![]() |
Trong vài năm qua, khá nhiều công ty sản xuất smartphone quyết định tạo ra những sản phẩm cỡ lớn hơn, thiết kế mảnh mai và đẹp đẽ hơn. Có những smartphone có kích cỡ 5-inch, 6-inch hay thậm chí là 7-inch. Ngay cả Apple cũng không nằm ngoài xu hướng đó khi từ iPhone 6 họ đã tăng kích cỡ màn hình lên 4,7-inch và iPhone 6 Plus là 5,5-inch. Tuy nhiên, iPhone 5S có màn hình 4-inch và kích cỡ bên ngoài tạo cho chúng trông nhỏ nhắn.
Samsung và Apple đang chiếm rất nhiều lợi nhuận trong ngành công nghiệp di động còn các công ty khác cảm thấy buộc phải thích ứng. Họ cho rằng, Samsung đạt được thành công về thị phần bằng cách chế tạo ra các thiết bị cỡ lớn, màn hình tuyệt đẹp. Họ cũng chỉ tập trung nỗ lực về mặt chất lượng trên một vài điện thoại để cạnh tranh.
Điều đó có nghĩa rằng, thị trường ngách như "những người có bàn tay nhỏ" và "những người thích bàn phím vật lý" đã không ủng hộ việc đẩy mạnh các thiết bị cầm tay cỡ lớn. Do đó, iPhone 5S vẫn là lựa chọn sáng giá cho những người thích smartphone cỡ nhỏ.
Giá đã “mềm” hơn
Hiện giá của iPhone 5S đã khá rẻ so với thời điểm phát hành cách đây 2 năm. Hiện iPhone 5S dung lượng 16GB chính hãng có giá tầm 11,5 triệu đồng nhưng nếu bạn lựa chọn hàng xách tay hay khóa mạng thì mức giá còn rẻ hơn nhiều. Như vậy, nếu so với iPhone 6s xách tay được một số cửa hàng rao bán tại Việt Nam hiện nay, thì iPhone 5S sẽ rẻ hơn từ 7 triệu đồng trở lên.
Lợi thế của Apple
Không giống như các điện thoại Android – thường phụ thuộc và mối quan hệ phức tạp giữa các nhà sản xuất điện thoại, các nhà mạng và Google để nhận được các bản cập nhật hệ điều hành. iPhone chỉ phụ thuộc duy nhất vào Apple. Nếu bạn tìm kiếm “Galaxy S5 Lollipop” trên Google, bạn sẽ thấy bao nhiêu lâu thiết bị Android này mới nhận được tính năng mới và bao nhiêu vấn đề khó chịu có thể xảy ra.
Trong khi đó, iPhone 5S chạy iOS9, hệ điều hành mới nhất của Apple. Việc cập nhật này được thực hiện cùng thời điểm với các mẫu iPhone khác ngay khi Apple phát hành. Trên thực tế, Apple mang bản cập nhật iOS9 cho cả iPhone 5 và iPhone 4S. Phần cứng của iPhone 5S cũng không phải là lỗi thời vì sản phẩm này trang bị bộ cảm biến vân tay Touch ID, bộ đồng xử lý chuyển động M7 cho phép người dùng theo dõi sức khỏe và tiết kiệm pin, và quan trọng nhất là camera được cải tiến có thể thu được nhiều ánh sác hơn, khả năng quay video chuyển động chậm tốc độ 120 khung hình/giây và bổ sung thêm chế độ chụp liên tiếp.
Trong khi đó, camera của các smartphone Android hiện nay cũng chỉ cải thiện chất lượng chụp ảnh, chất lượng video và dễ sử dụng - điều mà các chủ nhân iPhone 5S đã được thưởng thức từ hai năm trước đây.
Mặt khác, tuy bạn không thể sử dụng bộ cảm biến vân tay này với dịch vụ Apple Pay để mua một cốc cafe vì iPhone 5S thiếu một chức năng bảo mật quan trọng để thực hiện được công việc đó nhưng bạn có thể ghép đôi chúng với Apple Watch để bổ sung thêm tính năng này.
Mặc dù chip A7 chắc chắn kém hơn bộ xử lý di động mới nhất hiện nay nhưng iPhone 5S là smartphone đầu tiên có chip 64 bit và về mặt lý thuyết chúng cũng không đến nỗi tồi. Hơn nữa, kho ứng dụng phục vụ cho iPhone 5S vẫn rất phong phú. Chắc chắn bạn sẽ khó tìm được ứng dụng nào không chạy được trên iPhone 5S.
Đương nhiên, những tuyển thủ chủ lực hay còn gọi là “key player” sẽ có vai trò quyết định tới lối chơi cũng như cục diện của mỗi đội. Và ngay bây giờ, chúng ta cùng điểm qua những cái tên nổi bật nhất của bảng “tử thần”:
Faker là tuyển thủ được tôn trọng bậc nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của LMHT. Anh chàng người Hàn này là đầu tàu đưa SKT vô địch CKTG 2013 với vai trò là một tân binh trình làng thế giới. Và giờ đây, sau một quãng thời gian dài thi đấu có cả những chiến thắng vang dội lẫn thất bại cay đắng, Faker đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cùng với kỹ năng vào dạng bậc thày của mình.
Mặc dù Faker luôn giữ được thói quen khiêm tốn, nhưng anh ta biết rằng mình luôn ở một đẳng cấp khác hẳn so với đối thủ. Chính vì lẽ đó, Faker luôn lựa chọn những vị tướng yêu cầu kỹ năng cực cao như Zed hay Ahri để lấy lợi thế tận dụng khả năng vốn có của mình.
Faker gần như luôn thắng đường và không phải hiếm gặp khi anh ta luôn có những pha outplay có một không hai trong những pha giao tranh tổng mấu chốt. Khi Faker ở phong độ đỉnh cao, chẳng ai có thể dám theo kịp được.
Deft quá cứng! Khi EDG thất thế, họ nhờ cậy tới xạ thủ để quay trở lại với trận đấu. Và Deft thường làm tốt trọng trách cao cả đó.
Trong trận đấu cuối cùng của Chung kết LPL Mùa Xuân, khi mọi thứ đang diễn ra thuận lợi, Deft có được cú pentakill trong một pha để mất Baron vào tay đối phương để rồi qua đó bảo vệ chức vô địch thành công cho EDG.
Những vị tướng ưa thích của Deft đều có các kỹ năng định hướng như Sivir, Lucian và Corki giúp cho anh chàng người Hàn này quấy rối từ xa và đứng ngoài vòng nguy hiểm. Ngay cả xét trên phương diện cá nhân, hẳn trên thế giới sẽ có rất ít những xạ thủ hàng đầu dám so tài với Deft về mặt kỹ năng.
Với rất nhiều sự tập trung đổ dồn vào đường giữa, người đi đường trên của H2K sẽ có một cơ hội cực lớn để vươn lên và đòi hỏi một câu trả lời thích đáng từ phía đối phương. Trong suốt năm nay, Odoamne đã thi đấu rất thành công với những vị tướng chống chịu hàng đầu là Shen cùng Gnar và đặc biệt với tình yêu đích thực của mình: Rumble.
Anh ta thành công với cả hai vai trò, tung ra những chiêu cuối đẹp và các kỹ năng khống chế hợp lý để dàn xếp những giao tranh tổng có lợi cho đồng đội. Nhưng sự xuất sắc của Odoamne cũng vô tình làm khó cho những đồng đội của H2K khi để người đi rừng đối phương nhắm tới.
Màn trình diễn của Odoamne sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tất cả mọi đường của H2K. Nếu như anh ta có thể gây áp lực trên đường từ sớm, Odoamne sẽ trừng phạt đối phương với lối đánh chủ lực đường trên đã làm cho rất nhiều đối thủ ở LCS châu Âu phải sợ hãi.
Công việc thường nhật của G4 là đánh bại người đi đường giữa của đối phương và liên tục dùng áp lực từ những pha gank đường để giúp cho đồng đội ở BKT cảm thấy dễ thở hơn. Đó là nhờ kỹ năng cá nhân cực tốt sau một quá trình dài tôi luyện và đặc biệt, G4 đã quen với viễn cảnh 1v2.
Nằm ở bảng C giúp cho G4 có một cơ hội tuyệt vời để chứng minh bản thân. Anh ta sẽ đối mặt với hai người đi đường giữa được đánh giá là hay bậc nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, và nếu như G4 làm tốt, anh sẽ giúp cho BKT có được lợi thế khổng lồ cho các pha giao tranh tổng.
Bengi đã làm khuynh đảo thế giới với Lee Sin xuyên suốt CKTG Mùa 3. Bên cạnh khả năng kiểm soát tầm nhìn tốt cùng kỹ năng cá nhân siêu hạng, Bengi cũng luôn biết cách có một đúng lúc đúng thời điểm và đoán định được trước những đường đi nước bước của đối phương.
Lee Sin đã mất đi vị thế của mình trong năm nay, nhưng Bengi vẫn tìm ra cách để có được quân bài tốt nhất trong các trận chiến với Evelynn và Rek’Sai.
Đúng là bảng C là nơi người hâm mộ tập trung toàn bộ sự chú ý của họ vào đường giữa. Điều này không có gì là mới mẻ với Bengi. Bởi anh chàng này đã gắn trọn toàn bộ sự nghiệp của mình với Faker để cùng nhau tạo ra một bộ đôi khét tiếng nhờ những pha gank chớp nhoáng và hợp lí khiến đối phương sợ hãi, mất kiểm soát.
Bengi biết khi nào nên hỗ trợ đường giữa và lúc nào nên đe dọa các đường khác.
Tất cả đã nói quá nhiều về Deft, mà quên đi rằng, ở EDG vẫn có một người đang là nhà đương kim vô địch thế giới. Đó chỉ có thể là PawN, người luôn là tâm điểm của cuộc tranh luận xem ai là người đi đường giữa hay nhất thế giới khi đã nhiều lần “hành hạ” Faker trong nhiều giải đấu lớn.
Nổi danh với các vị tướng cỏ khả năng lao vào như Fizz hay Nidalee, PawN đã phát triển lượng tướng chơi tốt của mình lên rất nhiều và giúp anh chàng béo có thể sử dụng từ những sát thủ cận chiến cho tới các cái tên quấy rối từ xa…
PawN cũng không ngại ngùng thử nghiệm những cái mới nếu như anh ta nghĩ đó là một lựa chọn khắc chế đối phương, đó là lí do mà những Veigar hay Lux đã từng được xuất hiện.
June_6th(Theo lolesports.com)
" alt=""/>[CKTG 2015] Những tuyển thủ đáng xem nhất (Phần 1)