Đầu tiên, đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên nhà mạng, gọi đến thông báo hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM điện thoại từ 4G lên 5G kèm theo nhiều tiện ích, quà tặng, thưởng… đồng thời dụ dỗ khách hàng gửi tin nhắn theo hướng dẫn để nâng cấp. Thực chất bước này là để lừa khách hàng kích hoạt eSIM trên thiết bị mới của kẻ tấn công, thay thế cho SIM hiện tại của nạn nhân.
Khi người dân tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn, nhà mạng sẽ gửi tin SMS có mã OTP để xác nhận thay đổi khi kích hoạt SIM mới. Kẻ lừa đảo yêu cầu người dùng đọc mã OTP này, và thuyết phục mã này chỉ phục vụ nâng cấp SIM điện thoại.
Sau khi cung cấp mã OTP, người dùng sẽ bị vô hiệu hoá SIM điện thoại, do kẻ xấu đã chiếm quyền sử dụng SIM.
Trong ít phút sau đó, đối tượng tiếp tục thực hiện đổi mật khẩu email cá nhân của người dùng, đồng thời liên hệ nhà mạng viễn thông để truy vấn số chứng minh nhân dân. Do có quyền kiểm soát cả email và điện thoại, lại có thông tin số chứng minh nhân dân, chúng tiếp tục gọi điện lên tổng đài ngân hàng để cấp lại tên đăng nhập internet banking qua email, cấp lại mật khẩu internet banking qua tin nhắn điện thoại, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, kích hoạt lại Smart OTP và chuyển hết tiền trong tài khoản của khách hàng sang tài khoản ở các ngân hàng khác.
Sau khi phát hiện vụ việc, phía VPBank cho hay, đã phối hợp cùng khách hàng, nhà mạng viễn thông và các cơ quan chức năng nhằm truy vết nhóm lừa đảo và thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi tiền về cho khách hàng cũng như tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Trên thực tế, chiêu thức lừa đảo này đã xuất hiện từ vài năm trước, tuy nhiên thời gian gần đây xảy ra nhiều hơn do nhiều khách hàng có nhu cầu nâng cấp sim 4G, 5G.
Mặc dù các nhà mạng, ngân hàng, công ty fintech đã đưa ra nhiều cảnh báo, song vẫn có một số trường hợp khách hàng sập bẫy kẻ gian. Người dùng Internet cần hết sức thận trọng đối với các yêu cầu đáng ngờ, nhất là những đòi hỏi cung cấp mã OTP, mật khẩu, tài khoản ngân hàng.
Hãng bảo mật Kaspersky mới đây dự báo những xu hướng lừa đảo phi kỹ thuật - tức các hình thức lừa đảo mang yếu tố con người thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội… - sẽ tiếp tục nở rộ trong năm 2021.
Chuyên gia khuyến cáo người dân nên xác minh trực tiếp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như ngân hàng và công ty viễn thông trước khi thực hiện các dịch vụ được giới thiệu (ví dụ như nâng cấp SIM điện thoại). Đồng thời không cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập, mã OTP cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào, dù là nhân viên ngân hàng.
Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng có sử dụng ứng dụng xác thực thay cho phương pháp xác thực bằng tin nhắn SMS, khách hàng có thể sử dụng phương thức xác thực này.
Hải Đăng
Sau một số ngân hàng như Vietcombank, Sacombank, ACB... đến lượt thương hiệu ngân hàng VPBank bị kẻ xấu lợi dụng để gửi tin nhắn lừa đảo khách hàng.
" alt=""/>Lừa nâng cấp SIM để chiếm đoạt tài khoản ngân hàngNhiều tài xế taxi công nghệ phải bán xe trả nợ và bỏ nghề khi không thể chở khách. Một số khác chuyển sang làm tài xế giao hàng, đi chợ hộ khi được các ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi.
Các hãng gọi xe được duy trì hoạt động giao thực phẩm thiết yếu và tập trung vào mảng dịch vụ này. Tuy nhiên, chính sách chống dịch ở nhiều địa phương liên tục thay đổi cũng là một trong những áp lực mà các hãng gọi xe, giao hàng qua ứng dụng phải đối mặt, để có thể duy trì được hoạt động nhằm giữ chân tài xế và khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh.
Ứng dụng gọi xe giao thực phẩm, hàng thiết yếu
Khi các dịch vụ chở khách phải tạm dừng hoạt động, các ứng dụng gọi xe lập tức đẩy mạnh các dịch vụ giao thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Đây cũng là hoạt động chính để giữ chân tài xế, khách hàng dùng ứng dụng và là nguồn thu chính của các hãng trong thời kỳ giãn cách.
![]() |
Các hãng tìm động lực tăng trưởng ở dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ, giao đồ ăn |
Dịch Covid-19 làm thay đổi nhiều thói quen của người tiêu dùng Việt. Thay vì đi chợ, siêu thị mua thực phẩm, nhiều người giờ đã lên ứng dụng đặt hàng online, nhờ tài xế đi chợ hộ. Các ứng dụng gọi xe Grab, Gojek, be đã tạo ra lớp người dùng mới tại Việt Nam. Gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn qua ứng dụng đã trở thành thói quen thay cho các hình thức truyền thống.
Gojek ra mắt dịch vụ xe 4 bánh
Ngày 18/11, Gojek chính thức giới thiệu dịch vụ GoCar đến thị trường Việt Nam. Hiện hãng mới cung cấp GoCar Protect tại TP.HCM, nhưng sẽ sớm mở rộng dịch vụ ở Hà Nội và triển khai thêm nhiều dòng dịch vụ khác.
Trên thực tế, Gojek Việt Nam đã có giấy phép đăng ký dịch vụ Gocar từ tháng 3 và tuyển tài xế từ tháng 4 năm ngoái. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh tại nhiều địa phương khiến ứng dụng này chưa thể triển khai như kế hoạch.
Gojek ra mắt dịch vụ 4 bánh, cạnh tranh trực tiếp với Be, Grab. Ảnh: Gojek |
Vào tháng 8/2021, dịch vụ GoCar đã được chạy thí điểm phục vụ cho đội ngũ y tế tuyến đầu tại TP.HCM và chính thức ra mắt thị trường khi các hoạt động dần bình thường trở lại. GoCar ra mắt, hệ sinh thái Gojek tại Việt Nam gần như hoàn thiện. Mới đây, hãng đã tích hợp các tính năng thanh toán thẻ trên ứng dụng, theo đúng lộ trình phát triển siêu ứng dụng.
Mở dịch vụ taxi công nghệ muộn hơn Grab 5 năm và be hơn 2 năm, GoCar phải đương đầu với nhiều khó khăn và cần thời gian để có thể chiếm thị phần từ đối thủ. Tuy nhiên, sự ra mắt của Gojek sẽ đe dọa thị phần của các đối thủ trực tiếp là Grabcar và be ở thị trường Việt Nam, bởi sự hậu thuẫn và tiềm lực của Gojek không hề thua kém Grab, nhất là sau khi hợp nhất với Tokopedia.
Các ứng dụng tập trung phát triển thanh toán điện tử
Để thuận tiện cho người dùng và hạn chế lây nhiễm dịch bệnh, các ứng dụng gọi xe liên tục hoàn chỉnh hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt tích hợp trên ứng dụng.
Là ứng dụng có hệ sinh thái thanh toán số từ sớm với ví điện tử Moca và kết nối với hàng loạt ngân hàng, Grab cũng tập trung khuyến khích người dùng sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt trong năm 2021. Trong khi đó, Be cũng kết hợp với nhiều đối tác để tiếp tục tập trung vào mảng thanh toán số, nền tảng là ngân hàng số cake được tích hợp trên ứng dụng này. Cuối 2021, Be cũng công bố bắt tay với Shopee, đưa ví ShopeePay lên ứng dụng gọi xe, bên cạnh các phương thức thanh toán mà hãng đang áp dụng.
Be tích hợp ShopeePay lên ứng dụng. Ảnh: Be |
Gojek Việt Nam cũng tích hợp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để thanh toán các dịch vụ vận chuyển và giao nhận đồ ăn từ 21/10. Theo đó, tính năng thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng tại Việt Nam. Người dùng có thể lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ Visa, Mastercard và JCB để thanh toán các dịch vụ vận chuyển và giao nhận đồ ăn trực tuyến trên ứng dụng Gojek.
Hãng gọi xe này cũng cho biết sẽ sớm ra mắt ví điện tử và tập trung vào hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những tính năng quan trọng nhất mà Gojek ra mắt trong năm nay. Năm 2020, Gojek được cho là đã mua lại WePay nhằm thúc đẩy nỗ lực triển khai ví điện tử tại Việt Nam.
Như vậy, cả ba ứng dụng gọi xe tại Việt Nam là Grab, Be và Gojek đều đã có tính năng thanh toán không tiền mặt. Trên thực tế, mảng thanh toán được xem như một chiến lược trọng tâm giúp các dịch vụ xe công nghệ kiện toàn hệ sinh thái dịch vụ trong các ứng dụng đa dịch vụ của họ. Lãnh đạo một hãng gọi xe cho biết, nhu cầu thanh toán điện tử cửa người dùng rất cao và nhiều dư địa tăng trưởng.
Duy Vũ
Các ứng dụng gọi xe Grab, Gojek yêu cầu tài xế cập nhật thông tin biển số vàng trên ứng dụng, khi chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa các xe kinh doanh vận tải phải hoàn thành việc đổi biển số xe màu vàng theo quy định.
" alt=""/>Năm 2021 'đáng quên' của thị trường ứng dụng gọi xe Việt![]() |
Sinh viên không tham của rơi Nguyễn Hữu Hà cùng Phó hiệu trưởng Lê Ngọc Xuân. Hà là sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp ra trường. |
Ngày 16/6, tin từ lãnh đạo Trường Đại học công nghiệp Vinh (Nghệ An) cho biết, nhà trường sẽ tổ chức biểu dương, nêu gương trước toàn trường sinh viên Nguyễn Hữu Hà (SN 1993) với hành động không tham của rơi.
Trước đó, lúc 21h20’ ngày 10/6, Hà đến quán ăn ở số 15 đường Hồ Xuân Hương (phường Hồng Sơn, TP. Vinh) để ăn đêm. Đến khi ra về, em phát hiện một chiếc ví của ai đó bỏ quên dưới gầm bàn.
Kiểm tra ví thấy có số tiền lớn, Hà cố gắng liên hệ với chủ quán để tìm người đánh rơi nhưng không ai biết. Ngay trong đêm, nam sinh viên đã tất tả chạy đến CA phường Hồng Sơn để trình báo.
Tại đây, lực lượng chức năng đã kiểm đếm được hơn 19.500.000đ cùng một số giấy tờ để trong chiếc ví.
Đến chiều 11/6, công an đã liên hệ được với người đánh rơi số tài sản nêu trên, là của một người đàn ông quê tỉnh Yên Bái đang tạm trú tại địa bàn, và làm thủ tục bàn giao tài sản.
“Khi kiểm tra thấy ví có rất nhiều tiền, em nghĩ phải làm sao để trả lại cho người mất. Nghe tin công an đã liên hệ được với chủ chiếc ví, em mừng lắm”, Hà tâm sự.
Thầy Lê Ngọc Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học công nghiệp Vinh cho biết, Nguyễn Hữu Hà hiện là sinh viên năm cuối lớp Cao đẳng Tài chính ngân hàng, khóa 13.
Được biết, bố Hà cũng là một chiến sỹ công an, công tác tại CA huyện Thanh Chương.