“Yes”có thể là câu trả lời cho một câu hỏi như “Have you seen where I put my briefcase?”hay “Do you understand?”.
Việc sử dụng “yes”ở đây thường không cần nhiều cảm xúc, vì thế có thể thay thế bằng một số cách trả lời đơn giản như:
- Certainly.
- I do hoặc I have.
Hoặc bạn có thể sử dụng cách trả lời đời thường hơn:
- Sure.
- Yep.
- Yeah.
“Yep” và “yeah” là những thay thế phổ biến cho “yes”, nhưng nên được dùng với bạn bè, những người bạn thân quen. Bạn có thể nhận được một cái cau mày nếu sử dụng nó ở những nơi như công sở, khi nói chuyện với ông chủ.
![]() |
Để trả lời cho một lời đề nghị, như “Could you pass the butter please?”, bạn có thể dùng:
- Of course.
- Sure I can!
- Yeah.
- No problem!
Hoặc với đề nghị như “Please make sure the paperwork is finished for 5 o’clock.”,bạn có thể trả lời một cách lịch sự:
- I will.
- Definitely.
- Absolutely.
- By all means.
Với những lời đề nghị như: ““I’ve got spare tickets to the big game this weekend if you’d like one?”hay “I could help you with your homework tonight if you like?”, bạn có thể trả lời:
- OK.
- I’d love that!
- You bet!
- Alrighty!
- Fo sho! –một từ lóng có nghĩa là “chắc chắn rồi”.
Với những lời khẳng định mang nghĩa tích cực, như “That was a great evening”hay “Wasn’t that a fantastic lunch?”, bạn có thể trả lời:
- Yes, it was!
- Sure was!
- Wasn’t it just!
Những câu trả lời trên đây đều mang nghĩa rất tích cực. Tuy nhiên, mức độ nhiệt tình khác nhau có thể được thể hiện phụ thuộc vào từ thay thế mà bạn dùng. Dưới đây là một số ví dụ:
- “Totally!”– đây là cách trả lời thay thế cho “yes” có nguồn gốc từ văn hóa trượt ván và lướt sóng của giới trẻ Mỹ. Cách dùng từ này hiện nay đã quá phổ biến và thường được sử dụng bởi những người bản ngữ trẻ tuổi.
- “Yeah, right”– cách trả lời này có thể được sử dụng với nghĩa châm biếm. Với những ví dụ trên, nếu bạn dùng cách này, có thể thực ra bạn nghĩ rằng buổi tối rất buồn chán hoặc bữa trưa rất tệ.
- “Yes”có thể được sử dụng để đáp lại một lời kêu gọi để thu hút sự chú ý. Ví dụ: “Oh, Mrs Smith”. “Yes?”.
Một số cách đáp lại thông tục hơn:
- Uh-huh?
- Yep?
Một số cách trang trọng hơn:
- Yes, what is it?
- Yes, what can I do for you?
- You called?
“Yes” có thể được dùng để khuyến khích ai đó tiếp tục nói. Ví dụ như trong đoạn hội thoại này:
Mike: “When you bought those photographs…”
Dave: “Yes?”
Mike: “Did you get them from the shop on the high street?”
Ở đây, Dave đang gửi đi thông điệp là anh ta đã nghe thấy những gì Mike nói, và khuyến khích Mike tiếp tục đặt câu hỏi. Bạn sẽ thường xuyên nghe thấy người đối diện nói “yes” trong những cuộc trao đổi điện thoại, hoặc trong nhiều trường hợp khác. Trong những tình huống này, có thể sử dụng một số thay thế cho “yes”:
- I hear you– sử dụng phù hợp ở những nơi như công sở.
Hoặc những cách đời thường hơn:
- Uh-huh?
- Mmm hmm?
- Yep?
Nếu bạn nghe thấy ai đó lặp lại “Uh-huh... uh-huh...”quá nhiều khi họ đang nghe ai đó nói chuyện, đó có thể là dấu hiệu của một cuộc trò chuyện nhàm chán.
- I see– từ này có thể được dùng khi ai đó cho bạn một số thông tin hơn là hỏi bạn một câu hỏi. Ví dụ như:
Mike: “There’s a problem with the report…”
Dave: “I see…”
Mike: “…it contains some errors in the last paragraph.”
“Yes” có thể dùng để thể hiện niềm vui hoặc hứng thú. Ví dụ như: “You got tickets for the gig? YES!”.
Trong trường hợp này, có nhiều lựa chọn thay thế mà bạn có thể dùng:
- Ace!
- Brilliant!
- Cool!
- Hell, yes!
Nguyễn Thảo(Theo EF)
" alt=""/>Những cách trả lời thay cho “yes” và ngữ cảnh sử dụngHầu hết ngân hàng hiện đều có dòng thẻ tín dụng cashback với tỷ lệ hoàn tiền cao. Ảnh: Forbes.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đã đạt hơn 3 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê của Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy trong giai đoạn này, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng trên 50%.
Các chuyên gia cho rằng hoạt động tiêu dùng trong nước tăng trưởng từ đầu năm có đóng góp tích cực từ các giải pháp kích cầu tiêu dùng của cơ quan quản lý và các ngành hàng, doanh nghiệp, bao gồm cả ngành ngân hàng thông qua các ưu đãi chi tiêu thẻ tín dụng.
Thực tế, xu hướng chi tiêu trước, trả tiền sau qua thẻ tín dụng ngày càng phổ biến khi các nhãn hàng và ngân hàng áp dụng nhiều chính sách khuyến mại, cũng như chương trình cashback (tạm dịch: hoàn tiền) sau chi tiêu.
Hầu hết ngân hàng hiện nay đều cho ra mắt các sản phẩm thẻ tín dụng cashback để khuyến khích khách hàng chi tiêu. Như tại HDBank, nhà băng này hiện có sản phẩm thẻ tín dụng HDBank Priority với ưu đãi hoàn tiền cho các giao dịch mua sắm lên tới 15%, giá trị hoàn tối thiểu 100.000 đồng/tháng và tối đa 300.000 đồng/tháng.
Chủ thẻ HDBank Priority cũng sẽ được hoàn 0,5% giá trị cho các chi tiêu khác. Giá trị hoàn tối thiểu 100.000 đồng/tháng và tối đa 500.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng bảo hiểm du lịch toàn cầu đến 12 tỷ đồng và nhận ưu đãi giảm 1 triệu đồng cho các dịch vụ phòng chờ sân bay, golf (tối đa 4 lượt/năm cho khách hàng đáp ứng đủ điều kiện).
Dòng thẻ này của HDBank cũng có ưu đãi giảm đến 40% chi phí đặt phòng, ăn uống hoặc dịch vụ giải trí và trả góp lãi suất 0% tại các đối tác liên kết của ngân hàng.
Tại Eximbank, nhà băng này hiện có sản phẩm thẻ tín dụng cashback EximBank Violetvới tỷ lệ hoàn tiền lên đến 20%, giá trị hoàn tối đa 600.000 đồng/tháng và 7,2 triệu/năm, tối thiểu 100.000 đồng/kỳ sao kê, áp dụng khi mua sắm trực tuyến, ăn uống và các dịch vụ giải trí. Phí thường niên áp dụng là 400.000 đồng/năm.
Thẻ tín dụng này cũng đi kèm với ưu đãi khác như tích điểm đổi quà, miễn phí thường niên năm đầu.
Ngân hàng Quốc tế (VIB) đang chạy chương trình sản phẩm thẻ tín dụng VIB SuperCardcũng là dòng thẻ hoàn tiền/nhận điểm thưởng tốt với tỷ lệ hoàn lên tới 15%, áp dụng với nhóm ngành ẩm thực, du lịch, mua sắm. Trường hợp giao dịch mua sắm và chi tiêu hàng ngày hoặc giao dịch trực tuyến/nước ngoài, tỷ lệ hoàn tiền là 10%.
Chủ thẻ VIB SuperCard cũng có thể tùy chọn thay đổi ngày sao kê, tỷ lệ thanh toán tối thiểu hoặc các danh mục ngành hàng nhận hoàn tiền/điểm thưởng. Thẻ cũng có dịch vụ trả góp 0% tại Shopee trong thời gian 12 tháng.
Tuy nhiên, do là thẻ American Express nên không phải địa điểm mua sắm nào cũng có dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho dòng thẻ này. Ngoài ra, mức phí thường niên thẻ khá cao, lên tới 999.000 đồng/năm.
Tại VPBank đang có dòng thẻ tín dụng VPBank StepUpáp dụng ưu đãi hoàn tiền 15% cho các giao dịch mua sắm trực tuyến, thanh toán hóa đơn. Hoàn tiền giao dịch online 6% với tổng chi tiêu dưới 10 triệu đồng/tháng và 15% với tổng chi tiêu từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.
Trong đó, giá trị hoàn tiền tối đa của dòng thẻ này là 600.000 đồng/tháng và 7,2 triệu đồng/năm. Tiền hoàn sẽ được chuyển về tài khoản cashback. Phí thường niên của loại thẻ này không quá cao, hiện áp dụng ở mức 499.000 đồng.
Ngoài ra, thẻ đi kèm với các quyền lợi khác như tích lũy điểm thưởng, miễn phí thường niên năm đầu.
Tuy nhiên, nhược điểm của thẻ tín dụng này là một số giao dịch thanh toán dịch vụ định kỳ (như Netflix, Spotify, YouTube Premium...) không được áp dụng hoàn tiền. Hay việc mua sắm trên ứng dụng thương mại điện tử Shopee, mua ứng dụng, mua hàng qua ứng dụng có tỷ lệ hoàn tiền rất thấp chỉ 0,1%.
MỘT SỐ DÒNG THẺ TÍN DỤNG CASHBACK TỶ LỆ CAO KHI MUA SẮM | |
Dòng thẻ | Ưu đãi/Tỷ lệ cashback |
HDBank Priority | - Hoàn 15% cho mua sắm hàng hóa, 0,5% cho chi tiêu khác - Bảo hiểm du lịch toàn cầu đến 12 tỷ đồng - Giảm đến 40% chi phí đặt phòng, ăn uống hoặc dịch vụ giải trí - Giảm đến 50% khi chơi golf tại hệ thống liên kết của HDBank - Trả góp lãi suất 0% tại các đối tác liên kết của HDBank - Hoàn phí thường niên năm đầu tiên với giá trị đến 1,9 triệu đồng; hoàn phí thường niên năm đầu tiên cho chủ thẻ phụ - Miễn lãi tối đa 55 ngày |
EximBank Violet | - Hoàn tiền 20% các giao dịch online - Giá trị hoàn tiền tối đa 600.000 đồng/tháng, 7,2 triệu/năm, tối thiểu 100.000 đồng/kỳ sao kê |
VIB Super Card | - Hoàn tiền/nhận điểm thưởng với ẩm thực, du lịch, mua sắm (15%), giao dịch trực tuyến/nước ngoài (10%). Hoàn tiền tối đa 1 triệu/tháng - Trả góp 0% Shopee lên tới 12 tháng |
VPBank StepUp | - Hoàn tiền giao dịch online 6% với tổng chi tiêu dưới 10 triệu/tháng và 15% với tổng chi tiêu từ 10 triệu/tháng trở lên. Giá trị hoàn tiền tối đa 600.000 đồng/tháng và 7,2 triệu đồng/năm |
KBank Cashback Plus | - Hoàn tiền 10% khi thanh toán tại Việt Nam; 15% cho mọi giao dịch tại Thái Lan |
HSBC Visa Cash Back | - Hoàn tiền lên tới 6% tại siêu thị và cửa hàng tạp hóa |
Với nhiều lợi ích thiết thực, thẻ tín dụng đang là công cụ tài chính trong chi tiêu của không ít người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cá nhân khuyến nghị với khách hàng có mức chi tiêu hàng tháng không cao, nên cân nhắc kỹ việc mở thẻ tín dụng.
Đặc biệt, cần tìm hiểu kỹ về mức lãi suất của thẻ, điều kiện ưu đãi kèm theo của các ngân hàng để chọn dòng thẻ cho phù hợp, tránh áp lực gánh nặng trả nợ.
Bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban chính sách Chi hội thẻ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) đưa khuyến nghị các khách hàng phải nghiên cứu kỹ quy định sử dụng, quy định về tính lãi, phí, trách nhiệm liên quan khi sử dụng thẻ tín dụng.
Bên cạnh hợp đồng sử dụng thẻ, khách hàng cần tìm hiểu kỹ biểu phí, cách tính lãi thẻ. Định kỳ hàng tháng, ngân hàng gửi thông báo sao kê, số dư nợ phát sinh, số tiền tối thiểu thanh toán tới khách hàng, cần xem kỹ để thanh toán đầy đủ, đúng hạn để tránh nợ chồng nợ không như mong muốn.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znewsxây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
" alt=""/>Thẻ tín dụng nào được hoàn tiền mua sắm nhiều nhất?Trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập sáng nay, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tuyên dương 60 cựu sinh viên tiêu biểu của 3 thời kỳ: Trường ĐH Văn khoa - Trường ĐH Tổng hợp - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn có lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển. Sau Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở ĐH Văn khoa ở Hà Nội, trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11/1955 với tên gọi là Trường CĐ Dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.
![]() |
Nhiều cựu sinh viên, giảng viên dự lễ kỷ niệm Trường nhân văn tròn 60 tuổi (Ảnh:Yến Nhi) |
Đến ngày 1/3/1957, trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường ĐH Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Từ năm 1976 đến năm 1996, trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong ĐH Tổng hợp TP.HCM.
Ngày 30/3/1996, trường mang tên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống ĐHQG TP.HCM.
Qua 60 năm, trường đã đào tạo, cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức với trên 75.000 cử nhân khoa học, hơn 7.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ. Hiện tại, trường có gần 1.000 cán bộ giảng viên, trong đó 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên.
Các cựu sinh viên tiêu biểu của trường Nhân văn (Ảnh: Ngô Tùng) |
Tại lễ kỷ niệm, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nhắn nhủ nhà trường cần tiếp tục quan tâm tới chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu; không ngừng chuẩn hóa, đổi mới về quản trị đại học, kết hợp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Nhà trường cần quan tâm tới lớp cán bộ, giảng viên trẻ, có lập trường chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực làm gương cho học viên, sinh viên noi theo.
Đặc biệt, bà Thịnh đề nghị nhà trường phải quan tâm đến việc phát triển các ngành khoa học cơ bản, mang bản sắc của trường như văn học, ngôn ngữ, triết học, lịch sử…
Lê Huyền
" alt=""/>Ngày 20/11: 'Phải quan tâm hơn nữa tới giảng viên trẻ'