Bất ngờ vì giá vé máy bay tăng gấp đôi chỉ trong 2 tuần
Chị Khánh Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) kể, giữa tháng 8, chị cùng gia đình dự định du lịch Đà Nẵng nhân dịp con trai nhận kết quả thi với điểm số cao. Cuối tháng 6, chị đã kiểm tra vé máy bay và thấy giá vé khứ hồi cho chặng này khoảng 2,8-3,2 triệu đồng, nhưng chỉ sau mấy ngày, giá đã lên tới hơn 4 triệu đồng.
Với việc mua trước chuyến đi cả 3 tuần, chị Huyền cho rằng mức giá này "khó mà chấp nhận". Năm 2022, gia đình chị từng bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng và giá vé máy bay khứ hồi chỉ vào khoảng hơn 2 triệu đồng/người, không phải bay giờ xấu.
Năm nay, với gia đình 6 người lớn, chi phí cho vé máy bay đã khoảng 25 triệu đồng. Chị Huyền ước tính cộng thêm chi phí ăn uống, khách sạn, đi lại thì tổng số tiền bỏ ra có thể lên tới 50 triệu đồng. "Mức giá vé như này thì quá đắt. Tiền vé máy bay hiện chiếm tới nửa chi phí chuyến đi. Chắc gia đình tôi sẽ cân nhắc chọn các phương tiện rẻ hơn như ô tô, tàu hỏa hoặc chuyển sang các địa điểm gần hơn", chị nói.
Theo khảo sát của phóng viên Dân tríngày 19/7, giá vé máy bay từ Hà Nội đến các điểm du lịch "nóng" như Đà Nẵng, Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc đều tăng mạnh trở lại. Thời điểm trước tháng 7, giá vé khứ hồi các chặng này dao động từ 2,5-6 triệu đồng đã bao gồm thuế phí. Tuy nhiên, hiện các chặng này giá vé tăng thêm từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng.
Cụ thể, chặng bay Hà Nội - Phú Quốc từ nay đến cuối tháng 8, giá vé khứ hồi hạng phổ thông của Vietnam Airlines, Vietjer Air dao động 3,5-5 triệu đồng, cao hơn từ 1-1,5 triệu đồng ở thời điểm cuối tháng 6.
Tương tự, cách đây một tháng, giá vé khứ hồi từ Hà Nội - Đà Nẵng dao động từ 2,1-3 triệu đồng. Thế nhưng hiện mức giá cho chặng này đã tăng lên mức từ 3,2 - 4,8 triệu đồng, tăng khoảng 1-1,5 triệu đồng.
Các chặng bay khác như Hà Nội - Lâm Đồng; Hà Nội - Cần Thơ của các hãng hàng không cũng cao hơn từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/vé so với thời điểm đặt vé trước tháng 6.
Giá vé chặng Hà Nội - Côn Đảo lên tới gần 7 triệu đồng/vé/chiều (Ảnh chụp màn hình).
Đáng chú ý, chặng "nóng" nhất vẫn là Hà Nội - Côn Đảo khi giá vé hạng phổ thông hiện dao động từ 3,5 đến 7 triệu đồng/vé/chiều, cao hơn 1-3,5 triệu đồng so với cách đây nửa tháng.
Điều này khiến nhiều hành khách "ngã ngửa" khi giá vé máy bay một số chặng chỉ trong thời gian 2 tuần đã tăng gấp đôi.
Cuối tháng 6, anh Duy Long (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt vé hạng phổ thông cho 4 người trong gia đình đi Côn Đảo du lịch từ 1-4/8 với mức giá 2,8 triệu/vé/chiều. Gần đây, anh tiếp tục đặt vé cho 2 người trong gia đình để bay cùng chuyến nhưng mức giá vé lại tăng chóng mặt. Tìm kiếm đặt vé trên các trang bán vé trực tuyến, anh Long rất bất ngờ bởi giá vé nhiều chặng bay tăng đột biến, có chặng tăng tới gấp đôi so với trước đó.
"Tôi đặt thêm vé cách ngày bay 2 tuần mà giá tăng lên mức 6,5 triệu đồng/vé/chiều. Nếu chọn bay giờ đẹp thì giá vé có thể lên đến hơn 7 triệu đồng/vé/chiều. Như vậy, tính từ cuối tháng 6 đến nay, giá vé tăng cao gấp đôi giá vé tôi đặt", anh Long nói.
Khách "bỏ đi" sau khi hỏi giá vé máy bay
Chia sẻ về tình hình giá vé máy bay, anh Nhật Minh, đại diện một đơn vị lữ hành tại Hà Nội, nói tỷ lệ khách "bỏ đi" sau khi hỏi giá vé máy bay lên tới gần 40%, đặc biệt với những đường bay từ Hà Nội tới Nha Trang, Phú Quốc... Anh cho biết so với năm ngoái, lượng khách bay nội địa của công ty giảm 20%.
Theo anh Minh, chi phí sinh hoạt ngày càng cao khiến người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn nên khó mạnh tay chi cho các chuyến du lịch. Bên cạnh đó, giá các tour du lịch trong nước bằng máy bay đang rất cao.
Nhiều tour du lịch trọn gói trong nước đang có giá cao hơn tour du lịch Thái Lan và tương đương với tour Singapore, Malaysia và chỉ thấp hơn vài triệu đồng nếu so với giá tour Hàn Quốc.
Nhiều khách hàng "bỏ đi" sau khi hỏi giá vé máy bay (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Chị Thu Hương, quản lý một khách sạn tại Đà Nẵng, cho biết giá vé máy bay đầu tháng 7 đi Đà Nẵng cao đột biến, mà vẫn khan hiếm là do là thời điểm diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế tại thành phố này. "Sau khi kết thúc lễ hội, giá vé đi Đà Nẵng sẽ hạ nhiệt nhưng không đáng kể vì từ nay đến cuối tháng 8 nhu cầu đi du lịch của người dân vẫn rất cao", chị nhận định.
Chị lý giải rằng khoảng thời gian giữa tháng 7 đến hết tháng 8 nhu cầu du lịch của người dân tăng cao do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Từ nay đến hết tháng 8 là thời điểm học sinh nghỉ hè, học sinh vừa thi xong tốt nghiệp và chờ xét tuyển vào đại học. Do đó, nhiều gia đình có xu hướng lên kế hoạch đi du lịch trong khoảng thời gian này.
Ngoài ra, chị Hương chia sẻ rằng trước dịch Covid-19, các đoàn khách từ công ty lữ hành vốn chiếm khoảng 60-70% tổng lượng khách hè của khách sạn này. Tuy nhiên, giá vé máy bay cao khiến nhóm khách này giảm mạnh và hiện phải phụ thuộc vào khách lẻ.
Mặc dù lượng khách di chuyển bằng xe cá nhân hoặc xe khách từ các tỉnh miền Bắc tăng lên nhưng chị Hương đánh giá rằng lượng khách này khó bù đắp được lượng khách di chuyển bằng vé máy bay hằng năm.
" alt=""/>Giá vé máy bay cao ngất, khách "bỏ đi" sau khi hỏi giáCăn cứ điều 52, Thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21/10/2020, NAPAS đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngân hàng thành viên thực hiện diễn tập định kỳ 6 tháng một lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm để chuyển đổi hệ thống kỹ thuật từ Trung tâm dữ liệu chính (DC) về Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) và vận hành hệ thống tại Trung tâm dự phòng từ 3 đến 5 ngày.
Việc chuyển đổi nhằm tăng cường khả năng ứng phó trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra đối với hệ thống kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử luôn duy trì sự an toàn, ổn định và thông suốt.
Việc chuyển đổi góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo hệ thống an toàn, ổn định, thông suốt.
Thời gian chuyển đổi hệ thống kỹ thuật của NAPAS từ Trung tâm dữ liệu chính (DC) về Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) diễn ra từ 0h đến 1h ngày 28/10, sau đó chuyển đổi ngược lại từ Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) về Trung tâm dữ liệu chính (DC) từ 0h đến 1h ngày 1/11.
Các dịch vụ sẽ lần lượt được chuyển đổi, tổng thời gian thực hiện theo kế hoạch của các hệ thống không quá 60 phút, trong đó dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 tạm dừng không quá 20 phút. Việc sắp xếp khung giờ diễn tập phù hợp đã được NAPAS và các ngân hàng thành viên tính toán nhằm giảm thiểu tác động đến chất lượng dịch vụ cũng như hạn chế ảnh hưởng đến giao dịch chuyển tiền/ thanh toán của người dân.
Trước khi thực hiện, NAPAS đã báo cáo kế hoạch, nội dung diễn tập chuyển đổi hoạt động của các hệ thống từ Trung tâm dữ liệu chính sang Trung tâm dữ liệu dự phòng tới Cục Công nghệ thông tin Ngân hàng Nhà nước; đồng thời chủ động thông báo cho các ngân hàng thành viên để có sự chuẩn bị nguồn lực triển khai phối hợp và giảm thiểu các tác động tới khách hàng.
Hệ thống NAPAS đáp ứng yêu cầu thời gian hoạt động liên tục đảm bảo hơn tỷ lệ tối thiểu 99,98% theo mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Hệ thống NAPAS đáp ứng yêu cầu thời gian hoạt động liên tục đảm bảo hơn tỷ lệ tối thiểu 99,98% theo mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán điện tử những năm gần đây, hệ thống NAPAS cũng ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và giao dịch thanh toán. Tính đến 30/9, giao dịch qua NAPAS tăng trưởng khoảng hơn 32% về số lượng và 18% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2023.
Trong vai trò đơn vị chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho các giao dịch bán lẻ, NAPAS luôn đặt mục tiêu hàng đầu là đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, an toàn và thông suốt. NAPAS đã đẩy mạnh triển khai các hạ tầng công nghệ thông tin, tối ưu giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, hệ thống NAPAS đã đáp ứng yêu cầu về thời gian hoạt động liên tục, thông suốt đảm bảo hơn tỷ lệ tối thiểu là 99,98% theo mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Thời gian tới, NAPAS tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thành viên triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, song song với tăng cường công tác trực 24/7 để sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng, trung gian thanh toán và doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm lễ, Tết.
Trích dẫn Điều 52 tại Thông tư 09 quy định đối với việc tổ chức triển khai bảo đảm hoạt động liên tục của hệ thống thông tin như sau:
1. Tổ chức phải có kế hoạch và tổ chức triển khai bảo đảm hoạt động liên tục hệ thống thông tin (ngoại trừ các hệ thống thông tin chính và dự phòng hoạt động song song) theo các yêu cầu sau:
a) Tối thiểu sáu tháng một lần, tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống dự phòng;
b) Thực hiện chuyển hoạt động từ hệ thống chính sang hệ thống dự phòng và hoạt động chính thức trên hệ thống dự phòng tối thiểu 1 ngày làm việc của từng hệ thống thông tin theo danh sách tại khoản 2 Điều 49 Thông tư này, một năm một lần đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 4 trở lên, hai năm một lần đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở xuống; đánh giá kết quả và cập nhật các quy trình, kịch bản chuyển đổi (nếu có). Trường hợp không thể chuyển đổi hoạt động trong ngày làm việc, hệ thống dự phòng phải được thiết lập có cùng công suất, cấu hình với hệ thống chính và định kỳ hàng năm thực hiện chuyển đổi, kiểm tra tính sẵn sàng của hệ thống dự phòng.
2. Các tổ chức chỉ có một trụ sở làm việc tại Việt Nam (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) phải tổ chức thực hiện diễn tập bảo đảm hoạt động liên tục định kỳ hàng năm.
3. Tổ chức phải thông báo kế hoạch, nội dung và kịch bản diễn tập chuyển đổi hoạt động liên tục cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) chậm nhất là 5 ngày làm việc trước khi thực hiện qua địa chỉ thư điện tử [email protected].
" alt=""/>NAPAS cùng ngân hàng thành viên diễn tập chuyển đổi hệ thống kỹ thuậtDòng tiền bất ngờ đổ mạnh vào thị trường chứng khoán trong sáng nay. Thanh khoản HoSE tăng hơn gấp đôi so với phiên buổi sáng của những ngày giao dịch trước.
Cụ thể, thanh khoản HoSE đạt 497,5 triệu cổ phiếu tương ứng 11.569,01 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 46,12 triệu cổ phiếu tương ứng 914,01 tỷ đồng và trên UPCoM là 32,06 triệu cổ phiếu tương ứng 436,33 tỷ đồng.
Thanh khoản HoSE tăng hơn gấp đôi phiên trước (Nguồn: VNDS).
Thị trường bao phủ bởi sắc xanh với số lượng mã cổ phiếu tăng giá áp đảo. Có tới 369 mã tăng giá trên toàn sàn HoSE trong khi phía mã giảm chỉ có 65 mã; HNX có 113 mã tăng, 38 mã giảm; UPCoM có 191 mã tăng, 74 mã giảm.
Cổ phiếu bất động sản những phiên gần đây chịu áp lực bán khiến tài khoản nhà đầu tư bị bào mòn nhanh chóng thì đến phiên sáng nay đồng loạt tăng giá mạnh, nhiều mã tăng trần. DXG, PDR, FDC và SGR tăng kịch biên độ, dư mua giá trần. Trong đó, DXG khớp lệnh 12,2 triệu đơn vị, dư mua giá trần 8,9 triệu đơn vị; PDR khớp lệnh 17,4 triệu đơn vị và có dư mua giá trần 5,2 triệu đơn vị.
Một số mã khác tuy đã hạ độ cao sau khi chạm trần nhưng mức tăng vẫn mạnh. DIG tăng 6,8%; khớp lệnh 25,6 triệu cổ phiếu; HDC tăng 6,4%; CCL tăng 6,4%; HDG tăng 6,3% và HTN tăng 4,9%.
Nhiều mã khác cùng ngành cũng tăng giá tích cực: NLG tăng 5,9%; NTL tăng 5,3%; DXS tăng 5,3%; HPX tăng 5%; NVL tăng 4,9%. Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai cũng tăng 2,7%. "Họ" Vingroup đồng loạt tăng: VIC tăng 0,9%; VHM tăng 0,9% và VRE tăng 2,2%.
Sắc xanh bao phủ thị trường sáng nay (Nguồn: VNDS).
Ngành vật liệu và xây dựng đồng pha, tăng mạnh. NHA và VSI tăng trần; BMP tăng 4,9%; DPG tăng 4,7%; CII tăng 4,6%; VGC tăng 4,5%; HVH tăng 4,1%; CTD tăng 3,6%; CTR tăng 3,3%.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt nhóm chứng khoán cũng bốc đầu tăng giá mạnh. CTS và EVF tăng trần; FTS tăng 6,8%, áp sát mức giá trần; BSI tăng 6,6%; AGR tăng 6,3%. Cổ phiếu VDS tăng 4,9%; ORS tăng 4,5%; HCM tăng 4,5%; VCI tăng 4,3%; VIX tăng 4%; SSI tăng 3,7%; VND tăng 3,5%.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng tăng giá và hỗ trợ tốt cho thị trường chung. MBB tăng 3% và khớp lệnh xấp xỉ 13 triệu đơn vị; LPB, NAB, TPB, VPB, VIB, SHB, BID, CTG… tăng tích cực.
Tạm kết phiên sáng, VN-Index bật tăng 20,42 điểm tương ứng 1,67% lên 1.243,98 điểm, HNX-Index tăng 4,4 điểm tương ứng 1,93% và UPCoM-Index tăng 0,84 điểm tương ứng 0,91%.
Thị trường chứng khoán trong nước bùng nổ giữa bối cảnh các chỉ số chứng khoán trên thị trường quốc tế cũng hồi phục mạnh.
Trong đó, chứng khoán Mỹ bật tăng sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tích cực đã giúp thị trường dịu bớt nỗi lo suy thoái. Đóng cửa phiên giao dịch 15/8, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 554 điểm, tương đương 1,39% lên 40.563 điểm. S&P 500 tăng 1,61% lên mức 5.543 điểm. Nasdaq Composite tăng thêm 2,34% lên 17.595 điểm.
" alt=""/>Tiền đột ngột dội vào chứng khoán, VN