Theo USA Today, về phương diện lịch sử, người Hàn Quốc coi chó là con vật ăn được chứ không phải là một bạn đồng hành đáng yêu trong nhà. Mỗi năm, có 2,5 triệu con chó được nuôi ở các trại nuôi chó. Khoảng 1 triệu con bị giết và ăn thịt, số còn lại được nuôi lấy giống, theo Hội Nhân đạo quốc tế - tổ chức ủng hộ bảo vệ động vật có trụ sở ở Washington, Mỹ.
Suy nghĩ của người Hàn Quốc về chó bắt đầu thay đổi vào những năm 1980 và 1990 khi nước này trở nên giàu có hơn và sự ảnh hưởng của phương Tây tại đây tăng lên. Những người Hàn Quốc trẻ tuổi bắt đầu ủng hộ xoá bỏ các trại nuôi chó, một số người bắt đầu mua chó để nuôi như thú cưng trong nhà.
Những việc làm này đi ngược với lịch sử, rằng người Hàn Quốc ăn thịt chó hơn 1.000 năm. Chó là nguồn thức ăn quen thuộc trong những năm người dân nước này suýt chết đói khi bị Nhật chiếm đóng thời Thế chiến II cũng như trong thời chiến tranh liên Triều. Vào thời điểm đó, người Hàn Quốc thường ăn thịt chó vào những ngày nóng nhất trong năm, thường rơi vào tháng 7 và 8. Một số người cho rằng thịt chó giúp khôi phục năng lượng bị sức nóng lấy đi.
Theo khảo sát của Hội Nhân đạo quốc tế vào tháng 7/2017, khoảng 70% trong số 51,5 triệu người Hàn Quốc phản đối ăn thịt chó. Cùng thời điểm, số trại nuôi chó ở Hàn Quốc cũng giảm xuống, chỉ còn 17.000 trại. Khảo sát cũng cho thấy, số người phản đối ăn thịt chó cũng tăng lên. Tuy nhiên, một số người lại ủng hộ truyền thống và cho rằng không nên cấm hoàn toàn.
Thuật ngữ “khu vực xám” thường xuyên xuất hiện mỗi khi ai đó tìm kiếm thông tin về luật liên quan tới chó và thịt chó ở Hàn Quốc. Theo luật chế biến thịt năm 1962 của Hàn Quốc, chó không được liệt kê là thú nuôi, vì thế việc giết chó không được quy định cụ thể.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc từng công nhận thịt chó là thực phẩm, khi cho biết bất cứ sản phẩm nào ăn được (trừ thuốc) đều được gọi là thực phẩm. Luật về vệ sinh thực phẩm năm 1984 cấm các nhà hàng bán thực phẩm bị coi là “không tốt cho sức khoẻ hay không hợp vệ sinh, kinh tởm”. Thịt chó cũng được đề cập như một ví dụ cụ thể, song luật không được thực thi.
Việc người Hàn Quốc ăn thịt chó chưa bao giờ là một bí mật, song thế giới bắt đầu chú ý tới Hàn Quốc vào năm 1988 khi Thế vận hội mùa hè được tổ chức ở Seoul. Chính phủ nước này yêu cầu các nhà hàng tạm thời bớt bán thịt chó. Người phương Tây lúc đó cũng phản đối cách người Hàn Quốc đối xử như vậy với chó. Vấn đề này tiếp tục được đề cập khi World Cup 2002 được tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Thế vận hội mùa đông 2018.
Tới tháng 11/2018, chính quyền thành phố Seoul đã đóng cửa Taepyeong – khu giết chó lớn nhất ở nước này. Quyết định đóng cửa này dẫn tới việc chợ Moran, từng có thời là chợ bán thịt chó lớn nhất ở Hàn Quốc, phải dừng hoạt động.
Hoài Linh
Ngoài bia, kem đá bào siro thì thịt chó là món ăn được người dân Triều Tiên ưa thích trong những ngày nóng nhất trong năm.
" alt=""/>Vì sao người Hàn Quốc không còn thích ăn thịt chó?![]() |
Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) |
Theo thầy Cường, trong mỗi chuyên đề như vậy, học sinh cần thực hiện phương châm "ăn no rồi mới ăn ngon". Tức là cần đảm bảo rằng những câu hỏi cơ bản giải quyết tốt rồi mới tiến đến các câu hỏi nâng cao. Cụ thể:
- Chuyên đề rút gọn biểu thức và câu hỏi phụ: Đây là chuyên đề gắn với bài số 1 của đề thi. Thường cấu trúc gồm câu hỏi 1 tính giá trị của biểu thức. Đây là câu hỏi đơn giản, học sinh chỉ cần thay thế vào biểu thức và thực hiện phép tính đơn giản. Tiếp đến là câu hỏi số 2, thường là câu hỏi về rút gọn một biểu thức hoặc chứng minh việc rút gọn biểu thức. Với dạng toán này, học sinh cần thực hiện cẩn thận từ bước quy đồng, thực hiện phép tính chứa căn bằng chữ, rút gọn. Với dạng này, học sinh không ghi dấu "tương đương" khi thực hiện. Với ý còn lại của bài 1, thường là dạng toán giải bất phương trình, phương trình, tìm giá trị nguyên, bài toán Min, Max... những dạng này học sinh cần xem lại các bài toán trong tài liệu ôn của giáo viên là có thể giải quyết tốt. Cần lưu ý kết hợp điều kiện của đề bài trước khi kết luận.
- Chuyên đề giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình:Với dạng toán này, việc biết kẻ bảng là một lợi thế cho học sinh. Từ việc kẻ bảng, học sinh thực hiện từng bước cẩn thận: gọi ẩn đặt điều kiện cho ẩn, biểu diễn những đại lượng chưa biết qua ẩn và đại lượng đã biết, từ mối quan hệ của các đại lượng lập phương trình, thực hiện giải phương trình, chọn kết quả và trả lời. Học sinh nên xem lại SGK, tài liệu ôn tập để ôn tập theo từng dạng bài: chuyển động, năng suất, toán %, toán chung riêng, toán có nội dung hình học...
- Chuyên đề giải phương trình, hệ phương trình: Đây là dạng toán cơ bản, học sinh giải bình tĩnh, đủ bước là có điểm. Cần lưu ý khi gặp dạng hệ phương trình chứa ẩn ở mẫu hoặc chứa căn thức, học sinh cần đặt điều kiện cho ẩn. Đối với bài cần đặt ẩn phụ thì cũng cần lưu ý điều kiện cho ẩn phụ. Cuối bài cần có kết luận về nghiệm của phương trình, hệ phương trình.
- Chuyên đề phương trình bậc hai, hệ thức Vi-et, đồ thị: Thường gồm 2 câu hỏi. Câu đầu tiên có thể là giải phương trình hoặc tìm tọa độ giao điểm của parabol, đường thẳng hoặc đơn giản hơn là vẽ đồ thị đường thẳng, parabol.
Câu hỏi thứ 2 mang tính phân loại học sinh, mức độ khó. Ở câu hỏi này, học sinh cần rà soát lại dạng toán về tham số với đường thẳng, chẳng hạn tìm m để đường thẳng tạo với hai trục tọa độ một tam giác biết trước diện tích; dạng toán về mối quan hệ giữa hai nghiệm của phương trình bậc hai trong đó có việc sử dụng trực tiếp, gián tiếp hệ thức Vi-et. Những câu hỏi khó này, học sinh có thể tìm kiếm trong tài liệu ôn tập hoặc tìm kiếm trong nhiều tài liệu trên internet.
- Bài toán thực tế: Đây là mảng khá hay và dễ có điểm cho học sinh. Học sinh cần ôn tập lại công thức về quan hệ cạnh và góc đối diện trong tam giác vuông, các công thức tính diện tích, thể tích khối nón, trụ, cầu và các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. Mức độ của câu hỏi không khó, do đó học sinh cần đọc kỹ đề thực hiện mô hình hóa đơn giản và áp dụng công thức là giải quyết được.
- Bài toán hình học tổng hợp: Thường là bài toán về đường tròn. Ở bài toán có số điểm cao này, học sinh cần đặc biệt lưu ý việc vẽ hình. Đọc kỹ đề bài và vẽ hình đúng là điều quan trọng bậc nhất. Việc vẽ sai hình trong nhiều trường hợp sẽ khiến học sinh không có điểm trong bài này. Câu hỏi đầu tiên thường rất cơ bản, chẳng hạn chứng minh tứ giác nội tiếp, 4 điểm cùng thuộc một đường tròn. Câu hỏi thứ hai, thường được xử lý bằng việc áp dụng giả thiết cùng kết quả đã chứng minh ở câu đầu. Học sinh hay gặp dạng chứng minh đẳng thức về cạnh, tam giác đồng dạng, tính song song,... Câu hỏi cuối cùng mang tính phân loại rất cao. Câu hỏi này là sự kết hợp các kết quả đã chứng minh của các câu hỏi trước kèm theo một bước tư duy. Nhiều dạng toán, học sinh cần suy luận ngược, tức là coi như kết quả đã có thì suy ra được điều gì, từ đó tìm nút thắt của câu hỏi để chứng minh. Với những câu tìm vị trí, đường di chuyển, max, min thì học sinh cần xác định rõ, kết luận cụ thể để đạt điểm tối đa.
- Bài toán cực trị, bất đẳng thức, giải phương trình bằng phương pháp đặc biệt:Đây là bài toán phân loại học sinh ở điểm 10, là những bài toán khó. Học sinh cần ôn tập lại các kỹ thuật sử dụng bất đẳng thức Cô-si, các phương pháp chứng minh bất đẳng thức, bất đẳng thức phụ, các phương pháp giải phương trình đặc biệt. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần lưu ý về những bài toán cực trị được đại số hóa từ các mô hình hình học.
Thanh Hùng (ghi)
Đề thi môn Toán vào lớp 10 năm 2021 của Hà Nội được đánh giá nhẹ nhàng. Sau đây là hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Toán tại Hà Nội năm 2021
" alt=""/>Hướng dẫn ôn tập thi vào lớp 10 môn Toán đạt điểm cao của Hiệu trưởng THCS Thái ThịnhNTK Đắc Ngọc đã chính thức hé lộ về BST ấn tượng sẽ cùng anh “đem chuông đi đánh xứ người” lần này. BST tái hiện lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam thông qua các thời kỳ mang tên “Áo dài - Nét tinh hoa Việt”.
Từ những tà áo dài đã nhuốm màu thời gian như giao lĩnh, tứ thân, ngũ thân, đến áo dài Lemur cổ rộng, tay bồng mang hơi thở phương Tây quý phái, áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan của những thập niên 60, 70 ở thế kỷ trước đến áo dài thổ cẩm, áo dài thêu và áo dài hiện đại… Tất cả sẽ được NTK Đắc Ngọc mang tới sàn diễn Luxury Brand Global Fashion Week 2022 với một diện mạo mới mẻ, mang đậm dấu ấn cá nhân của anh.
NTK Đắc Ngọc sẽ tái hiện lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam trong BST “Áo dài - Nét tinh hoa Việt” (Ảnh minh họa).
Với sự đầu tư công phu từ ý tưởng đến chất liệu và từng đường kim mũi chỉ, BST không chỉ mang đến những trải nghiệm thời trang mới mẻ cho giới mộ điệu mà còn góp phần đưa những nét đẹp truyền thống cũng như truyền tải câu chuyện nhân văn, ý nghĩa về áo dài Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Đồng hành cùng NTK Đắc Ngọc trong lần xuất ngoại này là dàn mẫu nhí đình đám như: Cao Hữu Nhật, Trang Anh, Phong Thiên, Đặng Minh Anh, Nguyễn Gia Bảo, Quỳnh Như, Trần Phương Anh, Diệu Linh, Gia Linh, Châm Nguyễn.... Đây đều là những gương mặt sáng giá của làng mốt Việt. Không chỉ nổi bật với ngoại hình sáng, thần thái chuyên nghiệp, dàn mẫu nhí này còn sở hữu kinh nghiệm dày dặn “chinh chiến” tại nhiều sàn diễn lớn trong nước và quốc tế.
Trước khi tham dự Luxury Brand Global Fashion Week 2022, Lê Trần Đắc Ngọc cũng là nhà thiết kế Việt hiếm hoi trình diễn ở các sự kiện thời trang quốc tế khác như Malaysia Fashion Week 2018, London Fashion Week - House Of Ikons 2019, Saint - Petersburg Kids Fashion Day, Vie Fashion Week 2019 (Dubai), Thailand Fashion Week 2022…
Luxury Brand Global Fashion Week 2022 là sự kiện thời trang mang tầm quốc tế với sự góp mặt của những nhà thiết kế, thương hiệu cao cấp, được hàng ngàn tín đồ thời trang trên khắp thế giới đón đợi.
" alt=""/>NTK Đắc Ngọc sẽ tái hiện lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam tại Hàn Quốc