điều rất khó có thể xảy ra.
 |
|
Qua tìm hiểu, hiện nay các đội game cũng như nhiều ông bầu đã vào cuộc điều tra, theo dõi lại các luồng dữ liệu ra vào thiết bị, kiểm tra lại phiên bản game chuẩn, dự kiến sẽ sử dụng dàn máy LAN riêng trong thời gian tới... tất cả nhằm mục đích tìm ra kẻ đang đứng sau thao túng cả một cộng đồngAOE khổng lồ, cũng như mang lại sự ổn định và tinh thần fair-play cho các cuộc chơi.
theo gamethu
" alt=""/>Bàng hoàng trước thông tin có thế lực đen thao túng AOE Việt