Không giấu nổi sung sướng sau khi cùng U22 Việt Nam giành tấm HCV SEA Games 30, HLV Park Hang Seo cho biết, “trước trận đấu chúng ta có nhiều cầu thủ chấn thương, nhưng tất cả đã khắc phục khó khăn để giành chiến thắng về cho Tổ quốc.
![]() |
HLV Park Hang Seo gọi chiến thắng của U22 là "chiến thắng của nhân dân Việt Nam" |
Trước khi ra sân, trong cuộc họp tôi đã truyền đạt thông điệp của Thủ tướng chính phủ rằng “nhân dân, người hâm mộ đang chờ đợi chúng ta”, đây là động lực để các cầu thủ nỗ lực hết sức cho trận đấu cuối cùng này.
Tôi xin gửi chiến thắng này đến cho nhân dân Việt Nam, cho những người yêu mến và ủng hộ chúng tôi. Tôi cũng muốn gửi chiến thắng này cho các cầu thủ, các thành viên BHL, hậu cầu đã cùng tôi làm việc cật lực để có thành công như hôm nay.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các CLB, những người đi trước như các HLV, các cầu thủ họ chính là người đặt nền móng cho U22 Việt Nam chiến thắng ngày hôm nay”.
Nói về những khó khăn tại SEA Games 30, HLV Park Hang Seo cho hay: “Rất nhiều cầu thủ chấn thương, chúng ta phải đá liên tiếp 7 trận đấu trên mặt sân nhân tạo nhưng chúng tôi đã vượt qua”.
Chiến lược gia người Hàn Quốc cũng cho biết bí quyết để đội nhà vượt qua những khó khăn đó khi khẳng định: “Tinh thần Việt Nam là điều để U22 vượt qua tất cả và chiến thắng”.
Về chiếc thẻ đỏ của mình, ông Park vui vẻ nói: “Tôi nghĩ chiến thắng của đội mới quan trọng, nhưng tôi cũng xin lỗi và sẽ cố gắng kiềm chế hơn trong các trận đấu sau này”.
“Khi đến với bóng đá Việt Nam, tôi đã có giấc mơ về những chiến thắng, và đây là động lực để làm việc nỗ lực hết sức.
Và dù sao phía trước vẫn còn nhiều giải đấu quan trọng, tôi sẽ lại tiếp tục nỗ lực để mang niềm vui cho nhân dân Việt Nam”, HLV Park Hang Seo chốt lại.
M.A
" alt=""/>HLV Park Hang Seo nói gì về U22 Việt Nam và HCV SEA Games 30Ngành Vật lý của ĐHQGHN có thứ hạng trong nhóm 401 – 500
Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực GRAS 2020 của tổ chức ShanghaiRanking Consultancy xếp hạng cho hơn 4.000 cơ sở giáo dục đại học thế giới thuộc 54 ngành của 5 nhóm ngành gồm Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật; Khoa học sự sống; Y khoa; Khoa học xã hội.
Để được xếp hạng trong bảng GRAS 2020, các cơ sở giáo dục cần đạt được số lượng ấn phẩm bài báo nhất định tùy theo ngành/lĩnh vực trong giai đoạn 5 năm (2014 - 2018). Dữ liệu bài báo được thu thập từ nguồn Web of Science và InCites.
Đối với ngành Vật lý, cơ sở giáo dục cần đạt ngưỡng 300 bài báo để đủ điểu kiện được xếp hạng.
Trước đó, ngày 4/3, tổ chức xếp hạng QS đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực khoa học năm 2020 của các cơ sở giáo dục đại học toàn cầu.
Theo đó, lĩnh vực Vật lý và Thiên văn học của ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm 551 – 600 thế giới, số 1 ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hai lĩnh vực khác là Toán lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong nhóm 401 – 450 thế giới, số 1 Việt Nam; lĩnh vực Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin được xếp trong nhóm 501 – 550 thế giới, thứ 2 ở Việt Nam.
Với xếp hạng này, GS.TS.Bạch Thành Công, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Đào tạo, Nguyên chủ nhiệm khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên bày tỏ: “Đây là đánh giá khách quan cho sự cố gắng liên tục của ngành Vật lý, ĐH Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự và được khích lệ khi được một tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao”.
ShanghaiRanking Consultancy là tổ chức nghiên cứu và tư vấn giáo dục đại học độc lập, xếp hạng tự động và bắt đầu công bố các bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới với tên gọi phổ biến là Academic Ranking of World Universities (ARWU) từ năm 2009. Các bảng xếp hạng của tổ chức ShanghaiRanking Consultancy đều là các bảng xếp hạng tự động, trong đó các dữ liệu xếp hạng được thu thập từ các nguồn độc lập do bên thứ ba cung cấp mà không sử dụng dữ liệu do các cơ sở giáo dục được xếp hạng cung cấp. Đối với bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực, các chỉ số đánh giá đều là các chỉ số liên quan tới nghiên cứu khoa học (số lượng, chất lượng bài báo, chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học, …). |
Trường Giang
- Trong bảng xếp hạng theo ngành học của QS, lần đầu tiên Việt Nam có hai đại diện vào tốp 500 nhóm ngành Toán học là ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>Lĩnh vực Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 401 – 500 thế giớiNhà ở thị xã Sơn Tây, cả hai mẹ con phải chuẩn bị đồ đạc xuống Hà Nội trước một ngày. Trên đường đi, cô con gái chị Yến vẫn chăm chú đọc lại bài vở môn Ngữ văn.
“Cả nhà đã phải tính toán rất kỹ lưỡng. Mình ở xa nên không tiện để con đi đi, về về, vừa mệt cho con lại rủi ro muộn giờ vì lỡ có tắc đường. Vì vậy, hai mẹ con thuê một phòng trọ ở gần điểm trường cho tiện đi lại”.
Năm nay, con chị Yến dự thi vào Trường THPT Ba Đình và lớp chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An. Giai đoạn sát ngày thi, cô con gái mất ngủ vì phải ôn bài liên tục, còn chị Yến cũng mất ngủ theo vì lo cho con.
“Hôm nào cũng thế, mẹ nhắc mãi cũng chẳng được. Sát ngày thi con vẫn học bài đến khuya thì làm gì có sức”.
Chị Yến liên tục ngóng vào phòng thi
Đêm hôm trước ngày con đi thi, chị Yến để đồng hồ báo thức lúc 4h30 sáng. Nhưng chưa đến 4 giờ, người mẹ đã vội tỉnh giấc. Sợ tắc đường, 5h30 sáng hai mẹ con bắt xe taxi, vội vàng đến điểm trường.
Dù đã là lần thứ 3 đưa con đi thi nhưng chị Yến vẫn thấy bồi hồi, lo lắng.
“Con vẫy tay vào phòng thi rồi mà mình vẫn cứ thấy bồn chồn, không yên tâm”.
Thay vì trở về phòng trọ, trong suốt 3 buổi thi đầu tiên, chị chỉ ngồi trước cổng trường để “con đi ra có thể nhìn ngay thấy mẹ”.
Thi thoảng, chị lại nhổm dậy, mắt hướng vào phòng thi của con.
“Ra khỏi phòng thi thế nào con cũng đi tìm mẹ đầu tiên, nên mình phải chờ con chứ. Nắng cũng được, mưa cũng được, chỉ mong sao con thi thật tốt”.
Con muốn tự đi thi, mẹ âm thầm theo sau
Nhà ở ngay gần điểm thi Trường THPT Chu Văn An, mấy hôm trước, con trai chị Lê Hoàng Mai (Yên Phụ, Tây Hồ) xin mẹ cho được tự đi tới trường. Vì muốn con thoải mái tâm lý như khi đi học nên chị đồng ý.
Con trai đạp xe khỏi nhà được 10 phút, chị Mai lại đứng ngồi không yên. “Ở nhà cũng sốt ruột quá nên mình phải đi ra theo xem sao”.
Lần đầu con đi thi, “hồi hộp do chưa có nhiều kinh nghiệm”, chị cứ đứng chờ mãi ở cổng trường. Hết 1/2 thời gian làm bài môn Văn, chị mới ra về.
“Con đi thi về mình cũng đâu có dám hỏi nhiều. Nhưng thấy con vui vẻ, không quạu thì mình cũng yên tâm hơn”, chị cười nói.
Một người mẹ đứng lên xe máy gọi tìm con ở cổng trường thi
Chồng đi làm công trường xa nhà, chị Mai phải xin nghỉ phép ở nhà những ngày này để lo cơm nước cho con.
“Biết để con đi thi một mình, bố hắn cứ trách mãi. Nào là kỳ thi quan trọng của con, các bạn được bố mẹ cổ vũ khi vào trường, ôm hôn khi đi ra từ cổng trường. Con mình không có bố mẹ, nó tủi. Thế là buổi thi thứ 2, mình phải kiên quyết để mẹ chở đi”.
Những ngày này, chị Mai hay mất ngủ vì lo lắng.
“Không sát sao không được vì mình sợ con kiệt sức. Giai đoạn sắp thi vào Chuyên Khoa học Tự nhiên, con còn gục ngay trên bàn.
Có khi nó còn cằn nhằn mẹ nói nhiều quá, vì cứ bước ra khỏi nhà mẹ lại hỏi đủ thứ: “Con có quên gì không”, “Đã cầm đủ giấy tờ chưa”, “Cầm đủ bút thước chưa đấy, cầm mấy bút”,….
Chuẩn bị từ 3h30 sáng
Đưa con đi thi từ Thạch Thất, chị Kiều Hồng Phương (43 tuổi) phải bắt xe xuống điểm thi từ 5 giờ sáng. Dù đã đăng ký một điểm trường gần nhà nhưng con gái chị Phương vẫn xin mẹ cho đăng ký thi vào trường Chuyên Ngoại ngữ, Sư phạm và THPT Chu Văn An.
“Mình cũng đâu muốn con học xa nhà, đi lại vất vả mà ở trọ thì không yên tâm. Nhưng con thích thì đành phải cho thi, còn đỗ tính sau”.
Nhà cách điểm thi hơn 30 km, ban đầu hai mẹ con định chở nhau bằng xe máy. Tuy nhiên, ngày thi đầu con có vẻ mệt lại không đảm bảo an toàn, chị quyết định gọi xe taxi từ 5 giờ sáng.
Con gái đến điểm trường cũng vừa kịp giờ vào phòng, chị lại trải tờ báo sát bờ rào, đặt túi thức ăn lên rồi ngồi chờ con.
Dù nắng nóng nhưng vẫn ngồi chờ con hàng giờ
Đồ ăn này, chị đã phải thức dậy từ 3h30 sáng để chuẩn bị.
“Sợ con đau bụng nên mình cố gắng dậy sớm hơn chút để nấu cơm trưa cho hai mẹ con rồi bỏ vào hộp rồi mang đi”.
Dù lỉnh kỉnh, nhưng chị cảm thấy yên tâm hơn vì điều đó an toàn cho con. Kết thúc giờ thi, hai mẹ con lại thuê phòng nghỉ ngơi để chuẩn bị cho bài thi buổi chiều.
Là giáo viên dạy Văn, chị Phương cho biết, dù dìu dắt nhiều thế hệ học trò đi thi, nhưng với chị lần này lại có một sự lo lắng rất khác.
Một người mẹ mừng rỡ khi con hoàn thành bài thi chuyên vào lớp 10 ở Hà Nội
“Điều quan trọng nhất là trong giây phút quyết định, bố mẹ luôn có mặt ở bên con”, người mẹ này nói.
Thúy Nga
Sáng 17/7, gần 89.000 học sinh thủ đô bắt đầu kỳ thi vào lớp 10 trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Sẽ chỉ có khoảng 65.000 học sinh đỗ vào các trường công lập sau kỳ thi này.
" alt=""/>Những người mẹ bên ngoài 'cánh cửa' trường chuyên ở Hà Nội