Xem clip: Người Sài Gòn đội nắng ‘giải cứu’ nông sản từ Hải DươngĐội nắng giải cứu nông sản
Trưa 25/2, chuyến xe chở khoảng 10 tấn nông sản từ tỉnh Hải Dương có mặt tại khuôn viên Tam Tông Miếu (82 Cao Thắng, phường 4, quận 3, TPHCM). Ngay khi chuyến xe dừng bánh, các tình nguyện viên nhanh chóng vận chuyển các loại rau củ tươi xanh xuống khỏi xe, chuyển vào sân chùa, vỉa hè.
Giữa nắng trưa gay gắt, các đoàn viên thanh niên, thành viên hội phụ nữ phường tất bật chuyển, xếp rau củ… Trao đổi với PV, anh Nguyễn Tấn Phi, Phó Bí thư Đoàn thanh niên phường 4 (Quận 3, TP.HCM) cho biết, đây là lần thứ 2 các mạnh thường quân tại TP.HCM tiến hành giải cứu nông sản giúp bà con bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
 |
Khoảng 11h30 trưa 25/2, 10 tấn nông sản từ tỉnh Hải Dương đã có mặt tại TP.HCM. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Trong khi đó, chị Trần Thanh Tâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 4, Quận 3 chia sẻ, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nông sản tại tỉnh Hải Dương bị ùn ứ rất nhiều. Do đó, các mạnh thường quân có ý định góp sức “giải cứu” số nông sản này.
“Ban đầu, mạnh thường quân nảy ra ý tưởng và bỏ kinh phí thực hiện gian hàng nông sản 0 đồng, giải cứu nông sản Hải Dương. Họ có đề nghị phối hợp với UBND phường 4. Ngay lập tức, các cơ quan đoàn thể của phường 4 tích cực tham gia phối hợp, hỗ trợ cho các mạnh thường quân địa điểm lẫn nhân lực”, chị Tâm nói.
 |
Ngay sau đó, các tình nguyện viên tiến hành làm sạch, phân chia nông sản thành từng túi để phát miễn phí cho người dân. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Cũng theo chị Tâm, hiện tại, ngoài mạnh thường quân, gian hàng nông sản 0 đồng còn có sự chung tay của Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp phụ nữ phường 4… Ngay sau khi nghỉ trưa, ăn vội gói xôi, gói kẹo, các tình nguyện viên bắt tay vào việc dựng “gian hàng nông sản 0 đồng”.
Các tình nguyện viên phân chia các loại nông sản thành từng phần, gói cẩn thận trong các túi để phát miễn phí cho người dân. Để đảm bảo an toàn trong việc phòng dịch, anh Phi liên tục cầm loa thông báo, yêu cầu người dân đến nhận nông sản phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn…
 |
Bất chấp cái nắng chói chang, nhiều tình nguyện viên vẫn ngồi tại vỉa hè vệ sinh số nông sản vừa được “giải cứu”. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Người dân ghé gian hàng được nhận các phần nông sản là rau, củ sạch miễn phí. Tuy nhiên, nếu muốn, người dân cũng có thể góp tiền tùy theo lòng hảo tâm vào chiếc tủ nhỏ đặt trên bàn để giúp các mạnh thường quân có thêm kinh phí thực hiện các cuộc “giải cứu” khác.
Các tình nguyện viên cho biết, so với cuộc “giải cứu” đầu tiên vào ngày 23/2, nông sản lần này tươi ngon hơn. “Lần trước, rau bảo quản đông lạnh nên bị dập úng khá nhiều. Đợt này vận chuyển bằng xe tải, rau nhìn đẹp hơn hẳn”, một tình nguyện viên cho biết.
 |
So với lần “giải cứu” vào hôm 23/2, nông sản lần này tươi, ngon hơn rất nhiều. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Chung tay đùm bọc
Anh Phi cho biết, các loại nông sản được mạnh thường quân giải cứu, tặng miễn phí cho người dân đều trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt.
“Trước khi vào TP.HCM, các loại nông sản này đã được các cơ quan chức năng liên quan cấp phép, qua các trạm kiểm dịch, phun khử khuẩn để đảm bảo an toàn”, anh Phi thông tin thêm.
Trước đó, chị Thái Nguyệt Nhi (mạnh thường quân tham gia Gian hàng nông sản 0 đồng) cùng những người khác phát tâm giải cứu nông sản cho bà con nông dân tại Hải Dương.
Chị Nhi đã liên hệ với các hội, nhóm đang hoạt động giải cứu nông sản tại tỉnh này để được hỗ trợ, giúp đỡ việc thu mua, vận chuyển nông sản vào TP.HCM.
 |
Hoạt động giải cứu nông sản được nhiều mạnh thường quân, tình nguyện viên tham gia, ủng hộ. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Hoạt động giải cứu nông sản thu hút đông đảo người dân TP.HCM. Ngay từ khi gian hàng 0 đồng chưa mở cửa, rất nhiều người dân đã đến trước khuôn viên Tam Tông Miếu đợi nhận rau củ.
Dù được nhận nông sản miễn phí nhưng người dân đều chủ động gửi lại tiền vào hộp đựng tiền tùy tâm tại gian hàng. Thậm chí, có nhiều người còn gửi số tiền lớn gấp nhiều lần giá trị của số nông sản được nhận.
 |
Rất nhiều người dân đến nhận rau, củ với hy vọng có thể góp sức vào việc giải cứu nông sản giúp bà con tại Hải Dương. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Chị Nguyễn Ngọc Hoa (40 tuổi, ngụ Quận 3) cho biết, khi đi ngang qua Tam Tông Miếu, chị nhận thấy gian hàng nông sản 0 đồng nên ghé vào tìm hiểu. “Khi được biết đây là hoạt động giải cứu nông sản cho bà con Hải Dương, tôi rất xúc động. Đây là hoạt động thật ý nghĩa, thể hiện rõ nét nhất truyền thống tương thân tương ái của người Việt ta”, chị Hoa nói.
Ngồi phân chia các loại nông sản cho người dân, một nữ tình nguyện viên tâm sự, đây là hoạt động thiện nguyện đầy thực tế, ý nghĩa. “Nhiều người đến lấy bắp cải rất dễ thương. Chúng tôi cho 2 bông nhưng họ chỉ lấy 1 bông. Họ nói ăn không hết. Vậy mà, họ bỏ tiền vào thùng ủng hộ rất nhiều”, chị này nói thêm.
 |
Dù được phát miễn phí nhưng nhiều người dân vẫn gửi lại tiền vào hộp đựng tiền tùy tâm giúp mạnh thường quân có thêm kinh phí thực hiện các chuyến giải cứu tiếp theo. (Ảnh: Thanh Tùng). |
Được biết, trong đợt giải cứu này, mạnh thường quân ưu tiên dành nông sản cho các cơ sở tôn giáo, điểm nuôi trẻ khuyết tật, mồ côi … “Chúng tôi đã giải cứu được 2 ngày số lượng là 20 tấn nông sản. Đây là ngày thứ hai. Đợt 1, chúng tôi chỉ vào được bắp cải, đợt thứ 2 này, chúng tôi có thêm su su, súp lơ…”, anh Phi cho biết.
Trong khi đó, các mạnh thường quân thông tin, sau khi hoàn tất đợt giải cứu nông sản lần thứ 2 tại TP.HCM, nhóm sẽ tiếp tục chuyển sang giải cứu rau củ từ tỉnh Đắk Lắk.

Giải cứu Hải Dương: Nữ giám đốc cả ngày bốc vác, ông chủ biến showroom ô tô thành vựa rau củ
Có những người dân thủ đô sẵn sàng đóng cửa điểm kinh doanh của mình để lấy chỗ phục vụ việc tiêu thụ hàng chục tấn nông sản giúp bà con nông dân Hải Dương.
" alt=""/>Nông sản Hải Dương vào tới Sài Gòn, người dân nhận miễn phí

|
Món xôi xéo được chị Hương tận dụng từ thịt gà luộc
Tết nhà nào cũng ăn gà luộc, mà vì mâm cỗ quá nhiều món nên sẽ thừa lại phần nào. Vậy nên làm gì với món gà luộc thừa lại để không lãng phí? Mình thường lọc lấy thịt cho vào hộp kín rồi cấp đông (-18 độ C) hoặc để vào ngăn lạnh sâu (0 độ C) để giữ hương vị và dùng làm nguyên liệu cho các món sau:
- Gỏi gà: Hành tây thái mỏng ngâm dấm đường, gà rắc chút gia vị, rau răm rửa sạch thái nhỏ. Trộn đều tất cả, vắt thêm chút chanh cho thơm, thêm lát ớt nếu thích ăn cay, vậy là được món gỏi đơn giản và dễ bay 1/2 con gà.
- Phở gà: Nước gà có sẵn, gà có sẵn, thêm chút bánh phở, hành mùi là có phở gà ăn sáng rồi. Dĩ nhiên nước gà cần được bỏ thêm chút rễ mùi, hạt mùi già, hành gừng nướng và hạt tiêu vỡ để có mùi thơm đặc biệt đúng vị.
- Bún thang: Dù nguồn gốc món bún thang ko phải do việc tận dụng đồ thừa nhưng vào dịp Tết lại thường có đủ luôn đồ để làm bún thang thì tại sao lại không nhỉ.
- Cháo gà: Một khi trong nhà có sẵn cả nước gà và thịt gà thì tại sao không làm nồi cháo ăn đêm phục vụ cả nhà xem phim khuya nhỉ? Cách làm thì siêu đơn giản rồi. Nhà mình cho vào nồi cơm điện và bật chế độ nấu cháo thôi. Gà thì nên bỏ vào lúc sắp ăn sẽ ngon hơn, nhưng nếu bạn thích kiểu gà hầm nhừ cùng cháo thì càng tiện.
- Bún gà: Ngày xưa hay ăn bún gà của chị ở góc Chân Cầm và Lý Quốc Sư ngon lắm nên sẵn đồ mình làm theo thôi. Măng nứa khô xào và om kỹ cho mềm, thêm gà và mọc (nên cho nấm, mộc nhĩ, tiêu và chút nước mắm vào mọc sẽ ngon hơn). Vậy là có bát bún gà siêu ngon.
- Phở gà trộn: Nguyên liệu của món phở gà trộn gồm có gà, bánh phở, rau thơm mùi, hành phi, lạc rang và nước trộn chua mặn ngọt vừa miệng là được bát phở trộn cho bữa tối nhẹ bụng rồi nhé.
- Cơm gà Hội An: Nước gà nấu cơm, gà trộn cùng hành tây và hoa chuối, rau răm. Nếu có lòng gà xào nữa thì trọn vị.
- Xôi xéo gà: Món này ngại nhất làm hành phi nhưng ăn thì bao nhiêu cũng hết và nhà làm sẽ luôn ngon và hấp dẫn hơn quán nhiều.
2. Giò chả:
Giò chả là món nhà nào cũng có trong dịp Tết mà lại là món hay thừa nhất. Sau Tết các món có thể dùng đến giò chả cũng khá nhiều nhé:
- Thịt kho chả: Món này ăn xôi buổi sáng thì cực tốn, nhớ làm thêm ít dưa chuột dấm để chống ngán.
- Giò rim nước mắm và hạt tiêu: đưa cơm cực kỳ.
- Bún thang: Dùng giò nạc thái chỉ
- Giò thái sợi + thịt luộc + trứng tráng thái sợi + rau sống cuốn chấm nước mắm chua ngọt. Món này ăn vào Tết rất thích vì mát và nhẹ bụng.
3. Đầu và vỏ tôm
 |
|
Đầu vỏ tôm được chị Hương xay và lọc để nấu canh
Nhà mình hay ăn tôm, nhất là dịp Tết. Tôm cho vào nhân nem, tôm tẩm bột chiên, tôm xào thập cẩm, vv món nào cũng cần bóc vỏ. Và kết quả là cả đống đầu và vỏ tôm sẽ bị bỏ đi thật là lãng phí. Vì vậy mình nghĩ ra vài cách để tận dụng nguyên liệu thừa này:
- Đầu tôm tươi xay và lọc (giống như cua xay), nấu canh với bầu/bí băm/thái sợi rất ngon và ngọt, gạch tôm và thịt tôm cũng nổi lên mặt bát canh nhìn rất hấp dẫn.
Bát canh vỏ tôm chị Hương nấu
- Sấy sơ đầu tôm ở 150 độ trong 20-30p đến khi thấy đầu tôm khô hết nước và đỏ au. Đem đầu tôm đi nấu lấy nước dùng được rất nhiều việc. Cho thêm vào nồi nước gà khi nấu canh bóng, hoặc nước bún thang thay cho nước đầu tôm he.
Hoặc nấu đầu tôm đã sấy với củ cải, su hào, cà rốt (mình dùng phần thừa sau khi tỉa hoa), thành một loại nước dùng rất ngọt và thanh. Nước dùng này buổi sáng chỉ cần thả vài viên sủi cảo, con tôm và quả trứng cút và mấy cái nấm hương, thêm chút hẹ là có được ngay bát sủi cảo ăn sáng siêu ngon. Nếu không có sẵn các món đồ đó mình có thể thả ngay túi Mandu mua ở siêu thị cũng được một bữa sáng ngon lành rồi.
4. Trái cây các loại:
Tết nào nhà cũng đầy ắp trái cây từ táo, lê, nho, cam, thanh long... Ăn mãi cũng chán thì mình phải nghĩ cách xử lý hết đống trái cây này cho thật nhanh. Dưới đây là một vài món mình hay làm, hi vọng có thể là gợi ý cho các bạn:
- Trái cây trộn thập cẩm: Táo, lê, thanh long, cam, dưa hấu... cắt miếng nhỏ (hạt lựu), cho chút rượu rum, nước cam và vài thìa đường trộn đều là cả nhà đánh bay 1 bát tô lớn.
- Trái cây trộn sữa chua: Cắt nhỏ và trộn với sữa chua
- Trái cây sấy: Món này con gái mình hay làm cho mẹ. Các loại trái cây như cam, táo, lê, thanh long chỉ đơn giản cắt lát và sấy trong lò nướng khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C hoặc đến khi trái cây đủ khô. Trái cây sấy uống cùng trà tuyệt ngon, bảo quản bằng cách hút chân không và cất tủ lạnh dùng dần.
- Trái cây làm sinh tố thập cẩm.
- Nếu làm hết các món rồi mà chưa hết, mình sẽ đem hầm trái cây lấy nước cốt để làm nước dùng cho các món chay (nước canh, nước lẩu, vv.) rất ngon ngọt tự nhiên.
Hi vọng những gợi ý trên phần nào giúp các bạn nhẹ đầu trong việc xử lý đồ thừa ngày Tết nhé.

Chị em 'hô biến' thức ăn thừa sau Tết thành các món thơm ngon, không lo bị ngán
Bao giờ mới ăn hết đồ thừa trong tủ lạnh luôn là trăn trở của nhiều bà nội trợ sau ngày Tết. Tuy nhiên, với những gợi ý sau đây, hy vọng phần nào có thể giúp chị em giải quyết bài toán nan giải này
" alt=""/>Món ngon từ gà luộc, giò chả thừa ngày Tết