- "Búp bê Nga" tận dụng thời gian rảnh rỗi nghỉ thi đấu để thực hiện những dự án kinh doanh của mình tại Anh Quốc.
- "Búp bê Nga" tận dụng thời gian rảnh rỗi nghỉ thi đấu để thực hiện những dự án kinh doanh của mình tại Anh Quốc.
"Tuy nhiên, khi đang đua, tôi bất ngờ phát hiện có đụn cát ở phía trước. Lúc này, xe đang chạy ở tốc độ cao, khoảng 140 km/h nên không kịp tránh. Kết quả là xe bị bay lên, lộn vòng. Thời điểm đó, cả tôi và lái phụ đều đã lường trước được tình huống xấu nên anh em mới không sao. Tất nhiên, lúc đó tôi kỳ vọng là xe chỉ bay lên và hạ cánh ở tình trạng đổ nghiêng một bên chứ không nghĩ đến mức bị lộn mấy vòng và hư hỏng nặng như vậy", chủ nhân của chiếc Ford Ranger giãi bày.
Trước đó, trả lời PV VietNamNet, anh Hoàng Kiên Định - chuyên gia thiết kế chính các bài thi của giải đua xe địa hình này cho biết, nguyên nhân có thể là do trong quá trình chạy thi, xe đã bị gãy rotuyn bên phải, dẫn đến mất lái, xe mới cắm đầu xuống đụn cát và lộn nhào nhiều vòng. Đồng thời, theo thể lệ cuộc thi, tốc độ ở bài thi này bị giới hạn dưới 80km/h, người lái có thể đã điều khiển xe với tốc độ nhanh hơn.
Từ phía người cầm lái chiếc xe Ford Ranger gặp nạn, anh Khôi khẳng định vấn đề chủ yếu nằm ở khả năng kiểm soát tốc độ và tính bất ngờ của địa hình đường thi. Quá trình xe lăn lộn mới khiến bánh xe rụng rời và làm gãy rotuyn sau đó chứ không phải vì gãy rotuyn từ trước.
Trong bài thi đua xe trên cát, anh Khôi cho rằng việc ban tổ chức cuộc thi khống chế tốc độ tối đa chỉ 80 km/h là chưa hợp lý. Đây là bài thi đường thẳng và cũng là bài thi tranh hạng nên lái xe nào cũng sẽ chạy nhanh nhất có thể để đạt được thành tích tốt nhất.
Tuy nhiên, anh Khôi bày tỏ: "Những chiếc xe lăn lộn nhiều vòng, thậm chí biến dạng đã là hình ảnh không hiếm trong các giải đua thể thao tốc độ, đua xe địa hình. Vì vậy, chúng tôi coi vụ tai nạn vừa qua là một rủi ro tất yếu phải chấp nhận, coi như là một phần của giải đua xe Off-road dù không ai muốn điều đó xảy ra".
Về ý kiến thiếu chuyên nghiệp và không quan tâm sự an toàn của VĐV, chỉ chăm chăm vào việc “bóc tem” để khỏi lộ thông tin xe bị tai nạn của tổ chức giải đua, anh Khôi cho biết: "Không có chuyện đó! Người bóc tem là bạn của tôi. Họ sợ xe mình bị nhận diện, khó xử lý sau này nên mới có hành động như vậy. Bản thân tôi đua xe nên đã coi chiếc xe là phương tiện để thi đấu chứ không còn là một tài sản".
Trên thực tế, anh Khôi đánh giá cao công tác xử lý sự cố của ban tổ chức khi tai nạn xảy ra. Sau khi kết thúc giải, ban tổ chức còn gặp gỡ và hỗ trợ cho anh 60 triệu đồng để khắc phục hậu quả. "Số tiền tuy không quá lớn nhưng là điều mà chưa bao giờ có ở các giải đua khác", anh nói.
"Về thiết kế các đường đua, tôi cho rằng ban tổ chức đã làm tốt khâu khảo sát và tạo ra những bài thi hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao. Thế nhưng sau vụ việc lần này, hi vọng ban tổ chức đã có thêm những kinh nghiệm và chú ý hơn hơn về công tác tổ chức để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người ", anh chia sẻ.
Hiện tại, chiếc xe Ford Ranger gặp nạn đã được vận chuyển về tới TP. HCM để sửa chữa. Chủ xe ước tính, chi phí khắc phục hư hỏng của xe sẽ không dưới 200 triệu đồng.
Giải đua xe địa hình Nha Trang Offroad Challenge 2022 được tổ chức tại bãi cát Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trong các ngày 1 và 2 tháng 10.
Giải đua có sự tham dự của 32 tay đua đến từ các đội, nhóm, câu lạc bộ thích chơi xe bán tải, cả nước như: CLB Pickup Bình Phước, DMB Racing team, PLC - HaiAnh auto, Sơn Đừng, RBD Racing team, SD Group, Duramax 604, RÀ Tít - Mít, PNF Quận 9-01, Pdlc Daklak, Viet Jeep…
Các tay đua phân thành 2 hạng gồm hạng bán tải cơ bản, hạng nâng cấp và trải qua 7 bài thi khác nhau với độ khó tương ứng từng cấp độ bài thi.
Trong một số giải thi đua xe địa hình khác tại Việt Nam, các sự cố như mất lái, lật xe, lộn vòng dẫn tới hư hỏng, thiệt hại hàng trăm triệu cũng đã từng xảy ra.
Ngô Minh
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Chủ xe Ford Ranger giãi bày về tại nạn nát đầu khi đua xe địa hình ở Nha TrangPhút nghẹt thở phụ xe buýt ở Hà Nội cõng cụ ông ngất xỉu đi cấp cứu (Nguồn video: NVCC).
Cụ ông khoảng 80-90 tuổi, dáng người gầy, nói có tiền sử bệnh tiểu đường, bắt xe buýt đến Bệnh viện Đa khoa Vân Đình khám bệnh. Trong tình huống nguy cấp, anh Hiếu nhận ra hành khách lớn tuổi có biểu hiện xấu hơn, như không tỉnh táo, không nói được, không thể đi lại.
Nam phụ xe báo với tài xế Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi) để chở cụ ông đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Xuyên cách đó không xa.
"Tôi bật đèn ưu tiên, chạy với tốc độ an toàn, sau khoảng 10-15 phút thì xe đến bệnh viện", anh Tuấn kể.
Xe vừa dừng, phụ xe buýt không kịp nghĩ nhiều, thoăn thoắt cõng cụ ông chạy vào phòng cấp cứu bàn giao cho nhân viên y tế. Anh nói qua tình trạng của hành khách, rồi nhanh chóng quay lại xe để làm nhiệm vụ vì trên xe vẫn có khách đang ngồi chờ.
"Điện thoại, giấy tờ vẫn còn trong túi của cụ ông, tôi chỉ kịp nhờ bác sĩ kiểm tra, gọi điện thông báo cho người nhà hành khách", anh Hiếu nói.
Các hành khách trên xe đều ủng hộ cách xử lý, phối hợp nhịp nhàng giữa tài xế và phụ xe buýt. Không ai cáu gắt, phàn nàn vì phải chờ, dang dở hành trình mà còn gửi lời cảm ơn nhà xe đã hỗ trợ hành khách lớn tuổi.
Khoảnh khắc anh Hiếu cõng cụ ông vào phòng cấp cứu (Ảnh cắt từ video).
14 năm gắn bó với công việc phụ xe buýt, đây là lần đầu anh Hiếu gặp trường hợp khách ngất xỉu phải đi cấp cứu nên thừa nhận "còn luống cuống". Trước đây, anh từng hỗ trợ một nữ sinh có bệnh động kinh bị ngất xỉu trên xe nhưng chưa đến mức phải đến bệnh viện.
Trong công việc, anh cũng thường giúp đỡ hành khách quên ví, tiền, điện thoại… Có lần, một cặp vợ chồng đi khám bệnh quên ví chứa nhiều tiền trên xe buýt. Sau khi xe đến bến, anh Hiếu quét dọn thì phát hiện chiếc ví bị bỏ quên liền tìm cách trả lại.
"14 năm có nhiều kỷ niệm trong nghề lắm. Tôi chỉ mong các hành khách đi đến nơi về đến chốn", anh Hiếu giản dị chia sẻ.
Tài xế Nguyễn Văn Tuấn (bên trái) và phụ xe buýt Chu Đức Hiếu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh phụ xe buýt cõng hành khách vào bệnh viện bất ngờ được đăng tải trên mạng xã hội, nhận về nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
"Đang giao mùa, thời tiết thay đổi rất nguy hiểm cho các bác lớn tuổi. Rất may bác đi xe buýt gặp nhân viên kịp thời giúp đỡ. Cảm ơn các anh đã lan tỏa lòng tốt tới mọi người", độc giả Kim Thoa viết.
"Rất nhiều những câu chuyện, những hành động đẹp hoặc những việc làm kịp thời đầy ý nghĩa, tận tâm của đội ngũ nhân viên xe buýt thời gian qua", người dùng Ngọc Mai bình luận.
" alt=""/>Phút nghẹt thở phụ xe buýt ở Hà Nội cõng cụ ông ngất xỉu đi cấp cứuChúng ta đều biết rất rõ, một chiếc dù khi giăng lên không những có khả năng lấn chiếm diện tích đường mà còn che khuất tầm nhìn của những người đi phía sau. Nếu dù ngoắc vào nhau khi người sử dụng đi gần sát nhau mà gỡ, xử lý được thì không sao, nhưng dù vướng vào các phương tiện xe máy, ô tô đang lưu thông cùng chiều thì chiếc dù dễ bị cuốn xoay đi như đĩa bay trên đường.
Ngoài sự cồng kềnh, khuất tầm nhìn, dù còn có độ cản gió rất lớn. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi các em một tay cầm dù, một tay cầm lái, mức độ kiểm soát, điều khiển xe giảm đi rõ rệt. Các em sẽ không thể xử lý tình huống nhanh chóng với sự cố bất thình lình xảy ra.
Cách đây vài năm, khi lưu thông trên một con đường quốc lộ, tôi bắt gặp 1 trường hợp, đó là em học sinh nữ cấp 2 bị tai nạn gãy tay, xây xát thân thể chỉ vì che dù khi trời nắng trong lúc đạp xe đi học. Nguyên nhân khiến em gái này bị tai nạn là do trong lúc em đạp xe và cầm dù, vì gió khá mạnh nên chiếc dù bị lật úp xuống mặt.
Do không nhìn thấy đường nên tay lái em loạng choạng va vào một chiếc xe gắn máy đi cùng chiều ngay sát bên. Rất may là hậu quả không quá nghiêm trọng vì người điều khiển xe gắn máy đi chậm lại xử lý kịp thời, chứ nếu bữa đó gặp ô tô thì chẳng biết tính mạng của em học sinh này liệu có được bảo toàn (?) .
Rồi thì, có khá nhiều vụ tai nạn do cầm dù khi tham gia giao thông mà báo chí, các phương tiện truyền thông từng đưa tin ở khắp mọi nơi, vậy mà không hiểu sao trên đường tôi vẫn thấy cảnh tượng người ta cầm dù đi xe đạp, cả xe gắn máy, bất kể là trời mưa hay nắng.
Không phải tự nhiên mà Luật của chúng ta có quy định cấm dùng ô dù khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
Được biết, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có phần nói hành vi sử dụng ô (dù) trong lúc điều khiển xe đạp, xe máy, xe đạp điện bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng. Thậm chí, điều khiển xe máy chở theo người ngồi sau sử dụng ô cũng bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Quy định là vậy, nhưng dường như chẳng thấy ai, và chưa ai bị phạt nên nhiều người vẫn không sợ và ngang nhiên sử dụng dù khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông!
Như đã nói, thực trạng này là cực kỳ nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao cho cả bản thân người sử dụng dù, cũng như những người khác cùng đang lưu thông trên đường.
Có một lần, tôi từng nói với vài em học sinh một trường cấp 3 ở gần nhà về việc che dù khi đạp xe là rất nguy hiểm, một trong 2 em cười, hồn nhiên trả lời: “Sống chết nó đã có số rồi ạ! Vả lại, tụi em chỉ che dù khi trời nắng cùng mưa nhỏ thôi, chứ trời mưa to, gió lớn thì chúng em không dám sử dụng, mà dùng áo mưa...”.
Từ lâu, tôi cũng từng được biết qua thông tin báo chí về các trường học ở một số tỉnh thành có quán triệt, nhắc nhở học sinh của trường mình không được sử dụng dù khi điều khiển phương tiện là xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải trường học nào cũng làm tốt, duy trì công tác giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông này.
Thiết nghĩ, để thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn cho tính mạng bản thân cũng như những người khác thì khi tham gia giao thông, cụ thể là trong trường hợp đi xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, thì học sinh nói riêng, mọi người nói chung không nên cầm dù khi ngồi trên xe.
Thạch Bích Ngọc (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)
Bạn có góc nhìn nào về văn hoá giao thông? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Cầm ô dù lái xe máy, thói quen nguy hiểm