Người tạo bước ngoặt trong ngành khoa học vật lý
Dương Chấn Ninh sinh năm 1922 tại TP Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Cha ông là giáo sư toán học và vật lý. Ngay từ khi đi học, Dương là một học sinh xuất sắc, hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và trung học ở Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông theo học Đại học Liên kết Quốc gia Tây Nam ở Côn Minh nghiên cứu vật lý.
Tuy nhiên, con đường học tập của Dương Chấn Ninh bị gián đoạn bởi Thế chiến II. Ông sang Mỹ năm 1943, theo học tiến sĩ về Vật lý tại Đại học Chicago. Ông Dương được dẫn dắt bởi nhà vật lý nổi tiếng Enrico Fermi, người có công trong việc đào tạo ông thành nhà vật lý thiên tài.
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, ông Dương làm cộng tác viên nghiên cứu tại Đại học Chicago, thành viên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở TP Princeton và giáo sư tại Đại học Stony Brook ở New York.
Mối quan tâm khoa học của ông tập trung vào vật lý hạt, đặc biệt nghiên cứu về tương tác yếu. Ông tin chắc rằng các tương tác yếu không bảo toàn tính chẵn lẻ, điều này vi phạm tính đối xứng cơ bản của tự nhiên. Dương Chấn Ninh đã hợp tác với nhà vật lý đồng nghiệp Lý Chính Đạo tại Đại học Columbia phát triển lý thuyết này hơn nữa.
Năm 1956, họ xuất bản một bài báo có tiêu đề "Các vấn đề về sự bảo toàn tính chẵn lẻ trong các tương tác yếu", thách thức quan niệm hiện hữu rằng tính chẵn lẻ được bảo toàn trong các tương tác yếu. Bài báo là bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực vật lý. Công trình của hai ông sau đó đã được xác nhận bằng thực nghiệm, đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957.
Khoảnh khắc Dương Chấn Ninh cùng Lý Chính Đạo (đều là người Mỹ gốc Hoa) được trao giải Nobel đã làm nức lòng người Trung Quốc trên toàn thế giới.
Lấy vợ kém 54 tuổi
Dương Chấn Ninh nhiều lần chia sẻ rằng suốt đời ông gặp may mắn và tại mỗi bước ngoặt ông đều chọn được con đường đúng đắn. Ông cho rằng, may mắn cuối đời là đám cưới với người vợ kém 54 tuổi, sau khi vợ đầu từng chung sống với ông hơn nửa thế kỷ (1950-2003) qua đời.
Dương Chấn Ninh quen nữ sinh Ong Phan năm 1995 trong một hội thảo khi ông cùng vợ từ Mỹ trở về Trung Quốc tham dự.
Theo tờ Sohu, sự thông minh, thuần khiết của cô gái trẻ đã gây ấn tượng với vợ chồng nhà vật lý. Nhiều năm sau, cô Ong vẫn giữ liên lạc với Dương Chấn Ninh, vào các dịp lễ tết đều gửi bưu thiếp chúc mừng.
Sau khi tốt nghiệp, Ong Phan kết hôn nhưng cuộc hôn nhân kéo dài chưa đến 2 năm, còn Dương Chấn Ninh góa vợ năm 2003. Nhiều tháng sau khi vợ qua đời, Dương Chấn Ninh chuyển về Bắc Kinh giảng dạy. Ong Phan lúc này đang làm nghiên cứu sinh. Hai người liên lạc lại và bắt đầu nảy nở tình cảm.
Ngày 24/12/2004, Dương Chấn Ninh, lúc đó 82 tuổi, kết hôn với Ong Phan 28 tuổi, kém con gái út của ông 15 tuổi. "Tôi là người sợ cô đơn. Nếu không kết hôn với Ong Phan, chắc chắn tôi cũng sẽ lấy người khác. Tôi bây giờ nổi tiếng gấp 10 lần trước đây", theo China Daily.
Dương Chấn Ninh cùng vợ đã đi nhiều nơi để giảng dạy cũng như du lịch. Trong các bức hình, hai người luôn tay trong tay.
Trong gần 20 năm, hai người đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách do sự chênh lệch tuổi tác. Tuy nhiên, sau tất cả những thăng trầm đó, họ vẫn hạnh phúc bên nhau, như cách Dương Chấn Ninh nắm chặt tay vợ mình.
Tử Huy (theo China Daily, Sohu)
![]() |
Sri Lanka khát tiền để kích thích tăng trưởng nên vay mượn nhiều từ Trung Quốc trong những năm gần đây. (Ảnh: NY Times) |
Trong cuộc điện đàm hồi tháng 4 với người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Pakistan nêu một đề nghị khẩn thiết: Kinh tế Pakistan đang trượt dốc và Islamabad muốn tái cấu trúc các khoản vay trị giá hàng tỷ đôla từ Bắc Kinh.
Thực tế, Bắc Kinh đã nhận được vô số đề nghị tương tự từ Kyrgyzstan, Sri Lanka và nhiều nước châu Phi muốn tái cấu trúc, hoãn lại hoặc xóa các khoản nợ trị giá hàng chục tỷ đôla đến hạn phải trả trong năm nay.
Trong hai thập niên qua, Trung Quốc là nước cho vay nhiều nhất thế giới, rót cho các quốc gia khác hàng trăm tỷ đôla trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng và vươn lên thành siêu cường kinh tế - chính trị. Bên vay thường thế chấp các cảng biển, các mỏ và nhiều tài sản có giá trị khác.
Giờ đây, khi kinh tế toàn cầu chao đảo vì đại dịch Covid-19, ngày càng có nhiều "con nợ" báo với Bắc Kinh rằng họ không thể trả lại tiền.
Theo NY Times, Trung Quốc đang đứng trước những lựa chọn vô cùng khó khăn. Nếu tái cấu trúc hoặc xóa hẳn những khoản nợ này, hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ căng ra và người dân sẽ bất bình bởi chính họ cũng đang chịu ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế trong nước.
Còn nếu nhất quyết đòi thanh toán nợ đúng hạn thì Trung Quốc sẽ bị tổn hại hình ảnh của mình trên toàn cầu.
Uy tín của Trung Quốc trên thế giới hiện nay vốn đang lung lay. Nhiều nước công khai nghi ngờ vai trò của Bắc Kinh trong đại dịch Covid-19, vì ban đầu vào tháng 1, giới chức Trung Quốc giảm nhẹ tính nghiêm trọng và sự lây nhiễm của dịch bệnh.
Bắc Kinh hiện đang nỗ lực bán và tặng khẩu trang cùng trang thiết bị y tế để giúp cải thiện hình ảnh. Chỉ một bước đi sai lầm cũng có thể cản trở các tham vọng toàn cầu của cường quốc này.
Trong khi đó, các rủi ro về tài chính là rất lớn. Viện Kiel, một tổ chức nghiên cứu Đức, cho rằng tổng số tiền Trung Quốc cho thế giới đang phát triển vay hiện vào khoảng 520 tỷ USD hoặc hơn, phần lớn được giải ngân từng phần trong vài năm trở lại đây.
Như vậy, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn hơn cả Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Dẫn đầu là sáng kiến Vành đai và Con đường - chương trình 1 nghìn tỷ USD do Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo nhằm rót tiền vào các dự án hạ tầng khắp thế giới. Kể từ khi sáng kiến bắt đầu năm 2013, Trung Quốc đã cho các nước vay tới 350 tỷ USD, mà khoảng một nửa trong danh sách được coi là "những con nợ rủi ro cao".
Bắc Kinh bác bỏ ý kiến xóa nợ đồng loạt, nhưng phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán. Trong một số trường hợp, nước này đã hành động: Chính phủ Kyrgyzstan thông báo hồi tháng 4 rằng Trung Quốc đã chấp nhận tái cơ cấu 1,7 tỷ USD các khoản thanh toán nợ, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Một số quốc gia khác hiện đang hy vọng được giãn nợ.
"Chúng tôi không chỉ nêu đề nghị với Trung Quốc" mà với cả Nhật Bản, Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka S.R. Attygalle thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn. Ông cho biết, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã mở rộng hạn mức tín dụng lên 700 triệu USD để giúp đỡ Sri Lanka, hạ lãi suất và lùi thời hạn thanh toán thêm 2 năm.
NY Times dẫn lời một số nguồn thạo tin cho biết, ngoài những bước đi như trên, giới chức Trung Quốc vẫn chưa quyết định làm thế nào để giải quyết vấn đề.
Sáng kiến Vành đai và Con đường là một chủ đề nhạy cảm trước khi đại dịch bùng phát. Các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang lo ngại liệu có quá nhiều ngân hàng và công ty cùng rót tiền vào các nước mà không phối hợp chặt chẽ hay không.
Trong khi đó, hệ thống tài chính của Trung Quốc hiện nay cũng đang căng ra vì nợ tích tụ của các công ty nhà nước và chính quyền các địa phương để duy trì tăng trưởng.
Thanh Hảo
Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/