Sáng 4/12, cháu Puih Cách xuất hiện các triệu chứng như sợ nước, gió, ánh sáng, nôn ói khan và co giật. Gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Gia Lai, cháu được chẩn đoán mắc bệnh dại. Đáng tiếc, cháu đã tử vong vào tối cùng ngày.
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng huyện Chư Prông đã rà soát những người tiếp xúc gần với nạn nhân để có biện pháp điều trị kịp thời. Huyện đã lập danh sách 10 trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm cao để tiêm phòng vaccine bệnh dại.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại.
" alt=""/>Bé gái 4 tuổi tử vong, 10 người phơi nhiễm sau khi bị chó cắn![]() |
Cách ly phố Trúc Bạch (Hà Nội) - nơi bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 17 sinh sống. Ảnh: Đoàn Bổng |
22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.
Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.
![]() |
Khái niệm mới mùa Covid-19: Hội chứng bệnh nhân 17= sự kỳ thị vô lý |
Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?
“Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao.
Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.
Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng.
![]() |
Chuyển thực phẩm vào khu cách ly phố Trúc Bạch (Hà Nội). Ảnh: Đoàn Bổng |
Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.
Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.
Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.
“Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.
Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.
![]() |
Tác giả bài viết: Hoàng Anh Tú |
“Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.
Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?
Bất đắc dĩ trở thành F2 trong những ngày Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, chị Thuý Hằng được chứng kiến và nghe kể lại những chuyện cười ra nước mắt.
" alt=""/>Hội chứng bệnh nhân thứ 17Kim Huệ, sinh năm 1982 và sở hữu chiều cao lý tưởng 1,8 m, bắt đầu đến với bóng chuyền năm 14 tuổi. Cô gắn liền với chiếc áo số 5 của bóng chuyền nữ Việt Nam và luôn nổi bật mỗi khi trên sân với vẻ ngoài xinh đẹp.
![]() |
Trong sự nghiệp gần 20 năm thi đấu chuyên nghiệp, Kim Huệ gặt hái được vô số thành tích, cùng nhiều lần được bầu là "Hoa khôi bóng chuyền" ở các giải quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. |
![]() |
Năm 1999, khi mới 17 tuổi, Kim Huệ trở thành vận động viên trẻ nhất khoác áo đội tuyển quốc gia. Kể từ đó, cô luôn giữ vai trò trụ cột và được bầu làm đội trưởng. |
![]() |
Kim Huệ luôn thể hiện lối chơi quyết liệt trên sân. Cô là chỗ dựa tin cậy cho các đồng đội, cả về mặt tinh thần. Trong sự nghiệp, Kim Huệ đã 7 lần giành HCB SEA Games, giữ kỷ lục là nữ vận động viên bóng chuyền dự 17 giải vô địch quốc gia liên tiếp. Ảnh: SMM. |
![]() |
Phụ công xinh đẹp nổi tiếng với những pha chạy chiến thuật, đánh bóng một chân sau đầu. Những pha kết thúc sở trường của Kim Huệ bóng đi cắm và uy lực. Nhiều người hâm mộ gọi đây là pha bóng mang "thương hiệu" Kim Huệ. Ảnh: Anh Tuấn. |
![]() |
Năm 2017, Kim Huệ tuyên bố giải nghệ và chuyển sang làm công tác huấn luyện ở đội bóng NHCT. Dù vậy năm 2018 khi đội bóng gặp khó khăn, cô quyết định trở lại để dẫn dắt đàn em. Kim Huệ không còn ở đỉnh cao phong độ, nhưng vẫn thể hiện được bản lĩnh, kinh nghiệm trên sân. |
![]() ![]() |
Ngoài thời gian gắn liền với trái bóng, cô thích đi du lịch và chụp ảnh. Kim Huệ cũng có thú vui chăm và cắm hoa. Cô trồng nhiều loại hoa hồng quanh nhà. |
![]() |
Hiện, Kim Huệ đã chuyển hẳn sang công tác huấn luyện, với vai trò HLV phó của đội NHCT. Ở tuổi 38, cô vẫn luôn gây chú ý trên sân bởi tên tuổi và nét đẹp không phai mờ theo thời gian. Ảnh: Việt Hùng. |
![]() |
Sau bóng chuyền, Kim Huệ mê chơi golf. Cô cho biết môn thể thao này giúp bản thân điềm tĩnh hơn, sống chậm lại. Trở thành một golfer chuyên nghiệp là ước mơ tiếp theo của Kim Huệ. |
Kim Syung Hee, Michelle Lou Lan và Nina Kolomiytseva theo đuổi những trường phái yoga khác nhau song đều được quan tâm nhờ xinh đẹp và có thân hình chuẩn.
" alt=""/>Vẻ đẹp của cựu hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ