Theo phát ngôn viên của Apple, FBI đã không hồi đáp đề nghị hỗ trợ từ công ty.
Đại diện Apple cho biết thêm, nếu FBI nhanh chóng liên lạc với họ, hãng có thể đã giúp nhà chức trách tiếp cận được các dữ liệu lưu trữ trên điện thoại. Apple sẽ chỉ dẫn cho FBI sử dụng các vân tay của hung thủ (Kelley đã tự tử ngay sau khi gây ra vụ thảm sát) để mở khóa dế cưng của hắn trước khi máy quét vân tay tự động chất dứt hoạt động.
Với iPhone, nếu máy không được sử dụng trong vòng 48 tiếng đồng hồ, tính năng đọc vân tay sẽ bị vô hiệu hóa và người dùng cần nhập mật khẩu để mở thiết bị. Trong trường hợp tay súng Kelley đã chết, việc biết được mật khẩu để mở khóa iPhone của hắn dường như là nhiệm vụ bất khả thi với FBI.
Dư luận vẫn chưa quên hồi năm ngoái, Apple từng phớt lờ yêu cầu của tòa án về việc giúp FBI bỏ khóa vào chiếc iPhone 5C thuộc về Syed Farook, thủ phạm khủng bố thành phố San Bernardino năm 2015. Vào thời điểm đó, Táo khuyết tuyên bố cách duy nhất để xâm nhập vào điện thoại của kẻ khủng bố là xây dựng một phiên bản hệ điều hành mới, có tên gọi Govt. OS.
Song, Apple lo ngại, nếu thực hiện việc này, công ty sẽ trao cho FBI chiếc chìa khóa mở mọi iPhone và sẽ không còn smartphone nào mang thương hiệu Táo khuyết có khả năng bảo mật nữa. Thái độ ngang bướng của Apple đã nhận được sự ủng hộ của nhiều đại gia công nghệ khác, nhưng cũng đồng thời khiến công ty phải hầu tòa với cáo buộc chống lệnh nhà chức trách.
FBI rốt cộc thông báo đã tìm được bên thứ ba mở khóa chiếc iPhone 5C của Kelley thành công và hủy kiện Apple sau đó.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
Đại diện của Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ đã tiết lộ rằng họ chưa thể truy cập vào chiếc smartphone đã bị mã hóa của tay súng gây ra vụ thảm sát – giết chết 26 người dân tại một nhà thờ của bang Texas.
" alt=""/>Apple đề nghị giúp FBI bẻ khóa iPhone của kẻ thảm sát TexasTheo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Ngân hàng và Fintech: Cơ hội và thách thức” diễn ra ngày 10/11 tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh Fintech (là từ dùng để nói tới các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ) đang đem lại nhiều giá trị như giảm thời gian, chi phí giao dịch, đem đến trải nghiệm mới hấp dẫn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, tài chính.
Về phía ngân hàng, sự hợp tác với các công ty Fintech sẽ mang tới những đổi mới, sáng tạo giúp cải thiện và thay đổi căn bản nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như thanh toán, xác thực khách hàng, mở tài khoản, cho vay hay huy động vốn…
Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, các công ty Fintech mặc dù có ưu thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo nhưng lại ít kinh nghiệm trong hoạt động tài chính, ngân hàng. Hệ thống kiểm soát, tuân thủ nội bộ chưa đầy đủ. Mạng lưới tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế…
Trong khi, các ngân hàng truyền thống lại có thể mạnh về mạng lưới khách hàng, nguồn nhân lực, bộ máy kiểm soát tuân thủ pháp lý chắc chắn hơn.
Chính vì vậy, ngân hàng và Fintech nên thay đổi tư duy, không nên coi nhau là đối thủ cạnh tranh mà cần hướng tới sự hợp tác cùng có lợi.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, bên cạnh các cơ hội phát triển, làn sóng Fintech cũng đưa đến những thách thức cho hệ thống ngân hàng.
" alt=""/>Lo ngại bảo mật, khách hàng rụt rè thực hiện giao dịch của Fintech