Công cụ này đánh giá mức độ trưởng thành của tổ chức trong sáu khía cạnh của Zero Trust, bao gồm: Người dùng và Danh tính, Thiết bị, Mạng, Khối lượng công việc (ứng dụng), Dữ liệu và Vận hành bảo mật. Sau khi tổ chức nhập thông tin chi tiết về các chính sách và khả năng bảo mật của mình, công cụ này sẽ đánh giá tình hình bảo mật tổng thể của tổ chức dựa trên các tiêu chuẩn ngành và lĩnh vực.
Công cụ này tổng hợp báo cáo riêng cho từng tổ chức, cho biết mức độ trưởng thành, thách thức và cơ hội của họ trong từng khía cạnh của Zero Trust. Ngoài ra, công cụ này còn có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp về công nghệ và giải pháp giúp tăng cường vị thế và khả năng sẵn sàng về an ninh tổng thể của tổ chức trong một môi trường làm việc kết hợp.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về các rủi ro an ninh mạng hiện tại và họ đang đầu tư nhiều hơn để có sự chuẩn bị tốt khi gặp sự cố mạng. Theo nghiên cứu An ninh mạng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Cisco, 71% doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay cho biết họ quan tâm hơn đến an ninh mạng so với 12 tháng trước.
Nghiên cứu cũng cho biết khoảng 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp Việt Nam gặp sự cố mạng trong 12 tháng qua. Gần 1/3 (30%) nói rằng những sự cố mạng này khiến doanh nghiệp của họ thiệt hại hơn 500.000 USD. Nguyên nhân số một gây ra những sự cố này là do các giải pháp an ninh mạng không đủ khả năng phát hiện hoặc ngăn chặn cuộc tấn công. Những cuộc tấn công này có tác động rõ rệt đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ - từ sự gián đoạn trong hoạt động, thiệt hại doanh thu cho tới tác động tiêu cực đến uy tín của tổ chức.
Nhiều công ty đã chuyển hướng sang làm việc kết hợp do đại dịch, điều này đã dẫn đến phần lớn nhân viên kết nối với mạng của các tổ chức và truy cập thông tin từ bên ngoài văn phòng, trong đó nhiều người sử dụng thiết bị cá nhân để làm việc này. Theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tham gia khảo sát, những chiếc máy tính xách tay không được bảo mật, các cuộc tấn công có chủ đích của tin tặc và việc sử dụng thiết bị cá nhân là những mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh chung của tổ chức.
Theo bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam: “Việc ứng dụng công nghệ nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều nguy cơ tấn công an ninh mạng do bề mặt tấn công được mở rộng. Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đẩy nhanh quá trình số hóa để cung cấp các ứng dụng thế hệ tiếp theo và cải tiến hình thức làm việc kết hợp trong giai đoạn bình thường mới, thì việc đảm bảo rằng tổ chức của họ được bảo vệ trên mọi mặt sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu.”
Theo đó, lãnh đạo Cisco Việt Nam cho hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng công cụ đánh giá trực tuyến mới của Cisco nhằm giúp họ cải thiện khả năng phục hồi bằng cách cung cấp kiến thức về mức độ chuẩn bị cho an ninh mạng cũng như các cơ hội và lỗ hổng cần được lưu ý.
Duy Vũ
Hãy làm ngay điều này nếu bạn đang sử dụng camera an ninh trong gia đình của mình trước khi quá muộn.
" alt=""/>Cisco ra mắt công cụ đánh giá an ninh mạng cho doanh nghiệp nhỏ và vừaXúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học
"Hơn chục năm nay chưa có sinh viên nào bị đuổi học vì mại dâm"
Bà Hằng cho biết, việc kỷ luật học sinh, trong đó đình chỉ học với 7 em là quá nặng và không có tính răn đe.
Bà cũng bày tỏ: "Rất lấy làm tiếc về sự việc trên. Nhà trường không báo cáo trước khi ra quyết định kỷ luật, chứ nếu Sở nắm bắt trước sẽ không có việc này xảy ra".
Sau khi 7 học sinh bị đình chỉ học, Sở GD-ĐT đã nhận được đơn kiến nghị của phụ huynh học sinh và báo cáo của trường.
![]() |
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa (Ảnh: Lê Dương) |
Trong sáng nay, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn xuống trường làm rõ sự việc.
Trước mắt, Sở đã yêu cầu Trường THPT Nguyễn Trãi thu hồi lại các quyết định kỷ luật học sinh. Đồng thời, thông báo cho các học sinh bị kỷ luật quay trở lại trường học bình thường từ ngày mai (2/11).
Tiếp đó, Sở sẽ yêu cầu nhà trường rà soát lại toàn bộ quy trình xử lý kỷ luật, mức độ vi phạm của học sinh để từ đó có hình thức xử lý kỷ luật đúng theo quy định của pháp luật, báo cáo Sở xem xét quyết định.
Cùng với đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng đã yêu cầu trường THPT Nguyễn Trãi kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra sự việc đáng tiếc nêu trên.
Theo đánh giá của Giám đốc Sở GD-ĐT thì việc Trường THPT Nguyễn Trãi xử lý kỷ luật đối với các em học sinh là nóng vội. Việc vi phạm của học sinh chưa đến mức phải đuổi học 1 năm.
“Quan điểm xử lý kỷ luật học sinh làm sao tạo điều kiện cho các em có cơ hội sửa chữa. Vì các em học sinh đầu cấp, mới vi phạm lần đầu. Hơn nữa, môi trường giáo dục thì phải có những hình thức xử lý kỷ luật mang tính giáo dục học sinh”, bà Phạm Thị Hằng chia sẻ.
Trước đó, như VietNamNet đã phản ánh, ngày 1/10, một học sinh lớp 10A5, trường THPT Nguyễn Trãi sử dụng điện thoại di động trong giờ học, bị giáo viên bộ môn thu giữ và giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
Sau đó, giáo viên chủ nhiệm phát hiện từ điện thoại của học sinh này có những thông tin chia sẻ của một nhóm học sinh với nội dung xúc phạm đến thầy cô giáo và nhà trường nên đã bị đã bị nhà trường kỷ luật, trong đó có 3 em bị đuổi học 1 năm, 4 em đình chỉ một tuần, 1 em bị cảnh cáo.
Lê Dương
![]() |
Thông tin về vụ kỷ luật học sinh được dư luận bàn tán xôn xao. Phụ huynh Nguyễn Hồng Cường (Hà Nội): Đa số đều không biết nội dung những tin nhắn như thế nào. Anh Nguyễn Hồng Cường suy đoán “Chắc phải xúc phạm nặng nề lắm. Nếu chỉ là những lời nói xấu “bình thường” thì không trường nào đuổi học hết. Họ là những nhà giáo lâu năm, chắc chắn không chỉ vì bực tức bốc đồng mà dình chỉ ngần đấy học sinh. Tôi cho rằng các em đó phải hết sức thô tục, hỗn hào mới phải chịu kỷ luật ở mức độ đó. Độc giả Lê Nam: Có lẽ các em bị đuổi học không chỉ vì những tin nhắn nói xấu thầy cô trên nhóm chat, mà còn vì thái độ của các em sau khi giáo viên biết chuyện. Có những trường hợp chính thái độ thể hiện khi hai bên giải quyết vấn đề mới là cái gây ra mâu thuẫn, đẩy sự việc đi xa hơn. Facebooker Thuc Nguyen (TP.HCM): Kỷ luật học sinh vì điều này là thiếu giáo dục. Các giáo viên nên xem lại mình. Giáo viên tọc mạch nên đã đọc phải những thứ không nên đọc. Phụ huynh Quốc Bảo (TP.HCM): Điều bất bình nhất chính là việc giáo viên tự ý xem điện thoại của học sinh. Tin nhắn trong điện thoại là điều riêng tư, chẳng cứ gì tụi trẻ mà ngay cả người lớn khi nói chuyện trên điện thoại không hiếm khi dùng từ tục tĩu. Ở đây, học sinh không nói tục trước mặt cô giáo, nên đình chỉ học các em là một quyết định không hợp lý. Phụ huynh Trần Phương Mai (Hà Nội): Tôi xin nhắc lại lần nữa với mọi người rằng hãy dừng ngay việc xem trộm điện thoại, thư từ và các trao đổi cá nhân của người khác, kể cả của bạn đời và con cái, vì đó là một hành vi vi phạm pháp luật. Hãy giáo dục cho con cái điều này để xã hội được làm sạch khỏi những hành vi ăn cắp, kể cả ăn cắp thông tin. Hãy dừng ngay việc "trộm" thông tin trước mặt con cái và ăn cắp của con cái, để truyền cho chúng thói quen. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác” của bất kỳ ai trong số chúng ta được bảo vệ theo điều 21 Hiến pháp 2013 và điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015. Người duy nhất được xem những thứ đó là công an, phục vụ quá trình điều tra theo pháp luật. Việc nói xấu cô giáo trong nhóm kín của các em không thuộc diện “gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương” theo Thông tư 08/TT/1988 về Khen thưởng kỷ luật học sinh của Bộ GD-ĐT (Bộ không có thông tư cụ thể nào khác ngoài thông tư ban hành từ 30 năm này)”. Vì vậy, khi học sinh bị kỷ luật trái quy định, cha mẹ học sinh có quyền khiếu nại và có thể khởi kiện”. Ngân Anh |
Tối 29/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết ban soạn thảo đã sơ suất chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất về công tác sinh viên của các trường sư phạm.
" alt=""/>Thu hồi quyết định kỷ luật 8 học sinh lớp 10 nói xấu thầy cô trong nhóm kín FacebookTrong đó, chị Mai (huyện Nhà Bè - phụ huynh được đổi tên), cho biết, đầu năm 2017, chị cho trường vay hơn 3 tỷ đồng, không tính lãi suất của khoản tiền vay trong suốt thời gian nhà trường đào tạo học sinh. Con của chị Mai sẽ học đến hết lớp 12 với mức phí là 0 đồng. Hai bên làm hợp đồng vay vốn, có công chứng viên.
Theo Điều 4 của hợp đồng vay cũng nêu rõ Trường Quốc tế Mỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền trên trong thời hạn 30 ngày sau khi con của chị Mai hoàn tất chương trình lớp 12. Trường hợp trường chậm trễ trong việc hoàn trả tiền cho chị Mai, ngoài số tiền gốc phải hoàn trả, trường còn phải trả cho phụ huynh khoản lãi chậm theo lãi suất huy động ngân hàng tính trên số ngày thực tế chậm trả và số tiền chậm hoàn trả. Thời gian chậm hoàn trả (nếu có) tối đa là 30 ngày.
Tháng 6/2022, con gái chị Mai hoàn thành lớp 12, cuối tháng đó, nhà trường gửi email cho phụ huynh đề xuất thời gian hoàn trả số tiền. Cụ thể, chậm nhất đến đầu tháng 7, nhà trường sẽ hoàn trả số tiền 50.000 USD; chậm nhất đến cuối tháng 9 sẽ hoàn trả 45.000 USD và chậm nhất đến cuối tháng 10 hoàn trả khoảng 45.000 USD còn lại.
Dù đưa ra kế hoạch hoàn trả tiền cho chị Mai trong 3 lần, nhưng trên thực tế Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam mới trả cho chị được một một phần nhỏ số tiền. Sau đó, chị Mai gửi email yêu cầu hoàn trả số tiền còn lại. Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đã nhiều lần trì hoãn và gửi mail đề nghị cho kéo dài thời gian hoàn trả. Hiện phụ huynh này đã làm đơn kiện Trường Quốc tế Mỹ ra toà. Nhiều phụ huynh khác cũng tương tự chị Mai, đã làm đơn khởi kiện trường.
Cập nhật mới nhất với PV VietNamNet, chị Mai cho hay, đến thời điểm hiện tại, chị vẫn chưa đòi được tiền.
Về phía Sở GD-ĐT TP.HCM, lúc đó cho hay đã nhận được thông tin phản ánh từ phụ huynh của Trường Quốc tế Mỹ và thông qua báo chí biết công ty quản lý của nhà trường có ký kết đầu tư giáo dục với phụ huynh.
Sở đã mời bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ, lên làm việc và yêu cầu nhà trường thực hiện báo cáo về hình thức hợp đồng đầu tư giáo dục tại trường, tình hình thanh toán hợp đồng đầu tư giáo dục đã đến hạn và quá hạn cho phụ huynh, tình hình hoạt động giảng dạy.
Sau buổi làm việc, Sở GD-ĐT cũng đã thực hiện báo cáo khẩn với UBND TP.HCM về tình hình hoạt động của Trường Quốc tế Mỹ và gặp gỡ một số phụ huynh học sinh, tiếp nhận thêm thông tin về tình hình của trường và nguyện vọng của phụ huynh, học sinh.
Sở GD-ĐT cũng tổ chức buổi làm việc với Hội đồng trường rà soát tình hình hoạt động và điều kiện thực tế của Trường Quốc tế Mỹ, đồng thời phối hợp các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, đánh giá toàn bộ tình hình của nhà trường.