Một người phụ nữ Trung Quốc đang bận rộn livestream (phát trực tiếp), liên tục lia cận ống kính máy quay vào những viên đá quý lấp lánh đủ màu sắc, được xếp từng hàng ngay ngắn trên chiếc bàn nhỏ.
Ở quầy kế bên, một người đàn ông Đức dùng chiếc đèn pin tỉ mẩn soi xét bên trong viên hồng ngọc rực rỡ để kiểm tra chất lượng và trả giá với chủ hàng.
Đây là khung cảnh diễn ra thường ngày ở chợ đá quý huyện Lục Yên, nằm tại trung tâm thị trấn Yên Thế, cách thành phố Yên Bái gần 100km.
Bắt đầu hoạt động từ năm 1991, hơn 30 năm qua, đây là nơi tập trung mua bán mặt hàng duy nhất: Đá quý.
Những viên đá đa dạng về loại, kích cỡ và màu sắc được bày bán… như rau khiến khu chợ này trở thành thủ phủ đá quý lớn nhất Việt Nam. Gần như 100% đá ở đây đều được khai thác tự nhiên từ các mỏ đá quý ở huyện Lục Yên.
Khoảng 9h-10h là thời điểm chợ đá quý nhộn nhịp nhất, người mua kẻ bán tấp nập. Mỗi chiếc bàn dài và rộng chỉ cỡ 3-4 gang tay nhưng có giá trị lên đến vài tỷ đồng.
Cảnh đá quý được bày bán như rau, mỗi viên giá vài triệu đến gần 1 tỷ đồng (Thực hiện: Thu Thảo).
Dẫn phóng viên Dân trí đi thăm chợ đá quý, ông Nguyễn Huy Trường - thành viên Ban chấp hành Hội đá quý Lục Yên - cho biết, chợ hiện nay là chợ tạm, được xây dựng từ năm 2021, theo quy hoạch sẽ nằm dưới chân trung tâm thương mại 7 tầng đang chờ xây dựng.
Tọa lạc trên bãi đất rộng 300m2, chợ có hai khu tách biệt lợp mái che kiên cố.
Khu chính là nơi bày biện các mặt hàng đá cắt giác, đá thô hay sản phẩm đã chế tác như vòng tay, dây chuyền, nhẫn… Khu còn lại chủ yếu là đá thô còn nguyên hiện trạng như khi được đào bới lên từ lòng đất.
Theo ông Trường, hiện tại, cả chợ có 175 gian hàng. Hàng ngày, người dân mua đá được khai thác từ các mỏ đá quý ở Lục Yên và tập trung về đây buôn bán.
Khách nước ngoài đổ về chợ rất đông, chủ yếu là người Trung Quốc. Bên cạnh đó, không ít người từ một số quốc gia xa xôi như Sri Lanka, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Mỹ… cũng lặn lội đến tận nơi để tìm mua đá quý.
Ông Trường cho hay, ở Việt Nam, chợ đá quý Lục Yên là lớn nhất.
"Mỗi chiếc bàn ở đây có thể trị giá lên tới vài tỷ đồng. Bởi lẽ, một viên đá nhỏ đã có giá 30-40 triệu đồng. Hàng đẹp, hiếm còn có thể lên tới vài trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ", ông nói.
Các quan chức ở thành phố Thẩm Dương hiện đang "nài nỉ" các chủ cửa hiệu mởcửa trở lại sau khi khoảng 95% số shop vẫn ngừng hoạt động.
Tin đồn trên mạng làm dấy lên lo sợ rằng hội đồng địa phương đang cần doanhthu lớn hơn và yêu cầu các nhân viên thuế mạnh tay với các chủ cửa hiệu.
Tuynhiên, giới chức địa phương đã phủ nhận thông tin trên và kêu gọi các chủ cửahàng mở cửa kinh doanh trở lại sau khi họ bị chìm trong khiếu nại của dân chúngrằng không thể tìm ra các cửa hàng đang hoạt động.
Một bản tin do cơ quan truyền thông Thẩm Dương cho hay, "gần đây một số doanhnghiệp nhỏ đã đóng cửa hàng sau khi nghe những tin đồn vô căn cứ. Điều này gâyra nhiều vấn đề và chúng tôi chỉ có thể nhắc lại rằng các tin đó là không đúngvà không có cuộc kiểm tra nào dự định được tiến hành. Các cơ quan có liên quankhông có kế hoạch tiến hành chiến dịch đặc biệt nào cũng như không áp đặt cácmức phạt nặng".
Các cửa hàng ở Thẩm Dương bắt đầu đóng cửa từ hôm 13/7 sau khi có tin đồn vềnhững mức phạt nặng.
Các chủ cửa hàng nói với truyền thông địa phương rằng họ thà ngừng buôn báncòn hơn mất tiền.
Cư dân ở Thẩm Dương đã đăng hàng nghìn bài viết giận dữ cũng như các bức ảnhvề những cửa hiệu ngừng hoạt động trên trang blog Sina Weibo. "Ra ngoài ăn trưa,mọi siêu thị và cửa hàng ăn đều đóng cửa. Chúng ta sẽ sống như thế nào?", một cưdân mạng phàn nàn.
"Thẩm Dương hiện giờ là một thành phố chết. Một thành phố không có sự sống,không có hạnh phúc", một cư dân khác nói sau khi không tìm được nơi nào bán gạotrong suốt 5 ngày.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong giai đoạn mới, các trường đại học đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Khi thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và Luật Giáo dục đại học, tự chủ đại học được xem là thuộc tính của nhà trường.
"Tư duy bao cấp không còn phù hợp, thay vào đó là sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức của tập thể lãnh đạo để nhà trường liên tục phát triển" - ông Ga nhấn mạnh.
![]() |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đại diện Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM |
Đối với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, theo ông Ga, đây là một trong 23 trường được thí điểm thực hiện tự chủ toàn diện, có nhiều kinh nghiệm thực hiện tự chủ. Vì vậy, nhà trường phải tiếp tục phát huy tính năng động vốn có, định hình chiến lược phát triển bền vững trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đổi mới mô hình quản trị đại học cho phù hợp với tự chủ, trường cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở một số ngành có thế mạnh.
Ông Ga lưu ý rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, các trường đại học phải đổi mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy để đào tạo thế hệ sinh viên thích nghi với môi trường công tác đang thay đổi sâu sắc.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga |
“Tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin đang làm cho những ngành nghề lao động thông thường dần dần biến mất, lợi thế nguồn lao động phổ thông đông, giá rẻ không còn cạnh tranh. Nếu các trường tiếp tục đào tạo theo mô hình cũ, chương trình cũ thì sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp ngày càng nhiều điều tất yếu” –ông Ga nói
Ông Ga đề nghị nhà trường mạnh dạn sắp xếp lại các khoa, ngành, thiết kế lại chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm chương trình đào tạo các trường đại học thế giới. Trường cần xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia, để sinh viên tốt nghiệp cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có tiền thân là Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, được thành lập ngày 5/10/1962.
Khi mới thành lập, Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật nằm trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Phú Thọ (Nay là Trường ĐH Bách khoa TP.HCM).
Qua năm 55 năm, trường đã nhiều lần đổi tên và sáp nhập. Tên gọi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có từ năm 1984, sau đó trường là thành viên không chính thức của ĐHQG TP.HCM. Tới năm 2000, khi tách khỏi ĐHQG TP.HCM, trường được khôi phục là tên cũ là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Hiện tại trường có 759 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 1 GS, 26 PGS, 109 tiến sĩ, 369 thạc sĩ...
Lê Huyền
" alt=""/>“Tự chủ đại học là thuộc tính của nhà trường”