Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Avispa Fukuoka, 11h00 ngày 3/5: Tìm lại niềm vui
Trái ngược với những căn nhà cao chọc trời, các khu thương mại sầm uất, những con đường thông thoáng ở bên kia Nguyễn Trãi - Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu - Cống Quỳnh là khung cảnh tối tăm ở khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM. Vào sâu bên trong, từng con hẻm nhỏ, rộng chỉ hơn 1m và những con hẻm ngoằn ngoèo, hun hút như mê cung. Tất cả, chỉ có một đường ra duy nhất là con hẻm lớn 245 Nguyễn Trãi.
 |
Có những con hẻm ở Mả Lạng rộng chỉ nửa mét, không gian tối tăm. |
Căn nhà rộng hơn 3m2 của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàng, hiện 61 tuổi nằm giữa khu phố. Bên trong, tủ lạnh, tủ quần áo, tủ chén bát được sắp xếp khá gọn hoặc treo lên tường nhưng vẫn chật cứng. Khoảng trống ở giữa làm nơi sinh hoạt, ăn uống và mắc võng cho cháu ngủ rộng chỉ 0,5 m.
 |
Giữa trưa nắng nhưng ở các con hẻm trong xóm Mả Lạng tối om. |
‘Nói là nhà cho oai, chứ nó không khác một cái hang. Đến bữa ăn, cả gia đình lấy tô xúc ăn. Tối ngủ, phải co chân lại. Bây giờ, nhà tôi làm thêm cái gác ở trên nên không gian sinh hoạt rộng hơn một chút. Trước đây, ngoảnh chỗ nào cũng thấy người’, bà Hoàng thở dài nói.
Nhà chật, các con bà Hoàng có gia đình riêng phải ra ngoài thuê phòng ở. Hiện, căn nhà chỉ có hai vợ chồng bà. Hằng ngày, ông đi chạy xe ôm, bà ở nhà bán tạp hóa và giữ cháu cho các con đi làm.
 |
Bà Hoàng cho biết, vì chưa tìm được nơi nào thích hợp, một phần sống ở đây lâu đã quen nên giờ không biết phải chuyển đi đâu. |
Nhìn hai hàng xe máy nối đuôi nhau từ ngoài hẻm 245 vào sâu bên trong, người phụ nữ sinh năm 1958 thở dài: ‘Cũng vì chật mà các gia đình phải để xe bên ngoài’.
Bà Hoàng kể, trước đây, cả khu phố phải dùng chung 6 nhà vệ sinh công cộng. Gần 600 hộ dân khi đó phải thay phiên nhau tắm rửa, tiểu tiện. Vào giờ cao điểm thì luôn bị tắc đường.
 |
Các gia đình sống chen chúc nhau trong không gian chật hẹp. |
Hiện, 6 nhà vệ sinh công cộng phải dỡ bỏ để làm nhà ở, vì các nhân khẩu cứ tăng lên. Nhà nhỏ, người đông, các gia đình lấn chiếm đường làm ban công. ‘Nhà này làm, nhà khác cũng làm theo. Riết rồi ai cũng thi nhau làm. Đường vào cũng vì thế trở nên tối om, nhỏ hẹp. Có khi ban ngày cũng phải bật điện. Nhưng ở chỗ này quen rồi, không ai muốn chuyển đi hết’, bà Hoàng nói.
Cách đó mấy căn, căn nhà rộng 9m2 của vợ chồng ông Trần Văn Dực, hiện 82 tuổi ban ngày nhưng tối om. Giữa trưa, mất điện, ông phải mang tô cơm ra ngoài ngồi ăn. Cơm vừa dọn xong thì trời đổ mưa, ông lại phải mang thức ăn vào nhà.
 |
Căn nhà của bà Hoàng rộng chỉ hơn 3m2. |
Cụ ông cho biết, vợ chồng ông ở Mả Lạng từ trước năm 1975. Hồi đó, vợ chồng ông đi đến vùng kinh tế mới làm ăn, nhưng không thành công nên phải về lại thành phố. Khi hai vợ chồng đang sống lang thang thì được gọi về xóm sống, được nhà nước cho thuê căn nhà này. Mỗi tháng, vợ chồng ông phải trả tiền thuê nhà là 38.000 đồng.
Từ khi nghe tin Mả Lạng là khu giải tỏa đến nay, vợ chồng ông đứng ngồi không yên. ‘Khu này có kế hoạch giải tỏa gần 20 năm rồi. Nhưng chúng tôi cũng chỉ nghe nói chứ không biết khi nào người ta thực hiện.
Vợ chồng tôi già rồi, không biết thời gian tới sẽ đi về đâu. 7 đứa con thì 6 đứa dọn ra ngoài sống rồi. Giờ còn vợ chồng tôi với vợ chồng thằng út và hai đứa cháu nội sống trong căn nhà nhìn đâu cũng thấy người và đồ dùng này’, ông Dực nói.
 |
Căn nhà 9m2 của vợ chồng ông Dực lúc nào cũng tối tăm, phải bật điện cả ngày. |
Thiếu tá Nguyễn Hoài Nam, Phó trưởng công an phường Nguyễn Cư Trinh cho biết, trước đây, các căn nhà ở Mả Lạng được dựng bằng tôn và ván ép. Đường đi bằng đất, cứ mưa là lầy lội. Cả xóm lúc đó trông rất nhếch nhác, điêu tàn. Mấy năm trở lại đây, gần 600 căn nhà trong xóm được xây bằng tường gạch, đường đổ bê tông mới sạch như hiện tại.
‘Nếu như trước đây, người dân ở khu phố sống trong nỗi lo về các tệ nạn xã hội, thì giờ đây, điều họ lo là không biết rồi đây căn nhà mình đang ở sẽ ra sao. Nhiều người muốn chuyển nhà đi nơi khác, nhưng việc đền bù chưa thỏa đáng nên chưa làm được’, thiếu tá Nam nói.
 |
Giữa trưa, điện mất, ông Dực phải mang cơm ra ngoài ăn. Ông cho biết, cả ông và những người dân ở khu Mả Lạng đều có một nỗi lo chung là không biết nhà mình bị đập khi nào, thời gian tới sẽ phải đi đâu. |
Theo kiểm kê của UBND quận 1, khu vực Mả Lạng có gần 600 căn nhà dưới 20 m2. Trong đó chủ yếu là những căn nhà ‘tí hon’ đã xuống cấp. Không gian sống, điều kiện vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy ở đây không đảm bảo.
TP.HCM có kế hoạch giải tỏa, chỉnh trang khu Mả Lạng từ năm 2000. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này vẫn bị treo.
Thiếu tá Nam cho biết, việc thỏa thuận giữa người dân đã diễn ra nhiều lần, nhưng vì nhiều hộ dân thấy mình không được đền bù thỏa đáng nên không đồng ý.

Cụ bà Sài Gòn ngả lưng trên thân cây khô chờ cháu ngoại đi thi
Tranh thủ thời gian chờ cháu làm bài thi, bà Mười (73 tuổi, TP.HCM) ngả lưng trên thân cây khô ngoài cổng trường chờ cháu.
" alt=""/>Cảnh khó tin trong gần 600 căn nhà tí hon giữa trung tâm Sài Gòn
Diễn viên Thái Dương được biết đến với các sản phẩm nhạc chế Parody hài hước với nội dung và chất lượng hình ảnh được đầu tư công phu như Đại ca bất đắc dĩ, Cưới luôn sợ gì, Bạch Tuyết phưu lưu ký, Chuyện tình chàng thợ xây… thu hút hàng triệu view và hàng trăm nghìn follow trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Mới đây, Thái Dương cũng góp trong phim Thương ngày nắng về, Táo Quân 2022 và bộ phim Tết Bố ơi chạy đido anh đạo diễn.Năm nay, lần đầu tiên Thái Dương diễn trong Táo Quân, lại là năm mà dàn diễn viên Táo Quân có nhiều xáo trộn, sự so sánh giữa hai thế hệ diễn viên là không thể tránh được, anh có áp lực?
Sự so sánh là điều không thể tránh khỏi. Tôi may mắn được đạo diễn Đỗ Thanh Hải và Khải Anh động viên. Biết lần đầu tôi tham gia chắc chắc sẽ có những áp lực nhất định nên các anh cũng tính toán kỹ, không giao cho tôi vai quá nặng. Táo của tôi là Táo nhỏ, không phải Táo cỡ đại như mọi người (cười) nên cũng không áp lực quá và chắc cũng không bị so sánh.
Thế hệ diễn viên trẻ chúng tôi, ngay lập tức thì sẽ không thể khoả lấp được những tên tuổi lớn đã gắn bó với Táo Quân bao nhiêu năm. Nhưng tôi hy vọng rằng vai của tôi dù rất nhỏ cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả. Đó là động lực để tôi cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa.
Điều tôi thấy vui nhất là được đứng chung sân khấu với biết bao tên tuổi lớn, là thần tượng của tôi từ nhỏ, đó đã là niềm vui rất lớn rồi.
Nổi tiếng từ các video đưa lên nền tảng mạng xã hội, thế hệ của Thái Dương có thể nói thuận lợi hơn nhiều so với thế hệ diễn viên trước kia, anh cảm nhận như thế nào về hai chữ thành công?
Ngay từ ngày còn học cấp 3 tôi đã thích tham gia văn nghệ và dựng kịch trong trường rồi. Sau khi học xong cấp 3 tôi cũng đăng ký thi vào trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội – Khoa Diễn viên. Lúc đó đi thi cũng vô tư và hừng hực khí thế lắm, nhưng vừa lên thi phần diễn xuất chưa được một phút thì các thầy cô chấm thi đã bảo dừng lại và nhận xét là Thái Dương không có năng khiếu. Thầy cô bảo tôi không phù hợp để làm diễn viên vì chân cong, mặt lệch, lùn… chẳng có tố chất nào để làm diễn viên cả. Ước mơ đang nhen nhóm thì bị dập tắt khiến tôi tự ti và nghĩ là mình không có khả năng làm diễn viên nên đã đi học nhạc.
Trong một lần tôi lướt Facebook thì thấy có thông báo casting tuyển diễn viên cho một nhóm chuyên làm những clip hài trên YouTube. Lúc đó tôi cũng không kỳ vọng gì nhiều lắm, chỉ là muốn thử sức thôi nên đã nhắn tin cho anh nhóm trưởng để được casting. Có lẽ lúc đó may mắn đã mỉm cười với tôi khi được nhận và bắt đầu hoạt động với tư cách là diễn viên của nhóm.
Rồi mọi thứ mình cứ từ từ đi, quá trình làm việc tôi tích luỹ được nhiều thứ. Sản phẩm đầu tiên trên kênh YouTube chính thức Thái Dương Official của tôi là Chuyện tình chàng thợ xây, đây cũng là video mà tôi nhận được nhiều lượt xem nhất, tôi cũng không nhớ con số chính xác nhưng là khoảng 40 triệu view trên các nền tảng mạng xã hội, không thể phủ nhận video này giúp nhiều người biết đến tôi hơn, mang tôi đến gần hơn với khán giả.
Thật lòng, tôi chưa biết thành công nó như thế nào, tôi chưa cảm nhận được hai chữ mà ai cũng ao ước đó. Chỉ biết rằng, mỗi ngày mình sẽ cố gắng để làm hình ảnh của mình, những sản phẩm của mình tốt dần lên thôi. Thành công với tôi nó xa lắm.
Tôi nghĩ, bây giờ mình có một lượng khán giả yêu thương nhất định, hàng ngày họ cùng con cái của họ xem những sản phẩm của mình và mọi người thấy đó là sản phẩm văn minh, vậy là tôi vui rồi.
Anh có cho rằng làm diễn viên đóng video, clip là một khởi đầu tốt cho những bạn có đam mê với nghề diễn và việc khán giả ngày nay cởi mở hơn trong cách đón nhận sản phẩm mới là cơ hội để diễn viên trẻ dễ thành công?
Chắc chắn rồi. Bởi việc làm diễn viên đóng clip, video là con đường ngắn nhất để bạn được đến với khán giả và để các nhà sản xuất, các đạo diễn nhìn thấy khả năng của mình, từ đó có cho mình nhiều cơ hội hơn.
Tôi nghĩ việc khán giả thoải mái hơn trong việc đón nhận sản phẩm mới là một thuận lợi, đồng thời cũng là khó khăn cho diễn viên trẻ. Khó khăn là vì các bạn sẽ phải luôn luôn làm mới mình, luôn phải tìm ra những ý tưởng mới thì mới có thể gây chú ý cho khán giả bởi khán giả bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn.
Dấn thân vào thị trường phim hài muộn hơn so với các đồng nghiệp khác, định hướng làm phim hài của anh là gì?
Tôi muốn hình ảnh của mình gần gũi với tất cả mọi người chứ cũng không kiểu sang trọng lịch lãm gì cả. Tôi muốn là tất cả mọi người xem hài của mình vui vẻ, có những giây phút giải trí thoải mái, vậy thôi. Và sau tiếng cười đó có chút chút gì cùng nhau suy ngẫm.
Ngay từ khi làm phim hài Tết đầu tay Bố ơi chạy đi, tôi đã xác định là mình làm phim hài tích cực, không gây cười bằng môi hở, răng vẩu, hở hang,... Tôi muốn là phim hài Tết là của tất cả thế hệ trong gia đình đều có thể xem được và không phải ngại ngùng gì cả. Nếu cả gia đình đang ngồi xem có cả trẻ nhỏ, đến cảnh nóng bỏng hay hơ hang quá, tất nhiên chúng ta đều e ngại chứ. Tôi muốn làm mọi thứ thật văn minh để nhiều người có thể hiểu rằng, dù xuất thân, nổi tiếng từ mạng xã hội nhưng những người như chúng tôi đều có thể làm được những sản phẩm đáng xem.
Tình Lê

Táo Quân 2022 lộ diện: Diễn viên trẻ thay thế Công Lý, Xuân Bắc
Đúng như dự đoán, Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi thế vào vị trí của Công Lý và Xuân Bắc vốn đóng Nam Tào và Bắc Đẩu gần 20 năm qua trong chương trình Táo Quân.
" alt=""/>Thái Dương trải lòng khi lần đầu diễn Táo Quân 2022
Các bạn nhỏ sẽ được làm quen với những khái niệm đối lập, bước đầu thực hành khả năng tư duy qua bộ sách Đối lập ngộ nghĩnh hết sức thú vị.Với lĩnh vực Toán học, bé tuổi tiểu học sẽ khám phá qua các câu chuyện ngụ ngôn với Giải đố giải ngốcùng truyện ngụ ngôn toán học. Bộ sách Kết nối yêu thương và Mái ấm chốn rừng sâuvới những câu chuyện thấm đẫm tình cảm yêu thương, khám phá bản thân trong mối quan hệ với gia đình, người thân và bạn bè, để nhận ra mỗi chúng ta không hề cô đơn, nhỏ bé giữa thế gian.
Bộ sách tranh khoa học Thụy Điển dành cho lứa tuổi 8+ Quả trứng và hơn thế nữa, Trái tim và hơn thế nữa, Băng và hơn thế nữa đưa đến góc nhìn về sự vật hiện tượng ở tính nguồn gốc của nó kèm các trò chơi và tương tác thực hành.
Bộ sách Từ điển hình ảnh trực quan dành cho độc giả 7+ được biên soạn bởi CLB Trẻ em và đội ngũ chuyên gia giáo dục và khoa học hàng đầu Nhật Bản. Với ưu thế là hệ thống hình ảnh rất phong phú, bao gồm ảnh chụp, ảnh tư liệu, hình họa hiện đại... cùng nội dung kiến thức đa tầng, chi tiết, giúp bạn đọc hệ thống hóa dữ liệu theo chủ đề dễ dàng.
Truyện ngắn Lỗ Tấnlà cuốn sách mới nhất trong bộ Tủ sách Văn học trong nhà trường tuyển chọn những truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn Lỗ Tấn như: Nhật kí người điên, Cố hương, AQ. chính truyện, Thuốc, Hát tuồng ngày rước thần, Lễ cầu phúc, Thị chúng, Cây trường minh đăng, Khổng Ất Kỷ...Cuốn truyện phiêu lưu giả tưởng, tâm lý Đảo ngàn saosẽ là một ấn phẩm được nhiều độc giả mong chờ.
Cũng trong dịp này, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản bộ sách 15 cuốn của nhà văn Roald Dahl, người được mệnh danh là “Người kể chuyện số 1 thế giới”, “Người kể chuyện vĩ đại nhất thế kỉ 20”.
Nổi bật trong những ấn phẩm mới ra mắt dịp này của Nhà xuất bản Kim Đồng là loạt sách về Hà Nội. Theo dòng chảy lịch sử, hơn 300 trang sách, Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ đã phác họa một bức tranh sống động về văn hóa - phong tục - lịch sử - con người của Hà Nội xưa, trước những biến thiên thời cuộc.
Thăng Long - Hà Nội được nhìn nhận từ hai tính chất tiêu biểu: “chất Kinh kì” và “chất Kẻ Chợ” song hành, hội tụ ở đất và người Hà Nội. Lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long trong giai đoạn từ thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XIX, đi kèm với những bình luận hóm hỉnh.
Hà Nội - Ngàn năm kí ứcvà ấn bản tiếng Anh Hà Nội – Reminiscences of thousand yearslà bộ sách pop-up đầu tiên về Hà Nội. Đây là cẩm nang những biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội ghi dấu lịch sử hơn một nghìn năm hào hùng, bi tráng của còn hiện diện đến ngày nay.
Mỗi trang sách mở ra, một trang lịch sử của Hà Nội lại được hiện lên, một công trình kiến trúc văn hóa lại “sống dậy”, trọn vẹn trên đôi tay bạn là ngàn năm Hà Nội.
Buổi gặp gỡ và giao lưu với nhóm tác giả Hà Nội -Ngàn năm kí ứcvà ấn bản tiếng Anh Hà Nội – Reminiscences of thousand yearssẽ tổ chức vào ngày 24/4 tại Nhà xuất bản Kim Đồng.
Tình Lê

'Đọc sách không giàu ngay được nhưng sẽ giàu về cảm xúc'
"Đọc một cuốn sách không giàu lên ngay được, cũng không kiếm tiền ngay được nhưng chúng ta sẽ giàu về suy nghĩ và cảm xúc. Từ cảm xúc tạo ra hành động, chỉ có hành động mới tạo ra kết quả", bà Nguyễn Kim Thoa nói.
" alt=""/>Kim Đồng giới thiệu hàng loạt sách mới chào mừng ngày sách Việt Nam