80 tỉ đồng cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân
Dự án Hỗ trợ DDLS (AFINS) bắt đầu hoạt động từnăm 2010, là dự án đầu tiên quan tâm đến vấn đề DDLS một cách toàn diện tại ViệtNam. Với tổng kinh phí hỗ trợ 3,8 triệu USD (gần 80 tỉ đồng) từ Quỹ Abbott, dựán đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc tăng cường chăm sóc dinh dưỡngtại bệnh viện cho bệnh nhân nội trú với 3 nhu cầu thiết yếu: đào tạo cán bộ,lồng ghép DDLS vào công tác chăm sóc bệnh nhân nội trú; mở rộng các chương trìnhđào tạo về DDLS và thực hiện, phổ biến kết quả nghiên cứu về các mô hình DDLStối ưu.
![]() |
Dự án đã đào tạo hơn 1.200 cán bộ về DDLS; tổ chức các chương trình đào tạo cấpbằng, chứng chỉ về DDLS, thực hiện nghiên cứu quy mô lớn về chế độ dinh dưỡngtại các bệnh viện địa phương, và tổ chức các hội nghị quốc gia về DDLS. Bên cạnhđó, Abbott Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều chương trình phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện trên toànquốc. Chỉ tính riêng trong năm 2012, hơn 619.000 bệnh nhân đã được hưởng lợi từcác chương trình của Abbott, từ dinh dưỡng trước khi sinh đến dinh dưỡng chuyênbiệt cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân ung thư.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinhdưỡng Quốc gia, trong điều kiện nước ta vẫn còn khoảng 30-50% bệnh nhân nội trúbị suy dinh dưỡng, với những biến chứng nhiễm khuẩn có thể kéo dài thời gian nằmviện, thì dự án với những việc làm cụ thể như thế này rất ý nghĩa, giúp giảmthời gian điều trị và gánh nặng chi phí cho bệnh nhân, cần được nhân rộng và đẩymạnh hơn nữa.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều chương trình có ý nghĩa đối với ngành y tế củaViệt Nam mà Abbott đã thực hiện trong nhiều năm qua. Mới đây, Abbott vừa công bốấn bản "Báo cáo trách nhiệm xã hội" đầu tiên tại Việt Nam, thể hiện cam kết đónggóp bền vững và lâu dài trong việc cải thiện sức khỏe cho người dân Việt Nam.Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan về những đóng góp của Abbott cho cáccộng đồng địa phương trong năm 2011 và 2012.
Ngọc Minh
Kết quả là giờ đây, sau 2 tháng “điều trị”, mỗi khi đến bữa cơm, tôi lại buồn nôn, miệng mồm đắng nghét, tôi chỉ muốn uống nước chứ không muốn ăn. Tay chân tôi vẫn bủn rủn, đổ mồ hôi. Riêng về chuyện vợ chồng thì mấy ngày đầu cũng có khá hơn chút đỉnh, nhưng khoảng một tuần sau, khi tôi bắt đầu ngán món thịt dê thì tôi ngán luôn cả vợ.
Tôi muốn biết, tại sao một món ăn thuộc loại đệ nhất cường dương bổ thận như vậy mà lại chẳng làm nên cơm cháo gì? Hay là tôi sử dụng không đúng cách? Hoặc là phải kết hợp với các bài thuốc khác chứ không phải chỉ dùng riêng một món thịt dê?
Hiếu Dũng (quận 3, TPHCM)
Bạn thân mến,
Thật tình khi nghe bạn kể và hình dung ròng rã 2 tháng trời, ngày nào bạn cũng được thưởng thức món “đệ nhất” gì gì đó thì tôi cũng có cảm giác giống bạn: Cổ nhờn nhợn, tay chân lạnh ngắt, toàn thân bủn rủn.
Có sự liên tưởng giữa loài vật này và khả năng làm tăng bản lĩnh đàn ông có lẽ bắt nguồn từ... cái tên rất ấn tượng của chúng. Nhiều người khi nhắc đến món thịt dê là nghĩ ngay đến “chuyện ấy”. Có người còn rỉ tai nhau về tác dụng "bổ dương tráng khí", góp phần giúp quý anh tăng cường sinh lực khi sử dụng “súng ống” của con vật ấy. Thậm chí một số nhà hàng còn quảng cáo rất kêu về công dụng của các món ăn từ dê hoặc rượu thuốc ngâm từ bộ phận sinh dục của dê theo kiểu ăn gì bổ nấy, ông uống bà khen...
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính nóng, không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết... Các món ăn chế biến từ thịt dê có thể chữa đau lưng, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh. Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng. Nói chung, thịt dê rất bổ dưỡng.
Chính vì sự bổ dưỡng này mà thịt dê rất tốt cho sức khỏe nói chung. Còn chuyện có tốt cho... một bộ phận nào đó hay không thì thú thật cũng chưa có tài liệu nào dám quả quyết trăm phần trăm là “ăn gì bổ nấy”. Đó chẳng qua chỉ là kinh nghiệm dân gian và phần nhiều mang yếu tố tinh thần hơn là tác dụng thực tế.
Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần đề cập, điều khiển hoạt động tình dục là bộ não. Vì vậy, một khi tinh thần phấn chấn, có niềm tin vững chắc sẽ giúp các anh hăng hái hơn. Đặc biệt, khi ăn “những thứ có liên quan đến dê”, quý anh thường nhâm nhi tí rượu khiến cho cơ thể nóng lên. Và thế là cứ lầm tưởng thịt dê đã... phát huy tác dụng!
Cần lưu ý là thịt dê giàu đạm, mỡ nên không phải ai cũng có thể ăn. Các thầy thuốc khuyên người bị rối loạn chuyển hoá lipit cần thận trọng với món ăn bổ dưỡng này. Người cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Tóm lại, quan niệm cho rằng ăn thịt dê, uống rượu ngọc dương sẽ “bổ dương tráng khí” cũng giống như suy nghĩ ăn óc thì bổ não, ăn móng giò thì khỏe chân, ăn tiết canh thì bổ máu... Tức là, mọi thứ chỉ do suy diễn chứ chẳng có nghiên cứu khoa học nào xác nhận sự liên quan giữa các thứ ấy.
Trở lại vấn đề của bạn, việc cần làm trước mắt là phải kiên quyết... tuyệt thực nếu bữa ăn bà xã dọn lên lại có món thịt dê. Bạn vừa khỏi bệnh, rất cần bồi bổ cơ thể nhưng điều quan trọng nhất là phải ăn uống đầy đủ chất chứ không phải cứ chén tì tì một món để mong tráng dương bổ thận! Để bạn ngon miệng, bà xã nên chịu khó thay đổi thực đơn thường xuyên, cần tham khảo ý kiến xem bạn thích hay thèm món gì thì nấu nướng chứ không nên áp đặt như từ trước đến nay.
Nếu bạn không can đảm nói với bà xã điều này thì chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ... tiêu luôn!
(Theo NLĐ)" alt=""/>Bủn rủn vì bị vợ ép ăn bồi bổ 'chuyện ấy'