BĐS liên tục tăng trưởng nóngTheo Báo cáo đánh giá triển vọng ngành BĐS nhà ở vừa được phát hành của VNDirect, cả Hà Nội và TP.HCM đều vừa trải qua cơn sốt nhà đất. Theo đó, giá đất trên thị trường thứ cấp tăng mạnh, đặc biệt là đất đô thị tại các quận, huyện ven đô.
Tại Hà Nội, có những khu vực ghi nhận giá tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm như giá nhà đất tại Đông Anh tăng 75,5% so với cùng kỳ năm trước, con số này ở Thanh Trì tăng 25,6%. Còn tại TP.HCM, giá nhà đất tại Củ Chi ghi nhận mức tăng 27,7%, Hóc Môn đạt 21,1%.
Giá đất trong những khu vực này tăng mạnh chủ yếu do bị tác động từ các các chính sách như công bố dự thảo quy hoạch sông Hồng và đề xuất đưa 5 huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ lên quận, song song với đề xuất thành lập TP. Tây Bắc gồm Củ Chi và Hóc Môn.
 |
|
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua khi dịch Covid-19 bùng phát, không chỉ tại Việt Nam mà trên cả thế giới BĐS vẫn là kênh đầu tư đầy tiềm năng. Khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, trong khi chứng khoán, vàng lên xuống bấp bênh, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh thì BĐS được xem là kênh giữ tiền hiệu quả khi nền kinh tế bất ổn.
Tại Việt Nam, kể từ tháng 3/2020 cơn sốt BĐS đã liên tục xuất hiện sau 3 đợt dịch vào tháng 1/2020, tháng 6/2020, tháng 1/2021, nhà đất theo đó cũng được thiết lập mặt bằng mới. Các phân khúc từ BĐS nội đô, ven đô cho đến BĐS tại các thành phố du lịch đều chứng kiến sự tăng giá từ 20-50%. Cá biệt có những phân khúc BĐS gắn liền thương mại tăng đến 70%.
Hiện nay, dù đợt dịch lần thứ 4 đang diễn biến phức tạp nhưng với sự quyết liệt dập dịch của Chính phủ cùng với chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Theo sau đó, thị trường BĐS cuối năm sẽ tiếp tục có những triển vọng tăng trưởng ấn tượng.
Đất đô thị ven đô, BĐS thấp tầng được săn lùng
Thực tế cho thấy, hiện nay làn sóng nhà đầu tư săn tìm các BĐS giá trị ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, không phải sản phẩm BĐS nào cũng được nhà đầu tư hướng đến. Nhà đất ven đô, phân khúc BĐS thấp tầng thương mại tại các khu đô thị lớn đang trở thành “hàng hot” trên thị trường.
 |
Phân khúc BĐS thấp tầng thương mại tại khu đô thị lớn đang trở thành “hàng hot” |
Tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, nguồn cung thấp tầng cũng sẽ tiếp tục khan hiếm, các sản phẩm thấp tầng phải đến năm 2022 mới ra hàng.
Đối với Hà Nội, tình trạng khan hiếm nguồn cung dự án thấp tầng cũng phải đến năm 2022 mới có thể giảm khi một số khu đô thị tại các khu vực xa trung tâm như Đông Anh, Đan Phượng (Hà Nội), Hưng Yên…. ra mắt.
Hiện nay, tại Hà Nội, hầu như không có dự án thấp tầng được mở bán trong 6 tháng đầu năm 2021, nguồn cung trên thị trường đến từ một số dự án hiếm hoi ra mắt từ cuối năm 2020, tuy nhiên lượng hàng này cũng đang dần khan hiếm trên thị trường. Điển hình như dự án Shophouse Him Lam Vạn Phúc (Q.Hà Đông, Hà Nội), dù mới mở bán trước Tết Nguyên đán Tân Sửu nhưng theo thông tin từ Nhà phát triển và kinh doanh Him Lam Land, gần 90% số lượng nhà phố thương mại tại đây đã được thanh khoản. Thậm chí, trên thị trường thứ cấp ghi nhận mức chênh chuyển nhượng lên đến nửa tỷ đồng đối với những căn đẹp.
Đánh giá về triển vọng BĐS trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết BĐS vẫn là kênh đầu tư bền vững nhất. Thời gian tới khả năng giá BĐS sẽ vẫn tiếp tục xu hướng tăng do sự khan hiếm về nguồn cung và áp lực từ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng rất cao.
“Trong bối cảnh phân khúc căn hộ chung cư chững lại, thậm chí giảm giá thì biệt thự, liền kề, shophouse trong khu đô thị lại có sự tăng trưởng tích cực. Với dự báo nguồn cung tiếp tục khan hiếm trong khi nguồn tiền rẻ ồ ạt đổ vào sẽ khiến không chỉ BĐS thấp tầng ven đô mà ngay ở các thị trường tỉnh lẻ cũng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng vào giai đoạn cuối năm”, ông Đính cho biết.
Xuân Thạch
" alt=""/>Chứng khoán đảo chiều liên tục, nhà đầu tư dồn vốn vào bất động sản

|
Như ICTnews đã thông tin, chiều 28/10/2016, lần đầu tiên 5 doanh nghiệp viễn thông di động gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và GTel Mobile đã cùng nhau ký cam kết với Bộ TT&TT về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Được tổ chức tại trụ sở Bộ TT&TT, buổi lễ ký cam kết của 5 nhà mạng có sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Đại tá Đặng Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, Thông tin, Truyền thông, Bộ Công an.
Cam kết của các nhà mạng với Bộ TT&TT về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối được xem là một trong những giải pháp cụ thể của Bộ TT&TT nhằm đẩy lùi vấn nạn SIM đã kích hoạt bán tràn lan - một trong những nguyên nhân chính của nạn tin nhắn rác gây nhức nhối dư luận trong thời gian qua.
Đáng chú ý, tại buổi lễ ký cam kết, đại diện lãnh đạo của 5 nhà mạngđều đã hứa sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ TT&TT về việc thực hiện các nội dung bản cam kết thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.
Viettel sẽ tiên phong thực hiện cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn
Ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng bởi sau một thời gian làm việc, 5 nhà mạng đã đi đến thống nhất cùng cam kết thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.
Ông Sơn cũng cho biết, về thị phần, hệ thống kênh phân phối, số lượng SIM của Viettel hiện nay khá lớn. Do đó, khi các doanh nghiệp lớn như Viettel tổ chức thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Mặc dù vậy, Viettel sẽ nghiêm túc thực hiện những nội dung cam kết đã được Viettel và các doanh nghiệp thống nhất. Bên cạnh đó, Viettel cũng cam kết sẽ tiên phong đi đầu, thực hiện đầy đủ những gì mình đã cam kết một cách kiên quyết, triệt để nhất nhằm giúp cho các quy định, nội dung cam kết thực sự đi vào được cuộc sống”, ông Sơn khẳng định.
 |
|
Vị Phó Tổng giám đốc Viettel cũng bày tỏ mong muốn báo chí trong thời gian tới sẽ đồng hành cùng các nhà mạng trong quá trình thực hiện cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối: “Cam kết này sẽ tác động tới nhiều người dùng, do đó rất cần báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng hỗ trợ tuyên truyền để làm sao có tiếng nói chung, có sự đồng thuận của cả báo chí, người dùng và giữa các nhà mạng cùng hướng tới mục tiêu các quy định của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện một cách tốt nhất”.
Kỳ vọng sớm lành mạnh hóa thị trường SIM, số của Việt Nam
Tại lễ ký, ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc VNPT đã thẳng thắn chỉ rõ, vấn nạn tin nhắn rác do SIM được kích hoạt trước gây ra là một vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng tới đông đảo người dân, các khách hàng của tất cả nhà mạng.
Cùng với việc thừa nhận vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác là hệ lụy của cả một quá trình dài các doanh nghiệp đã không thực hiện chặt chẽ những quy định của nhà nước, ông Phạm Đức Long cũng cho biết, đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đều đã nhìn rõ vấn đề và cùng ngồi lại với nhau, cùng cam kết với cơ quan quản lý nhà nước để sửa chữa, giải quyết tình trạng này.
Nhận định việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn - nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo là một vấn đề “vừa dễ, vừa khó”, Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long phân tích: “Nếu việc này dễ chắc hẳn chúng ta đã thực hiện được từ lâu. Mặt khác, nói việc này dễ là bởi nếu quyết tâm thì chắc chắn có thể làm được”.
Ông Phạm Đức Long nhấn mạnh: “Nếu tiếp tục để tình trạng SIM rác, tin nhắn rác tràn lan như hiện nay thì đối với các doanh nghiệp viễn thông, cái hại nhiều hơn cái lợi, gây ra những hệ lụy cho cả khách hàng và các nhà mạng. Do đó, là Tổng giám đốc điều hành của VNPT, tôi cam kết VNPT sẽ thực hiện những gì mà các doanh nghiệp đã thống nhất, ký kết trong bản cam kết; cũng như sẽ chỉ đạo các đơn vị quyết liệt thực hiện.
Đồng tình với ý kiến trước đó của lãnh đạo Viettel, ông Long nhận định, tới đây khi các nhà mạng thực hiện thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng có cả một số SIM không phải là “rác” mà là SIM “thật” của khách hàng bị thu hồi. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng phản ánh, phàn nàn về nhà mạng.
" alt=""/>Thu hồi SIM kích hoạt sẵn: Lãnh đạo 5 mạng di động đã hứa những gì?