Chia sẻ thêm về hát xẩm kết hợp phong cách hiện đại, nữ ca sĩ cho biết, bài hát này giống như một kỷ niệm của sự trưởng thành. Tham gia Sao Mai 2022, Huyền Phương đã chuẩn bị trước nếu may mắn được đi tiếp sẽ thể hiện ca khúc này trong vòng thi nhạc Dân gian. Dừng lại ở top 4 dòng Dân gian, Huyền Phương quyết định làm MV để tri ân khán giả.
“Nhiều người bảo tôi 'liều' bởi lựa chọn một phong cách chưa ai từng làm. Nhưng càng khó tôi lại càng mong muốn chinh phục.
Trên nhạc cụ tứ tấu đàn dây, tôi thấy mình hát xẩm thủ thỉ và từ tốn. Tôi mong lan tỏa những điều tích cực và lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc qua những bài hát đã cũ nhưng được làm mới, gần hơn với cuộc sống hôm nay”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Cô cũng khẳng định sẽ luôn hát xẩm với phong thái nhẹ nhàng, vui vẻ, tràn đầy năng lượng để sau khi thưởng thức, khán giả đều cảm thấy dễ chịu hơn so với nghe xẩm truyền thống.
Chia sẻ về dự định tương lai, Huyền Phương cho biết sẽ tổ chức liveshow riêng. Cùng với MV xẩm Mục hạ vô nhânnữ ca sĩ tiếp tục ra mắt MV Tình ca mặt trời.
Ca sĩ Huyền Phương (Phương Nga) tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Cô được khán giả biết đến sau khi lọt Top 10 Giọng hát hay Hà Nội, Top 4 Sao Mai toàn quốc dòng Dân gian.
Nữ ca sĩ từng gây "bão mạng" khi ra mắt MV Quảng Bình quê ta ơivới lượt xem gần 50 triệu view.
MV 'Quảng Bình quê ta ơi'
Dịch vụ đưa khách du lịch thăm quan khu vực phố cổ bằng các dòng xe nói trên đã thu hút đông đảo du khách quốc tế trải nghiệm, khám phá, tạo nên làn gió mới cho du lịch Thủ đô.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, chưa kể đến tình trạng kỹ thuật của những phương tiện đã 30-40 năm tuổi và các quy định liên quan đến kinh doanh vận chuyển hành khách, nhưng những chiếc UAZ 469 bon bon trên đường trong tình trạng tháo bỏ bạt phủ, hạ kính lái, còn du khách ngồi chen chúc trên xe là thiếu an toàn, thậm chí gây méo mó hình ảnh của mẫu xe huyền thoại, gắn liền với quân đội Việt Nam một thời.
Anh M. Trung, một người dân ở Hà Nội chứng kiến đoàn xe trên hàng ngày di chuyển ở các các con đường quanh hồ Tây, Phan Đình Phùng đặt câu hỏi: "Trên xe không thấy ai đeo dây an toàn, chở tới 7-8 người không rõ có đủ điều kiện an toàn tham gia lưu thông trên đường?".
Theo Khoản 1, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được chỉnh sửa, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
- Phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
- Phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng,...
Như vậy, với trường hợp như những chiếc UAZ chở khách ở Hà Nội nói trên, việc hạ kính chắn gió xuống có thể hiểu là "có những không có tác dụng", lái xe có thể bị phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng.
Còn việc trang bị thiếu dây an toàn trên các vị trí ghế ngồi, lái xe sẽ bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng, đồng thời buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
Cũng theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, với việc chở khách trên xe mà không đeo dây an toàn, lái xe bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng cho mỗi người.
Ngoài ra, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện giao thông chở quá số quy định sẽ bị CSGT phạt tiền với mức 400-600 nghìn đồng/người vượt quá. Tại Việt Nam, dòng xe UAZ 469 thanh lý nhà nước chuyển qua sử dụng dân sự thường có đăng ký 5 chỗ ngồi. Như vậy nếu trên xe chở đến 7-8 người kể cả tài xế là đã vi phạm luật.
Có thể nói, việc sử dụng chiếc xe UAZ chở du khách là cách làm du lịch mới mẻ, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, đơn vị sở hữu vận hành tour và nhất là những người điều khiển những chiếc xe nói trên cần tuyệt đối tuân thủ những quy định hiện hành về an toàn giao thông trước khi muốn lan toả được vẻ đẹp trong văn hoá Thủ đô đến với đông đảo bạn bè quốc tế.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vị khách hàng này khẳng định không có bất kỳ yếu tố bên ngoài nào tác động khiến chiếc xe đột nhiên bốc cháy như vậy. Cô nghi ngờ rằng bộ phận nào đó trong xe đã gặp trục trặc mới dẫn đến sự việc đáng tiếc này.
Chủ xe KIA Seltos đã yêu cầu hãng xe Hàn Quốc phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm với vụ việc này. Tuy nhiên, phía KIA Ấn Độ đã từ chối với lý do không có bất kỳ lỗi điện tử nào gây ra vụ cháy này.
Hiện tại vụ việc vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo Carblogindia
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!