Thông tin đưa ra tại cuộc họp gần đây ở Bộ TT&TT cho biết, ngân sách dành cho quảng cáo ở Việt Nam năm 2016 ước khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó riêng quảng cáo trên môi trường số chiếm 60% ngân sách dành cho quảng cáo ở Việt Nam. Quảng cáo trên môi trường số đang đe dọa và cạnh tranh rất mạnh với quảng cáo truyền thống.
Tuy nhiên, trên thực tế thì quảng cáo trên môi trường số không thực sự hiệu quả như người ta tưởng. Theo đại diện WPP, hãng truyền thông đại diện cho 6 agency truyền thông lớn nói rằng: "Google và Facebook đưa ra thuật toán thay thế cho con người, làm cho quảng cáo trên mạng không thật 100%, các kênh treo quảng cáo cũng không được tối ưu như quảng cáo truyền thống. Càng ngày quảng cáo trên môi trường số càng cho thấy nó thực sự không hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ”.
Các nhà quản lý còn cảnh báo các nhãn hàng tại Việt Nam phải kiểm soát để hình ảnh quảng cáo của mình không xuất hiện ở các trang web vi phạm bản quyền. Theo thống kê có 73 trang web phát phim không bản quyền, sống nhờ các nhãn hàng quảng cáo, thông qua mạng quảng cáo của Google, nhưng các nhãn hàng này cũng không biết rằng họ đang vi phạm pháp luật.
Việc quản lý để quảng cáo của các nhãn hàng không xuất hiện ở những kênh có nội dung xấu không phải vấn đề của riêng Việt Nam. Gần đây, Bộ TT&TT đã có cuộc làm việc với Google, ngay đại diện Google cũng trả lời rằng rất khó có thể kiểm soát hết nội dung mà người dùng Internet đăng lên mạng, vì cứ mỗi phút trôi qua là có thêm 400 giờ clip tung lên mạng. Việc Google dùng từ khóa để chặn lọc không hiệu quả, số lượng video up lên mạng quá nhiều và Google không quản lý được vì những video có nội dung xấu được xếp vào các nhóm giải trí nên đã qua mặt thuật toán Google.
Theo đại diện WPP, các nhà quảng cáo luôn cam kết với khách hàng (là các đơn vị, nhãn hàng) khi quảng cáo trên phương tiện nào đều đảm bảo phải an toàn cho khách hàng, trong môi trường tuân thủ pháp luật, yêu cầu các nội dung phải đảm bảo đúng chất lượng, không ảnh hưởng vấn đề về chính trị, game, sex. Có nghĩa là khi quảng cáo cho khách hàng phải chọn đúng đối tượng trong môi trường an toàn. Tuy nhiên, mạng xã hội là nơi những người sử dụng gặp nhau trên đó nên để quản lý nội dung phức tạp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống.
" alt=""/>Quảng cáo online không thật sự hiệu quả như người ta tưởng![]() |
Trang công nghệ TechPowerUp là những người đã phát hiện ra sự gian dối. Theo trang tin này, họ để ý thấy chiếc card GeForce GTX 1080 Gaming X mà MSI gửi đến cho mình để đánh giá có GPU nhanh hơn và tốc độ bộ nhớ cao hơn so với bản bán lẻ. Đó là bởi model mà MSI gửi cho họ được thiết lập để chạy ở chế độ ép xung ngay từ đầu, trong khi card bán lẻ chỉ chạy ở chế độ Gaming thông thường. Điều này khiến các trang đánh giá - nếu không để ý - sẽ vô tình quảng cáo tốc độ card đã được ép xung là tốc độ ở chế độ mặc định.
Sau khi xem xét lại những sản phẩm đã từng đánh giá trước đây, TechPowerUPnhận ra rằng MSI đã từng áp dụng "thủ thuật" trên trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, một hãng khác có tên tuổi hơn là Asus, cũng bị tố đã gửi cho các trang công nghệ những chiếc card được ép xung sẵn để gian dối. Một khả năng có thể xảy ra đó là các công ty như Asus đã áp dụng chiêu thức của đối thủ vì áp lực cạnh tranh.
" alt=""/>MSI và Asus bị tố gian lận kết quả benchmark card đồ hoạSau vài ngày về nước, iPhone 7 màu đỏ 128 GB vẫn giữ giá ở mức 20,5 triệu đồng tại các cửa hàng, cao hơn khoảng 3 triệu so với các màu khác. Trong khi đó, iPhone 7 Plus có giá bán khoảng 24 triệu, mức chênh so với màu còn lại là gần 4 triệu đồng.
Trên các trang rao vặt, lượng rao bán iPhone 7, 7 Plus màu đỏ từ người dùng theo đường xách tay số lượng 1-2 máy cũng khá lớn, giá bán không thua máy từ cửa hàng. Tuy nhiên, số người quan tâm hỏi thăm để mua máy cực ít.
Các cửa hàng cho biết, ngoài yếu tố giá cao, một số đánh giá ban đầu về việc iPhone 7 màu đỏ không quá đẹp cũng khiến nhiều người không háo hức với sản phẩm.
" alt=""/>iPhone 7 màu đỏ không hút khách tại Việt Nam