Trong phiên điều trần hôm 12/4, Thẩm phán Kevin Castel cho hay ông Griffith biết rõ việc đến Triều Tiên là phạm pháp song vẫn tiếp tục với hi vọng trở thành “một anh hùng tiền mã hóa được ngưỡng mộ và tán dương vì chống lại các lệnh trừng phạt của chính phủ”.
Ông Griffith thừa nhận hành động của mình là sai trái trong buổi tuyên án. Việc bắt giữ khiến ông mất việc tại Ethereum Foundation, làm tiêu tan sự nghiệp và khiến gia đình hổ thẹn.
“Tôi đã nhận được bài học của mình”, ông nói.
Công tố viên liên bang yêu cầu án tù từ 63 tới 78 tháng và khoản phạt tối đa 1 triệu USD. Tuy nhiên, luật sư của ông Griffith đề nghị mức án 2 năm trong tù, xét tới thời gian bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt tại trung tâm tạm giam Brooklyn trước khi bị kết án và ông bị rối loạn nhân cách. Luật sư mô tả ông là một nhà khoa học xuất sắc, người gần như bị ám ảnh với Triều Tiên và tự nhận mình đang hoạt động vì hòa bình.
Tuy nhiên, Thẩm phán Castel vẫn tuyên 63 tháng tù do cần răn đe những người khác, sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ. Ông Griffith phải nộp phạt 100.000 USD.
Ethereum Foundation là tổ chức phi lợi nhuận, thành lập với mục tiêu hỗ trợ nền tảng tiền ảo Ethereum. Vitalik Buterin - đồng sáng lập Ethereum, một người bạn của Griffith - tuyên bố trên Twitter rằng ông Griffith đến Triều Tiên mà không có sự trợ giúp từ tổ chức và nhiều người đã khuyên ngăn.
Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cố gắng kiềm chế nỗ lực xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thông qua các lệnh cấm vận nghiêm khắc, bao gồm cấm vận thương mại, tài chính và vũ khí. Theo công tố viên, năm 2018, ông Griffith bắt đầu kế hoạch phát triển hạ tầng tiền ảo tại Triều Tiên. Dù Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo không không được đến nước này, ông vẫn đến Bình Nhưỡng vào tháng 4/2019 để tham dự một hội thảo tiền ảo và blockchain.
Trong quân phục Triều Tiên, ông Griffith nói về cách né lệnh cấm vận cho khoảng 100 khán giả. Bức ảnh chụp bài thuyết trình cho thấy ông đang minh họa trên bảng cách gửi tiền ảo bằng mạng Ethereum. Cụm từ “không có lệnh cấm vận” và hình vẽ mặt cười được viết bên cạnh hình minh họa.
Ngoài ra, ông còn quảng cáo các dịch vụ tài chính liên quan tới blockchain cho người tham dự hội thảo và tư vấn cho công dân Triều Tiên cách chuyển các tài sản tiền mã hóa. Công tố viên liên bang đã bắt giữ ông tại Los Angeles vào tháng 11/2019.
Ông Buterin và một số đồng nghiệp cũ của ông Griffith tại Ethereum Foundation đã viết thư cho Thẩm phán Castel để xin khoan hồng cho bạn mình.
Du Lam (Theo WSJ)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ: Tài chính, Tư pháp, TT&TT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo.
" alt=""/>Chuyên gia tiền ảo đi tù vì chuyến đi tới Triều TiênKhông dẫn độ nghi phạm bạo hành trẻ em về Campuchia
Nghi phạm bạo hành trẻ em ở Campuchia sẽ bị xử lý thế nào?
Hôm nay, TAND TP.HCM cho biết vừa ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Nguyễn Thành Dũng (tức Dũng “cam”, 36 tuổi, quê TP Long Xuyên, tỉnh An Giang). Dũng là kẻ hành hạ bé trai người Campuchia, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội năm 2016.
Trước đó, gia đình Dũng "cam", đã có đơn xin cho bị can được tại ngoại để chữa bệnh. Sau khi các cơ quan chức năng xem xét, anh ta đã được cho tại ngoại.
Nguyễn Thành Dũng bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Hành hạ trẻ em".
![]() |
Bị can Nguyễn Thành Dũng |
Dũng “cam” là người đồng tính và bạn trai của Dũng là Stefan Struik - chủ trang trại ở tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Đối tượng này nghiện ma túy đá nặng.
Khoảng 15 - 16 giờ các ngày 10 - 16/8/2016, bà Neng Chin (công nhân tại đồn điền cacao) giao con là bé So Sao cho Dũng giữ giúp.
Do sử dụng ma túy đá, Dũng nhiều lần đưa bé So Sao ra ngoài dùng kẹp giấy, roi điện tự chế xâm hại, hành hạ bé rồi lấy điện thoại quay phim lại.
Sau đó, Dũng về Việt Nam, đưa điện thoại cho G., là cháu gọi Dũng bằng cậu đi cầm cố.
G. đưa điện thoại này cho bạn trai ở quận 4, TP.HCM sử dụng. Sau đó, người bạn trai này đưa điện thoại cho người hàng xóm là anh C. xem.
Khi mở điện thoại, anh C. phát hiện 49 đoạn video clip có cảnh một người đàn ông hành hạ một em bé vô cùng dã man nên đã tải hết về. Đến ngày 5/12/2016, anh C. đăng 13/49 clip trên lên tài khoản Facebook cá nhân.
Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ Công an đã tiến hành điều tra, xác định người đàn ông trong clip là Nguyễn Thành Dũng (ngụ chung cư Sinh Lợi, khu Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM). Sau khi bị bắt giữ, Dũng “cam” đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Trước đó, ngày 21/6/2017, tòa sơ thẩm tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia đã xử Stefan Struik (tức Ly Heng), 54 tuổi, quốc tịch Hà Lan, người tình đồng tính của Dũng về tội “Không trình báo vị thành niên bị xâm hại” và “Che giấu tội phạm” 2 năm tù và phạt 4 triệu Riel.
Dù vắng mặt, nhưng Dũng “cam” vẫn bị tuyên 18 năm tù về tội “Xâm hại trẻ em”, ra lệnh bắt giam và buộc Dũng phải bồi thường 80 triệu Real cho gia đình nạn nhân.
Lý giải nguyên nhân bạo hành trẻ em, nghi can Dũng đổ thừa cho việc sử dụng ma túy, cần sa nên không kiểm soát hành vi.
" alt=""/>Kẻ hành hạ tàn độc bé trai Campuchia được tại ngoại do bệnh nặngNgày 25/3, tức 10 ngày sau giao dịch, Musk đăng một khảo sát trên Twitter với nội dung: “Tự do ngôn luận là điều thiết yếu để nền dân chủ hoạt động. Bạn có tin rằng Twitter tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này không”. Ông nhấn mạnh: “Kết quả của khảo sát này rất quan trọng. Hãy bình chọn cẩn thận”.
Musk đã mua lượng lớn cổ phần của Twitter và theo quy định phải công bố điều đó. Dù vậy, mức phạt của SEC lại vô cùng khiêm tốn, thường ở mức 100.000 USD. Theo ước tính của Forbes, tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới là 300 tỷ USD. Như vậy, khoản phạt 100.000 USD chỉ bằng 0,00003% những gì Musk đang có. Nếu quy đổi sang tài sản trung bình của một hộ gia đình tại Mỹ là 122.000 USD, khoản phạt sẽ là 3 cent.
Chưa rõ Musk thâu tóm cổ phần Twitter làm gì. Cuối tháng 1, Dinesh D’Souza – một nhân vật bảo thủ nổi tiếng và bị kết tội gian lận tài chính năm 2014 – đã “tag” Musk trong một tweet, nói rằng Musk “có thể thay đổi đáng kể môi trường văn hóa và chính trị” bằng cách mua và kiểm soát “một nền tảng mạng xã hội lớn”. “Ý tưởng thú vị”, Musk đáp.
CEO Tesla và SEC có lịch sử đối đầu gây chú ý. Chẳng hạn, tháng 9/2018, SEC buộc tội Musk vì phát ngôn “sai lệch, gây nhầm lẫn” cho các nhà đầu tư khi tuyên bố cân nhắc biến Tesla thành công ty tư nhân trên Twitter. Cổ phiếu hãng xe điện giảm liên tục vài tuần sau đó.
Sau cùng, Musk và Tesla phải đồng ý dàn xếp với nhà chức trách. Theo thỏa thuận, Musk và Tesla mỗi bên phải nộp phạt 20 triệu USD cho SEC. Musk bị thôi chức Chủ tịch Ban quản trị Tesla. Tháng 6/2020, SEC nói rằng Musk vi phạm một số điều khoản trong thỏa thuận, yêu cầu một số tweet của tỷ phú phải được phê duyệt trước khi đăng nếu chứa thông tin kinh doanh về Tesla, có thể làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Musk từng tweet rằng giá cổ phiếu Tesla quá cao, dẫn đến giá cổ phiếu lại đi xuống.
Đầu năm nay, Musk tiếp tục khiến SEC tức giận khi khảo sát hàng chục triệu người dùng Twitter về việc có nên bán 10% cổ phần Tesla của mình hay không. Phần lớn ý kiến trả lời: “Có”.
Cuộc chiến giữa tỷ phú và SEC thường khá rắc rối và được công khai. Musk cũng vài lần bày tỏ sự bất mãn với nhà quản lý, ví dụ, tháng 10/2018, ông gọi SEC là “ủy ban làm giàu cho những kẻ bán khống”.
Cho tới nay, Musk chưa công bố gì về ý định của mình đối với Twitter. Phát ngôn duy nhất của ông sau tin tức mua hơn 9% cổ phần của mạng xã hội chỉ là: “Oh hi lol”.
Du Lam (Theo CNBC)
CEO Tesla và SpaceX đã thâu tóm 9,2% cổ phần Twitter để trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng mạng xã hội này.
" alt=""/>Elon Musk ‘mua chui’ cổ phiếu Twitter