Clip Mai Thu Huyền chia sẻ về dự án phim Kiều:Kinh phí gấp hai, ba lần các phim thông thường
- Vì sao Mai Thu Huyền quyết định thực hiện dự án phim Kiều ở thời điểm này?
Đây là một dự án lớn mà tôi đã ấp ủ suốt 10 năm qua. Ban đầu, tôi dự định làm một bộ phim truyền hình dài tập, nhưng vì nhiều lý do nên đành gác lại dự án dài hơi này.
Cho đến năm nay, tôi quyết tâm thực hiện dự án điện ảnh vì không muốn bỏ lỡ một dịp vô cùng quan trọng vào năm tới là kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du, diễn ra vào tháng 9/2020.
Hiện tại, đoàn làm phim đang tất bật chuẩn bị các công đoạn như chọn bối cảnh, phục trang, thiết kế đạo cụ và phương án tuyển chọn diễn viên. Bộ phim dự kiến bấm máy vào tháng 3/2020 và công chiếu vào tháng 12/2020.
 |
Mai Thu Huyền cho biết, cô muốn ra mắt bộ phim Kiều nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du. |
- Những khó khăn khi thực hiện dự án phim điện ảnh Kiều là gì?
Điều khó khăn nhất là tác phẩm Truyện Kiều đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ khi học phổ thông, học sinh đã được tiếp xúc với Truyện Kiều, các câu Kiều được nói, được so sánh, ví von trong đời sống hằng ngày rất nhiều nên chỉ cần nhắc tên, người ta cũng đủ hình dung ra nhân vật.
Thách thức lớn nhất của đoàn phim là phải làm sao giữ được cái hồn cốt, tinh thần của tác phẩm mà đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng. Bên cạnh đó cũng phải mang vào tác phẩm sự mới mẻ, sáng tạo trên nền truyện thơ. Bởi từ truyện thơ chuyển sang điện ảnh là một quá trình rất dài và khó khăn, đòi hỏi sự sáng tạo của người thực hiện.
Vấn đề về bối cảnh, phục trang là một trong những khó khăn tiếp theo mà ê-kíp gặp phải. Đây là phim cổ trang nên các đạo cụ, trang phục, bối cảnh không hề sẵn có như các phim hiện đại. Ê-kíp đã phải đầu tư rất nhiều cho việc chuẩn bị, thiết kế bối cảnh, phục trang và tạo hình nhân vật. Đây cũng được xem là một thách thức lớn cho tôi và đoàn phim.
- Với vai trò nhà sản xuất, chị dự trù kinh phí đầu tư cho sản phẩm này là bao nhiêu?
Đối với dòng phim cổ trang, kinh tế luôn là một bài toán khó vì phải đầu tư nhiều hơn so với các bộ phim thông thường. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị nên bản thân tôi cũng rất khó để nói lên một con số cụ thể, bởi hiện còn rất nhiều hạng mục đang được triển khai. Tôi chỉ có thể chia sẻ rằng, bộ phim này sẽ có kinh phí đầu tư nhiều gấp hai, ba lần so với các phim khác.
Với kỳ vọng mang Kiều ra nước ngoài, tôi và ê-kíp đang cố gắng thực hiện dự án chỉn chu nhất có thể. Chúng tôi mong muốn Kiều không chỉ được chiếu ở Việt Nam mà còn muốn mang đi công chiếu ở Mỹ, Úc và các quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Bởi Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được nhiều bạn bè quốc tế quan tâm nên đây cũng là một lợi thế cho đoàn phim trong việc đem đi công chiếu ở nước ngoài.
Đây cũng là hình thức để chúng ta giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa Việt Nam đến bạn bè trên thế giới. Thông qua bối cảnh, thiên nhiên, tác phẩm văn học và con người, tôi muốn họ biết rằng Việt Nam mình vô cùng giàu đẹp. Ngoài ra, Kiều cũng sẽ được lồng ghép những yếu tố nghệ thuật truyền thống của nước mình như đàn tranh, đàn nguyệt, ca trù,…
Khi thực hiện dự án này, tôi và ê-kíp luôn đặt ra tiêu chí phải thực hiện một bộ phim thuần Việt, từ phục trang, bối cảnh, đạo cụ và các đặc trưng văn hóa đều mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
 |
Nữ nghệ sĩ chia sẻ, cô muốn mang những nét đặc trưng văn hóa của người Việt vào tác phẩm Kiều. |
- Trang phục của các nhân vật trong phim cổ trang Việt là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, chị và ê-kíp giải quyết vấn đề này thế nào?
Kiều không phải là một bộ phim lịch sử mà chỉ là phim cổ trang, bởi nàng Kiều không phải là một nhân vật lịch sử có thật, đây chỉ là nhân vật xuất hiện trong tác phẩm văn học. Khi xây dựng tạo hình nhân vật, chúng tôi cũng đắn đo rất nhiều vì không biết nên làm theo giai đoạn lịch sử nào. Nhưng qua quá trình bàn bạc, đoàn phim quyết định sẽ không lệ thuộc vào bối cảnh, trang phục của bất kỳ triều đại nào.
Chúng tôi mong muốn có thể tạo ra một không gian riêng và trang phục đặc trưng của Kiều. Tất nhiên, những thiết kế này sẽ dựa trên các chất liệu truyền thống của Việt Nam như áo yếm, cách điệu áo tứ thân,... Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tham khảo chứ không muốn bị lệ thuộc vào nó bởi đây là một tác phẩm văn học chứ không phải câu chuyện lịch sử.
Phần phục trang sẽ do nhà thiết kế Thủy Nguyễn phụ trách. Cô từng là người thiết kế trang phục cho nhiều bộ phim nổi tiếng gần đây như Tấm Cám, Cô ba Sài Gòn, Mẹ chồng,… nên các phác thảo về trang phục của cô rất đẹp và có nét riêng. Tôi rất yên tâm khi giao phần thiết kế phục trang cho Thủy đảm nhận.
Quay ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Cao Bằng
- Dự kiến bối cảnh của phim điện ảnh Kiều sẽ quay ở đâu?
Đoàn làm phim đã có chuyến đi xuyên Việt để lựa chọn những bối cảnh phù hợp. Sau nhiều chuyến đi, chúng tôi chọn Huế là không gian quay chính, chiếm khoảng 70% bối cảnh của phim. Bởi Huế là nơi có nhiều địa điểm thuận lợi, có thể hỗ trợ cho phim cổ trang như đại nội kinh thành, các dinh thự, đền miếu,… Nếu ở các nơi khác, đoàn phim phải tự dựng, thiết kế 100% bối cảnh thì quay ở Huế sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Bên cạnh Huế, đoàn phim còn dự kiến quay ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Cao Bằng. Chúng tôi muốn giới thiệu cảnh sắc thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở 5 tỉnh thành này đến khán giả trong và ngoài nước. Sau Huế, Cao Bằng là nơi sẽ có nhiều bối cảnh chính trong phim, bởi Cao Bằng là một vùng đất xinh đẹp, có thiên nhiên hùng vĩ và chưa có nhiều đoàn phim khai thác. Dù có những khó khăn về di chuyển nhưng đoàn phim sẽ cố gắng khắc phục để mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, đẹp mắt.
- Huế hay Quảng Bình không phải là những địa điểm xa lạ với các đoàn làm phim, đặc biệt là trong thời gian gần đây, chị có sợ sẽ bị trùng bối cảnh?
Mỗi bộ phim sẽ có những tiêu chí, thể loại khác nhau. Gần đây, một số bộ phim hiện đại chọn Huế, Quảng Bình là địa điểm quay chính, tuy nhiên tôi không lo lắng về vấn đề này.
Kiều là một bộ phim cổ trang, những bối cảnh chúng tôi chọn cũng rất khác biệt so với các bộ phim khác. Địa điểm quay là một chuyện, nhưng việc thiết kế bối cảnh và tạo ra không gian riêng cho tác phẩm là một câu chuyện khác. Tôi tin chắc rằng những bối cảnh của Kiều sẽ mang đến cho khán giả những cái nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhiều tác phẩm có cùng địa điểm quay.
 |
Mai Thu Huyền đã đi khảo sát bối cảnh ở Huế, cô chọn nơi này là điểm quay chính vì có nhiều yếu tố phục vụ cho các cảnh quay trong phim. |
- Tiêu chí tuyển chọn diễn viên của ê-kíp có gì đặc biệt so với những phim khác?
Có lẽ điều khó khăn khiến ê-kíp lo lắng nhất lúc này là “Kiều là ai?”, bởi Kiều là linh hồn của bộ phim nên việc tìm kiếm phải kỹ càng, phù hợp. Mỗi người sẽ hình dung, tưởng tượng một nàng Kiều khác nhau, không ai giống ai nên hình ảnh Kiều còn đang là một ẩn số. Đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” là thế nào, “làn thu thủy, nét xuân sơn” là thế nào, thực chất đó đều là những hình ảnh ước lệ tượng trưng, không gắn nhiều hình ảnh thực tế nên chúng tôi cũng đang đi tìm đáp án.
Tuy nhiên, ê-kíp cũng có những tiêu chí riêng, chúng tôi mong muốn tìm những gương mặt mới, không ăn sâu vào tiềm thức của khán giả, những diễn viên quá quen thuộc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đảm nhận vai diễn này. Giả sử, nếu tìm được những nhân tố mới thì đây là một điều thú vụ, gây sự tò mò cho khán giả.
Kiều là một vai diễn rất khó bởi cô ấy không chỉ có những cảnh diễn xuất, nội tâm mà còn phải biết đàn, biết hát, có một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Đẹp theo quan điểm của mỗi người là khác nhau nên đối với chúng tôi, đẹp không phải là tất cả. Yếu tố diễn xuất, nhập tâm, biểu cảm của nhân vật cũng là vấn đề rất quan trọng.
Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận chọn những diễn viên mới và đào tạo để họ trở nên phù hợp nhất với vai diễn này. Việc đào tạo về múa, đàn, diễn xuất không phải là điều đáng lo ngại, cái quan trọng là “Kiều là ai?”, môt câu hỏi mà cả ê-kíp đang tìm.
- Tiêu chí chọn gương mặt mới phải chăng là sự bất công với các diễn viên cũ, bởi có thể họ sẽ phù hợp để trở thành một nàng Kiều lý tưởng?
Thực ra, chúng tôi không quá đặt nặng vấn đề diễn viên cũ hay mới. Điều quan trọng là người diễn viên đó có thể hiện được cái hồn của nhân vật đúng với mong muốn của ê-kíp hay không. Ở mỗi một tác phẩm, hình dung về nhân vật sẽ khác nhau. Có thể cùng khai thác về Kiều nhưng mỗi đạo diễn sẽ khai thác một khía cạnh khác. Có khi cùng là một kịch bản nhưng hình dung về nhân vật của mỗi đạo diễn lại khác nhau nên không thể rập khuôn theo suy nghĩ của bất kỳ ai cả.
Chúng tôi không ngoại trừ những diễn viên đã nổi tiếng, quen thuộc với khán giả. Trường hợp không tìm được gương mặt mới đáp ứng được những tiêu chí về nhan sắc, khả năng diễn xuất, tài năng, kỹ năng,…thì phương án an toàn là chọn diễn viên đã nổi tiếng.
Miễn là bạn tài năng, phù hợp thì ê-kíp sẽ luôn công bằng. Theo tôi, đây cũng có thể là một cái duyên, duyên Kiều dành cho ai thì còn phải đợi vào kết quả. Bản thân tôi hiện tại cũng rất mong muốn biết được Thúy Kiều đầu tiên trên màn ảnh rộng sẽ là ai.
Minh Tuyền
Clip: MT

Lý Nhã Kỳ, Nhã Phương đọ sắc trên thảm đỏ Liên hoan phim Việt Nam
- Xuất hiện trên thảm đỏ Lễ khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 21, Lý Nhã Kỳ, Mai Thu Huyền, Nhã Phương cùng dàn sao Việt nổi bật đọ sắc cùng nhau.
" alt=""/>Mai Thu Huyền tuyển chọn khắt khe diễn viên nữ vào vai Thúy Kiều

Bộ VHTT&DL vừa có công văn đề nghị các Bộ ngành, địa phương không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.Ngày 15/2, Bộ VHTT&DL đã có công văn gửi các Bộ, ngành Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Công văn nêu rõ công tác quản lý, tổ chức lễ hội đầu xuân Đinh Dậu năm 2017 trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
 |
Hình ảnh phản cảm tại lễ hội
|
Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức lễ hội vẫn còn xảy ra những hiện tượng phản cảm như: chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội đền Sóc (Hà Nội); phát lộc, tranh cướp lộc tại Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); tranh cướp bạo lực tại Hội cướp Phết xã Hiền Quan (Phú Thọ), Hội, lễ hội chọi trâu có biểu hiện thương mại hóa, trục lợi, trái với quy định tại một số địa phương như: Yên Bái, Tuyên Quang…; khai ấn, phát ấn tại Quảng Ninh, Nghệ An, không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành, địa phương còn để xảy ra tình trạng sử dụng xe công, công chức đi lễ hội trong giờ hành chính, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để chấn chỉnh những hạn chế nêu trên, tiếp tục thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Bộ VHTT&DL đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương thực hiện một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tại địa phương; không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.
Thứ hai, không cấp phép tổ chức lễ hội truyền thống có mục đích thương mại, trục lợi. Không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Thứ ba, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về lễ hội; tuyên truyền giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc, quy trình thực hành và giá trị của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Thứ năm, có biện pháp giải quyết dứt điểm những hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, bố trí khu vực dịch vụ đảm bảo thuận tiện, phù hợp với không gian tổ chức lễ hội; không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực; thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán đúng giá, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Bộ VHTT&DL đề nghị các Bộ ngành, địa phương báo cáo tình hình thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi về Bộ VHTT&DL trước ngày 25/2/2017 để tổng hợp báo Thủ tướng Chính phủ.
T.Lê
" alt=""/>Yêu cầu dừng các nghi lễ có tính bạo lực trong lễ hội