Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Cao Bá Quát đến thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng tìm việc làm rồi khởi nghiệp với nông nghiệp công nghệ cao (Ảnh: Minh Hậu).
Đến năm 2013, anh Cao Bá Quát quyết định vay vốn để thuê 0,6ha đất tại thành phố Đà Lạt, tự thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Với số tiền khoảng 1 tỷ đồng, anh Quát đầu tư cải tạo vườn, xây dựng hệ thống nhà kính (kết cấu khung sắt, lợp nylon), lắp đặt máy tưới tự động để trồng cà chua, dưa leo và các loại rau ăn lá, ăn củ khác.
Thuê đất trồng rau, nông dân thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng (Video: Minh Hậu).
Anh Cao Bá Quát cho biết, đến năm 2023, do hợp đồng thuê đất hết hạn nên gia đình anh buộc phải trả vườn, tìm địa điểm mới.
"Trong năm 2023, tôi được một hộ dân cho thuê lại khu vườn ở phường 10, thành phố Đà Lạt với tổng diện tích 1ha. Tại đây, tôi lại đầu tư cải tạo, xây dựng để tiếp tục với hành trình nông nghiệp công nghệ cao", anh Quát nói.
Hiện nay, trên diện tích 1ha, gia đình anh Quát phân chia các ô để trồng cà chua, ớt chuông, dưa leo, các loại rau ăn lá. Toàn bộ cây trồng tại đây được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam) và được các đối tác ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Vườn rau của gia đình anh Cao Bá Quát tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động (Ảnh: Minh Hậu).
Trung bình, mỗi tháng gia đình anh Cao Bá Quát cung cấp cho đối tác 5-7 tấn nông sản các loại. Về doanh thu, chủ vườn 42 tuổi cho biết, sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi năm gia đình thu về khoản lãi ròng hơn nửa tỷ đồng.
Chị Nguyễn Thị Phương Anh, Phó Chủ tịch Hội nông dân thành phố Đà Lạt cho biết, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà gia đình anh Cao Bá Quát đang thực hiện có hiệu quả kinh tế cao, địa phương khuyến khích phát triển.
Với quy mô 1ha các loại rau hiện nay, gia đình anh Cao Bá Quát có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm (Ảnh: Minh Hậu).
Theo chị Nguyễn Thị Phương Anh, quá trình sản xuất rau của gia đình anh Cao Bá Quát được thực hiện trong nhà kính nên cây trồng ít bị xâm hại bởi sâu, bệnh hại, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Đặc biệt, người sản xuất chủ động được việc bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Được biết, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của gia đình anh Cao Bá Quát tạo công ăn việc làm cho 7 lao động phổ thông với mức lương 6,5-9 triệu đồng/người/tháng.
" alt=""/>Từ người làm thuê trở thành ông chủ vườn rau, thu hơn nửa tỷ đồng mỗi nămTại các buổi ra mắt sách, tác giả đã sứ mệnh - hành trình - hạnh nguyện thông qua cuốn sách đầy tâm huyết về 112 ngày đầu đà trên hơn 3.400 cây số nơi mảnh đất linh thiêng Ấn Độ, Nepal. Đồng thời, sư Tuệ Nhân cũng bày tỏ tâm nguyện xây dựng công trình Bảo tháp Tàng Kinh Thánh điển Dhammacetiya - nơi lưu trữ toàn bộ Tam Tạng Kinh Điển Pāli qua 10 ngôn ngữ. Công trình sẽ được tạo dựng tại khuôn viên Trung tâm Thiền tập Minh Sát chùa Hương Đạo (Texas, Hoa Kỳ).
Chia sẻ với VietNamNet, tác giả Bước chân hành giả cho biết, cuốn sách chuyên chở câu chuyện về hành trình 112 ngày thực hành hạnh đầu đà qua vùng đất thiêng Ấn Độ và Nepal. “Ở đó, tôi cùng đoàn chư Tăng bộ hành đối diện với những chặng đường đầy thử thách, gian nan nhưng ai cũng giữ vững lòng tin và tìm kiếm sức mạnh từ bên trong chính mình”, sư Tuệ Nhân cho biết.
Theo tác giả, đây là một chuyến hành trình mà mỗi dòng chữ là một bước chân, mong đưa độc giả đến gần hơn với giá trị của cuộc sống từ những điều bình dị.
Đọc sách, bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn cảnh về đoàn du tăng đầu đà, những bước chân các vị đã đi qua với những địa danh lớn nhỏ và những Thánh tích Phật giáo như: Bồ Đề Đạo Tràng, Kê Túc Sơn, Lộc Uyển, Kusinārā, Lâm Tỳ Ni, Ca Tỳ La Vệ, cùng hàng trăm địa điểm lớn nhỏ để cùng hoài niệm những bước chân của Đức Thế Tôn đã đi qua trong suốt 45 năm hoằng hóa độ sanh.
“Đoàn chư Tăng bộ hành lặng lẽ như khắc họa hình ảnh chiếc y vàng và hình ảnh Tăng-già vào lòng người dân xứ Ấn, một lần nữa mong mỏi Giáo pháp có thể trở mình, hưng thịnh, xóa tan những khổ đau”, sư Tuệ Nhân bày tỏ.
Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, trụ trì chùa tổ đình Bửu Long (TP Thủ Đức, TPHCM) đã viết: “Tu là quá trình sống trải nghiệm, chiêm nghiệm bản thân qua những hành trình đầy thử thách trong môi trường sống mà mỗi người lựa chọn. Đầu đà chính là chọn lựa hành trình gian khó nhất để khám phá bản thân và ý nghĩa đích thực của đời sống. Đầu đà không phải chỉ giới hạn trong 13 pháp như truyền thống để lại mà là bất cứ cách nào có thể chế ngự được tham ái, thanh lọc được thân tâm…”.
Theo Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh, những ký sự như Bước chân hành giả có giá trị thiết thực trong hành trình trải nghiệm cuộc sống để thấy sự thật nơi chính mình.
Được biết, sư Tuệ Nhân đến với đạo Phật sau khi sư tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin. Vì có duyên với “cửa chùa” nên sư xin phép ba mẹ xuất gia. Năm 2018, sư thành lập Hội Từ thiện Hương Từ với các hoạt động thiện nguyện khắp nơi trên thế giới. Sau đó, sư Tuệ Nhân sang Myanmar du học và hành thiền. Hiện tại, sư Tuệ Nhân đang tu tập tại Hoa Kỳ.
Trong những ngày ở tại Việt Nam giới thiệu tập bút ký 530 trang của mình, sư Tuệ Nhân còn là diễn giả chính cho loạt podcast Bước chân hành giả, trò chuyện về thiền, ứng dụng vào đời sống để có an lạc, hạnh phúc, chuyển hóa được khổ đau với các khách mời là nhà báo, nghệ sĩ, doanh nhân, hành giả thiền…
Những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần đó. May mắn, không có trường hợp bị thương nghiêm trọng. Chủ sở hữu của con trâu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do con vật gây ra.
Nhiều người dân tại hiện trường vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc lại vụ việc. Một người cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào như vậy. Mọi người đều chạy tán loạn, không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo".