“Em ăn ở đây từ hồi còn đi học cấp 3 ý. Giờ đi làm rồi vẫn hay đưa bạn gái qua đây ăn. Nhất là dịp này, vừa ăn vừa có thể ngắm Nhà thờ Hàm Long lên đèn, hít hà cái lành lạnh của thành phố, thỉnh thoảng may mắn có thể nghe tiếng chuông nhà thờ ngân. Đây vẫn là vị trí rất chill để hẹn hò đấy chứ”, Quốc Tùng (Hàng Bột, Hà Nội) chia sẻ.
Khách ngồi kín vỉa hè chờ ăn thịt xiên nướng
Từ 16h30 chiều tới 18h tối, chiếc lò nướng trong quán thịt xiên nằm đầu con ngõ đối diện nhà thờ Hàm Long của anh Thắng, chị Loan lúc nào cũng nghi ngút khói, khách nườm nượp người mua về, người ăn tại chỗ. Anh Thắng, chị Loan thoăn thoắt xiên thịt, quạt lửa, nướng hết lượt này qua lượt khác, không ngơi tay.
“Hôm nay đông khách nên chịu khó chờ chị tí nhé gái xinh!”
“Nay vẫn ăn như mọi hôm à em? Nhưng đợi chị lâu lâu chút nhé, còn nhiều đơn quá! Thông cảm cho chị, hôm khác chị bù nha”.
Chị Loan vừa nướng thịt vừa chào hỏi khách
Quán đông nên khách tới tầm giờ tan tầm thường phải chờ, nhanh thì 7 - 10 phút, lâu thì có khi tới 20 phút. Chị Loan cứ vừa làm vừa vui vẻ chào hỏi khách, xin lỗi để khách chờ lâu.
“Người ta gọi đây là thịt xiên view nhà thờ chứ mình hay gọi là thịt xiên chờ. Nhưng chờ mãi cũng quen rồi. Vợ chồng chị Loan vui vẻ, nhiệt tình với khách lắm, chẳng ai nỡ giận”, Hà Linh chia sẻ.
Vợ chồng chủ quan rất niềm nở nên nhiều khách dù phải chờ, vẫn vui vẻ
Thịt xiên nướng của quán gây ấn tượng với những miếng thịt ngọt được nướng vừa chín tới, ăn rất mềm, không quá nạc cũng chẳng quá mỡ
Nhờ bí quyết tẩm ướp riêng, thịt xiên của quán bùi và thơm, ăn kèm loại tương ớt xay nguyên chất, giống loại dùng ở các quán phở
Vợ chồng chị Loan đã mở quán thịt xiên ở đây ngót nghét 15 năm. Quán cứ bán từ 14h đến 20h mỗi ngày, nhưng nhiều khi tầm 19h đã hết hàng. “Mỗi ngày mình bán từ 25 - 30kg thịt lợn, tương đương khoảng 1.000 xiên. Mở lại sau dịch, khách có giảm đi chút ít, ngày mình bán tầm 700 - 800 xiên”, chị Loan cho biết.
Năm 2007, với công thức tự nghĩ ra, chị Loan mở quán thịt xiên nướng. Theo thời gian, chị cải biến, thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thực khách. Ban đầu, khách hàng của chị chủ yếu là học sinh nên nhiều bạn trẻ hay gọi đây là “quán thịt xiên tuổi thơ”. Thời điểm đó, giá mỗi xiên thịt là 4.000 đồng.
Đến năm 2018, chị tăng giá duy nhất một lần từ 4.000 đồng lên 5.000 đồng/xiên. “Khách hàng của mình chủ yếu là người trẻ, là khách quen lâu năm nên mình không muốn tăng giá quá nhiều. Giá thịt tăng cao thì mình làm xiên nhỏ hơn một chút, khi giá thịt giảm mình lại làm nhỉnh lên”, chị Loan cho biết.
Để làm ra một chiếc xiên thịt thơm ngon, chị Loan phải chọn kỹ lưỡng từ khâu lấy thịt. Thịt làm xiên đều là thịt lợn tươi. Khi mua về, anh chị rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị rồi xiên vào que. Khách mua tới đâu chị nướng tới đó.
Chị Loan cho biết, thịt ngày nào bán hết ngày đó nên không có hàng tồn. Chị cũng chọn mua loại than sạch, ít khói để đảm bảo sức khỏe hơn cho thực khách.
Tại quán, chị Loan bán kèm thêm bánh mì để khách có thể ăn bánh mì kẹp thịt. Mỗi chiếc bánh mì có giá 2000 đồng/chiếc, mức giá mà theo chị thì "chỉ bán bằng vốn chứ không lấy lãi". "Nếu khách đặt nhiều thịt xiên, phải chờ lâu thì mình tặng bánh mì cho họ luôn, bù công chờ đợi", anh Thắng - chồng chị Loan chia sẻ.
Ngoài khách ăn trực tiếp, quán chị Loan còn có lượng đơn đặt hàng ổn định. Có những khách đặt ship một lúc 50 xiên, 100 xiên, còn 10 - 20 xiên thì rất nhiều.
Quán thịt xiên của chị Loan nằm ngay đầu con ngõ được mệnh danh là “phố ăn vặt” với đủ nộm bò khô, ốc, trứng lá ngải… Nhiều bạn trẻ xem đây là điểm hẹn hò lý tưởng khi vừa được thưởng thức đủ món ăn vỉa hè ngon, rẻ, vừa được ngắm nhà thờ.
“Thịt xiên thì ở đâu cũng có nhưng ngon thì không dễ kiếm. Thịt ở đây ngọt, thơm, ngấm gia vị và có phần tương ớt rất hợp. Điểm cộng nữa là anh chị chủ quán vui vẻ, hay tặng khách thêm bánh mì, bớt tiền trà đá…”, một khách quen của quán chia sẻ.
Tất nhiên, với mức giá 5.000 đồng/xiên thì theo nhận xét, xiên thịt của quán không quá to. Quán đông, mà chỉ có 2 vợ chồng chị Loan tự làm nên thời gian chờ lâu.
“Chỗ ngồi có hơi chật một chút vì ngõ này nhiều quán nằm cạnh nhau. Thêm vào đó, chủ nhật anh chị nghỉ không bán nên nhiều khách không biết, dễ đi ăn “hụt”, Hà Linh chia sẻ.
Nhiều thực khách đã gắn bó với quán nhiều năm
Quang Minh
" alt=""/>Thịt xiên vỉa hè giá siêu rẻ, view nhà thờ; Khách đến nườm nượp, ngày bán cả ngàn xiên
Tuy chỉ gồm những nguyên liệu quen thuộc nhưng điều làm nên cái ngon của bún cua thối chính là cách chế biến kỳ công. Để làm món bún cua thối, người địa phương thường chế biến cua được bắt ở đồng Phú Thọ (tức Đồng Xanh, xã An Phú, TP. Pleiku).
Chỉ cua sống ở đây mới có mùi vị ngon và thơm hơn các loại cua khác. Cua đồng tươi được rửa sạch, bỏ mai, lấy phần thân đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Nước cua được ủ lên men khoảng một ngày đêm cho đến khi chuyển sang màu đen và bốc mùi thum thủm.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm, người dân địa phương sẽ biết cách cân đối để đảm bảo ủ nước cua đủ và đúng thời gian, tạo mùi vị đạt chuẩn. Nếu nước cua nặng mùi quá hoặc ít mùi thì khi chế biến cũng không ngon.
Bắc phần nước cua đã lên men lên bếp, đun sôi liu riu với lửa nhỏ rồi cho thêm măng tươi thái mỏng. Đun càng lâu, măng càng tiết ra vị ngọt khiến nồi nước dùng đậm đà hơn, người ta cũng cho thêm cả trứng vịt chín vào nồi nước.
Ngoài bún, măng, trứng, món bún cua thối còn được ăn kèm da heo chiên giòn với hành phi, đậu phộng, nem chua, chả,... rồi chan cùng nước dùng đen ngòm, đặc sánh, bốc mùi thum thủm.
Những người thưởng thức lần đầu thường không dễ dàng để nếm thử bún cua thối nhưng với ai đã ăn quen thì sẽ cảm nhận được vị ngon đặc trưng của đặc sản này.
Bún cua thối ăn kèm với rau sống. Thực khách có thể trộn đều các nguyên liệu lên rồi thưởng thức hoặc chan nước dùng riêng để ăn khô. Dù thưởng thức theo cách nào thì món ăn cũng để lại dư vị khó quên với thực khách.
Món bún cua thối có vị hăng nồng, nặng mùi của nước dùng kết hợp cùng chút chua cay, mằn mặn nơi đầu lưỡi. Tuy có mùi khó ngửi nhưng phần nước dùng đen đặc sệt từ cua lên men lại được xem là linh hồn của món ăn.
Đến Gia Lai, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức bún cua thối tại nhiều quán ăn ven đường hay trong các khu chợ truyền thống. Mỗi suất bún cua thối có giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng, thích hợp với mọi đối tượng.
Phan Đậu
" alt=""/>Món bún thối ăn với nước dùng “bốc mùi” thum thủm ở Gia Lai
Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Ngọc Lâm, nhà sáng lập kiêm CEO startup Vuihoc cho hay, nếu so với tất cả các lĩnh vực khác nói chung và EdTech toàn cầu nói riêng, EdTech Việt Nam hiện là một điểm sáng.
Nhìn về thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, đây là khoảng thời gian các startup EdTech Việt Nam không thu hút được quá nhiều vốn đầu tư. Lúc này, dòng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các thị trường phát triển sớm hơn Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia.
Thế nhưng, lúc dịch Covid-19 kết thúc, so với thị trường Ấn Độ, Indonesia, các startup EdTech Việt Nam lại chứng tỏ được sự bền bỉ khi tiếp tục phát triển, mặc dù việc học trực tiếp đã quay trở lại. Đây là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu. Từ lý do đó, dòng vốn bắt đầu chảy vào các startup EdTech Việt Nam.
Lý giải cho điều này, nhà sáng lập Vuihoc cho biết, khi nhìn vào bối cảnh Việt Nam, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia có chung nhận định, Việt Nam hiện là môi trường phù hợp để các startup EdTech phát triển.
Đầu tiên, phụ huynh Việt Nam rất quan tâm đến việc giáo dục con cái. Với niềm tin rằng đầu tư cho con cái là sự đầu tư tốt nhất cho tương lai của trẻ. Yếu tố thứ 2 là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh với tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng.
Khi đó, nhu cầu về giáo dục sẽ càng ngày càng gia tăng. Phụ huynh Việt Nam cũng rất cởi mở về công nghệ. Đây là cơ hội cho các ứng dụng công nghệ hỗ trợ giáo dục ngày càng có tiềm năng phát triển.
Về việc phải cạnh tranh với các đối thủ ngoại. theo phân tích của ông Lâm, lĩnh vực giáo dục luôn có sự bản địa hóa sâu sắc, đòi hỏi mỗi EdTech sẽ phải thực sự hiểu về văn hóa, tập quán học tập, cách thi cử và nhu cầu của từng địa phương. Đây là điều không dễ để các EdTech ngoại có thể tham gia vào thị trường Việt Nam.
EdTech nước ngoài thường được nhận định có lợi thế hơn về nguồn vốn, công nghệ. Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ mới đang ngày càng dễ dàng hơn, đặc biệt khi có sự ra đời của các nền tảng như ChatGPT.
“EdTech Việt Nam sẽ có lợi thế hơn đối thủ ngoại nhờ hiểu được văn hóa, cách thức vận hành của hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là cơ hội rất tốt để EdTech Việt có thể chiếm lĩnh được thị trường”, ông Đỗ Ngọc Lâm nói.
Bình luận về xu hướng ứng dụng AI vào trong các sản phẩm giáo dục, nhà sáng lập Vuihoc cho rằng, việc ứng dụng AI trong mọi ngành, không chỉ ở mảng giáo dục, là xu hướng không thể đảo ngược. Đây cũng là lý do startup này vừa triển khai VUIHOC Station - trung tâm ứng dụng AI trong giáo dục, với sự tham gia của đối tác CREVERSE cùng chương trình toán tư duy Hàn Quốc dành cho trẻ từ 4-11 tuổi.
“Sau vòng gọi vốn 6 triệu USD, một trong những trọng tâm của Vuihoc là đầu tư cho công nghệ, đặc biệt là AI. Điều quan trọng là chúng ta có lượng data đủ lớn, đủ chi tiết và đủ “sạch” để đào tạo ra các model AI nhằm ứng dụng trong sản phẩm”, ông Lâm nói.
Startup này cho biết sẽ ứng dụng AI vào việc nhận diện giọng nói, đưa ra nhận xét cho học sinh theo thời gian thực. Khi học sinh bật camera trong quá trình học, từ việc phân tích khuôn mặt, hệ thống cũng có thể nhận định được các em có tập trung vào bài giảng hay không và đưa ra những nhắc nhở phù hợp cho học sinh.
Việc thu thập dữ liệu của học sinh trong quá trình học có thể giúp nhà phát triển ứng dụng cá nhân hóa lộ trình học cho từng học sinh, đồng thời đưa ra báo cáo kết quả học tập cho phụ huynh theo thời gian thực. Do đó, có thể thấy rõ hiệu quả của các tính năng AI khi giúp học sinh trở nên hào hứng hơn, từ đó giúp hiệu quả học tập tốt hơn.