
Rất nhiều show truyền hình nổi tiếng, kênh HBO và nhiều kênh truyền hình như CNN, Cartoon Network cũng như xưởng phim Warner Bros, New Line Cinema đều là một phần của Time Warner. Từ nay, tất cả sẽ cùng “về chung một nhà” với gã khổng lồ viễn thông AT&T sau thương vụ có giá 85,4 tỷ USD. Đây là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử.
AT&T xác nhận sẽ mua lại Time Warner với một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng cổ phiếu với giá trị tương ứng 107,5 USD/cổ. Hai công ty xác nhận dự kiến vụ giao dịch sẽ kéo dài trong vòng 3 ngày và hoàn tất vào năm 2017.
Vào ngày thứ 6 vừa rồi (21/10), cổ phiếu của hãng Time Warner đóng cửa ở mức 89,48 USD trong khi cổ phiếu của AT&T đóng cửa ở mức 37,49 USD.
Thương vụ đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đầy tham vọng của AT&T nhằm kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của người dùng. Với thương vụ Time Warner, AT&T có thể phục vụ bạn các dịch vụ không dây, internet gia đình thông qua mảng kinh doanh truyền thống của hãng, cung cấp dịch vụ TV vệ tinh thông qua DirecTV và sản xuất rất nhiều phim cũng như show truyền hình bạn xem.
Còn đối với Time Warner, thương vụ này là câu trả lời cho những áp lực mà các công ty truyền thông của hãng phải hứng chịu trước đó. Cách đây 2 năm, hãng 21st Century Fox từng tìm cách mua lại Time Warner thế nhưng thương vụ đã không thành công như mong đợi.
Sự kết hợp của một công ty cung cấp dịch vụ viễn thông với một công ty truyền thông khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc hãng Comcast mua lại đại đa số cổ phần để nắm quyền kiểm soát hãng truyền thông NBC Universal năm 2011.
" alt=""/>AT&T xác nhận mua lại công ty đứng sau Warner Bros và CNN với giá 85,4 tỷ USDThủy Trương (tên đầy đủ là Trương Thanh Thủy) vốn nổi tiếng trong cộng đồng startup Việt Nam với biệt danh “nữ hoàng khởi nghiệp”.
Nói như vậy là bởi cô đã thành lập tới 3 doanh nghiệp trong 3 lĩnh vực khác nhau – bao gồm cả 1 công ty được mua lại bởi doanh nghiệp tại thung lũng Silicon khi chưa tròn 30 tuổi.
Mở 3 công ty khi chưa đầy 30 tuổi
Dù sinh ra tại Việt Nam nhưng Thủy Trương sớm được đón nhận nền giáo dục của Mỹ khi gia đình cô chuyển tới đây vào năm 2003. “Giống như nhiều bậc cha mẹ khác tại Việt Nam, bố mẹ tôi tin rằng Mỹ sẽ mang lại nền giáo dục tốt hơn và họ muốn tôi được học tại đây”. Tuy nhiên, dù bố mẹ muốn cô ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp Đại học Southern California nhưng Thủy Trương đã không thực hiện theo ước nguyện này mà quay trở lại Việt Nam lập nghiệp.
Cô đã về Biên Hòa và thành lập công ty sữa chua đông lạnh với một số người bạn. “Chúng tôi đã huy động được hàng trăm nghìn USD, rất thành công trong lĩnh vực tiếp thị và xây dựng được một thương hiệu tốt. Tuy nhiên, lúc đó chúng tôi chưa biết cách làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu bền vững. Vì vậy cuối cùng, sau 3 năm, công ty phải đóng cửa”.
Thủy Trương nói thêm: “Thống kê cho thấy 99% doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam thất bại. Vì vậy, bạn chỉ có 1% cơ hội thành công mà thôi. Tuy nhiên khi còn trẻ và muốn khởi nghiệp, sẽ rất đáng để làm một điều gì đó mà mình đam mê. Dù không có gì đảm bảo rằng điều đó sẽ thành công nhưng nếu thất bại, bạn sẽ vẫn nhận được những bài bài học đáng giá”.
Ngay khi doanh nghiệp sữa chua đông lạnh vẫn đang phát triển, Thủy Trương đã bắt đầu xây dựng công ty công nghệ đầu tiên của mình. Cùng với một người bạn cũ tại đại học Southern California, cô đã cho ra mắt công ty khởi nghiệp có tên là GreenGar. Kết thúc năm 2011, GreenGar đạt doanh thu nửa triệu USD từ các ứng dụng di động được công ty phát hành trên hệ điều hành iOS và Android.