Nước sông dâng lên quá nhanh khiến dãy phòng trọ của bà Vinh bị ngập sâu. Khi phát hiện sự việc, nhiều học sinh ở trọ đã di chuyển lên khu vực nhà đa năng của Trường THPT Quỳ Châu để tạm trú.
“Khi nước dâng, tôi hô hoán các cháu nhanh chóng di dời lên khu vực trường cao ráo hơn để tạm trú. Kể từ năm 2007 đến nay mới lại có một trận lũ khủng khiếp đến vậy”, bà Vinh chia sẻ.
Đến gần trưa, cả dãy trọ vẫn còn ngổn ngang. Học sinh tập trung dọn dẹp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sót lại. Những thứ gì còn tận dụng được, các em đem lên khu vực nhà đa năng của trường để tạm.
Nhiều phụ huynh lo lắng nên cũng đến đây thu dọn cùng với con em. Bố mẹ đi làm ăn xa, em Lương Thị Thủy (SN 2008, học sinh lớp 10C11, Trường THPT Quỳ Châu) đến thuê trọ cùng với một người bạn cùng khóa.
Dọn dẹp đống sách vở mới mua lấm lem bùn đất, em Thủy buồn bã cho biết: “Mực nước lên quá nhanh khiến em và các bạn trở tay không kịp. Mọi người cùng nhau di tản lên khu vực trường học để tạm trú, toàn bộ đồ đạc, sách vở không kịp chuyển lên nơi cao ráo”.
Còn em Tô Văn Thương (SN 2007, học sinh lớp 11C11, Trường THPT Quỳ Châu) nhớ lại: "Khi phát hiện nước lên quá nhanh, chúng em cùng nhau kê sách vở, đồ đạc lên cao phía sát mái. Đến khoảng 5h ngày 27/9, mực nước càng lên nhanh, chạm ngang với mái nhà. Chúng em hốt hoảng dỡ mái ngói, trèo lên phía nóc nhà để chờ người ứng cứu”.
“Nước càng dần dâng lên nên em và các bạn dỡ mái ngói để trèo lên phía trên, một số bạn đi men theo bờ tường để vào trường. Một số bạn được lực lượng chức năng giúp đỡ. Khi nước dâng, thấy nhiều rắn, rít nên chúng em cũng vô cùng hốt hoảng”, em Thương kể lại.
Đến khoảng 5h30, hàng chục học sinh mắc kẹt ở khu vực nhà trọ đã được lực lượng chức năng giải cứu, đưa lên khu vực trường học để tá túc an toàn.
Ghi nhận tại khu vực, nhiều phòng trọ bị dỡ mái ngói, một đoạn bờ tường phía sau bị nước xô đổ, đồ đạc, bàn, giường ngổn ngang, ngập ngụa bùn đất. Mọi đồ đạc cá nhân, quần áo và sách vở của khoảng 30 em học sinh lớp 10 đến 12 đều bị ướt, hư hỏng.
Anh Lô Văn Hải (SN 1981, trú bản Chiềng Nong, xã Châu Thuận), chia sẻ gia đình anh có 2 con năm nay đang học lớp 10, 11 và đang ở trọ tại đây.
“Rất may khi nước nước ngập các con được hỗ trợ, di dời lên nơi cao ráo để tạm trú an toàn. Trước mắt tôi sẽ chở các cháu về nhà, ít hôm nữa sẽ lên thị trấn tìm phòng trọ mới cho các cháu”, anh Hải nói.
Ông Cao Thanh Lưu, Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Châu, cho biết sau khi nắm thông tin, khoảng 3h ngày 27/9, nhà trường đã tìm cách thông báo cho các em ở trọ nơi khả năng bị ngập sâu trở về trường để tạm trú.
Đến khoảng 5h cùng ngày, một số học sinh (chủ yếu là nam) quay lại lấy đồ áo, sách vở rồi bị mắc kẹt. Ban giám hiệu nhà trường nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng hỗ trợ các em đến nơi cao ráo, đảm bảo an toàn.
“Toàn trường có gần 280 học sinh đang ở trọ nhiều khu vực khác nhau. Nước lũ dâng cao khiến sách vở, đồ áo, tư trang của em đa phần bị hư hỏng. Nhà trường đang kêu gọi, vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân... hỗ trợ sách vở, quần áo để các em tiếp tục công việc học tập”, ông Lưu chia sẻ.
Việt Hòa
Sinh viên UEF được học tiếng Anh cùng các kỹ năng trong giai đoạn đầu của lộ trình đào tạo. Sau khi hoàn tất chương trình tiếng Anh chuẩn của trường, sinh viên đủ năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, thảo luận, thuyết trình và học tập các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh ở những năm tiếp theo. Tốt nghiệp, sinh viên đạt trình độ tương đương IELTS 5.5.
Bên cạnh việc học kiến thức, trong quá trình theo học, sinh viên được nhà trường tạo điều kiện để tiếp cận với nhiều sân chơi, hoạt động, chương trình bổ ích giúp các bạn củng cố, rèn luyện, trau dồi và phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ toàn cầu này.
“Xuất ngoại” để mở rộng kiến thức chuyên môn
Bên cạnh những thế mạnh về ngoại ngữ, theo TS. Phạm Quốc Hải - Trưởng ngành kinh tế quốc tế UEF, sinh viên ngành này sẽ được đào tạo với kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh và chuyên sâu về thương mại quốc tế, đồng thời phát triển các kỹ năng làm việc 4.0 như hệ thống thông tin, phản biện, sáng tạo và tính thực tiễn.
Nhờ vào sự trang bị ấy, sinh viên trường cũng đã tự tin tham gia vào các chương trình học tập quốc tế, học kỳ quốc tế đa dạng. Ngoài những buổi gặp gỡ cùng chuyên gia nước ngoài, các bạn thường xuyên xuất ngoại đến các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... để giao lưu văn hóa, kết nối bạn bè, tìm hiểu về thị trường lao động quốc tế.
Cùng với đó, nhờ lợi thế về môi trường học tập tích cực và đa văn hóa, nhà trường thu hút sinh viên đến từ nhiều quốc gia đến giao lưu, trao đổi hằng năm. Vì thế, sinh viên ngành kinh doanh quốc tế có nhiều cơ hội nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội quốc tế hơn.
Vững chuyên môn với hoạt động gắn kết doanh nghiệp
Xu hướng chuyển đổi số đang làm thay đổi cách thức doanh nghiệp vận hành và tương tác với thị trường. Công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máy học đang thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra những cơ hội mới. Để kịp thời nắm bắt sự vận động của nền kinh tế, sinh viên tăng cường cọ xát thực tế từ sớm là điều hiển nhiên.
Với mạng lưới doanh nghiệp gần một nghìn đối tác, UEF mang lại nhiều cơ hội làm việc và thực tập cho sinh viên. Bên cạnh các chuyến tham quan trực tiếp, sinh viên tích lũy kiến thức về hành trang nghề nghiệp, thị trường lao động thông qua chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành.
Các chương trình về ngày hội việc làm, “Job Fair - Mock-Interview” của trường cũng đang phát huy thế mạnh khi đưa sinh viên đến gần hơn với nhà tuyển dụng. Tại đây, hàng trăm sinh viên đã tìm được công việc lý tưởng, phù hợp với định hướng cá nhân. Hơn nữa, các bạn được góp ý trực tiếp từ các đại diện doanh nghiệp để hoàn thiện bản thân, mở rộng cơ hội việc làm.
Bích Đào
" alt=""/>Thế mạnh nghề nghiệp khi học kinh tế quốc tế với 50% thời lượng tiếng Anh