Năm 2011, khi con đầu lòng được 10 tháng tuổi, với những dấu hiệu bất thường, chị mang con đi kiểm tra thì hay con bị tim bẩm sinh. Tình trạng bệnh quá nặng khiến chị không thể giữ con được bên mình, dù đã cố gắng chạy chữa.
![]() |
Tiếng khóc ai oán của bé |
Ba năm sau, chị sinh cháu Ninh Gia Bảo. Nhìn con khỏe mạnh lớn lên từng ngày, chị vui mừng khôn xiết. Nào ngờ, đến đầu tháng 5/2020, cháu Bảo thường xuyên bị đau chân. Đến bệnh viện huyện lấy thuốc uống không đỡ, chị đưa con tới Bệnh viện Nhi Bắc Ninh thì tại đây, bác sĩ phát hiện chân Bảo có một khối u, phải mổ sinh thiết lấy mẫu gửi lên Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội).
Ngày nhận được kết quả con mắc bệnh ung thư máu, chị Kim Anh ngã khuỵu xuống giữa hành lang bệnh viện. "Tôi cứ khóc như mưa chẳng cần biết người xung quanh nhìn mình thế nào. Ông trời đã lấy của tôi một đứa, giờ đến đứa này cũng không buông tha..", chị đau xót nhớ lại.
Không buông bỏ hy vọng cứu con, chị làm thủ tục chuyển tuyến đưa con tới Bệnh viện K Tân Triều điều trị. Ngày hai mẹ con khăn gói lên Hà Nội, chuyến xe khách hơn 1 tiếng đồng hồ tưởng chừng như kéo dài vô tận, chất chứa bao nỗi âu lo mà hiếm ai hiểu thấu.
Gian nan ngả đường giữ mạng cho con
Khác với phần lớn bệnh nhi ung thư, cháu Ninh Gia Bảo ngay từ lúc mới nhập viện đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Sau ca phẫu thuật, cháu bị chảy máu không ngừng đến mức không thể cầm được. Gia Bảo được chuyển tới Bệnh viện E rồi Viện Huyết học truyền máu Trung ương để xử lý những biến chứng hậu phẫu. Chưa hết, cháu còn phải vào Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị viêm phổi một thời gian. Thời điểm hiện tại, tính mạng của Bảo vẫn đang hết sức mong manh.
![]() |
Chị Kim Anh lo sợ bệnh tật sẽ lấy đi nốt của chị đứa con thứ hai |
Con mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh vợ chồng chị Kim Anh lại gặp nhiều khó khăn. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào những đồng lương công nhân còm cõi của bố Bảo. Vừa qua dịch Covid khiến công việc thất thường, công ty cắt giảm nhân viên nên anh phải ở nhà, không đi làm, thu nhập giảm sút.
Thế nên, để có tiền cho con chữa bệnh, chị Kim Anh phải đi khắp nơi hỏi mượn 80 triệu đồng. Nợ nần chồng chất, chưa kể chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở bệnh viện khiến gia đình nghèo lao đao. Tiền vay cứ cạn kiệt dần trong khi con đang rất cần được chạy chữa.
"Nếu lần này lại mất con, chắc tôi không thiết sống nữa...", chị Kim Anh thẫn thờ. Đứa nhỏ chính là linh hồn, là lẽ sống của người mẹ. Nếu không cứu được con, chị chẳng còn động lực để tồn tại. Nhìn Gia Bảo thiêm thiếp trong vòng tay, chị thầm ước có một phép màu.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Chu Thị Kim Anh, thôn Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Số điện thoại: 0979109047. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.214 (bé Ninh Gia Bảo) |
Ngọn lửa bùng lên từ lọ cồn bao trùm lên người Phú, khiến cơ thể cậu bé cháy rực như ngọn đuốc. Tình trạng bỏng nghiêm trọng, bé cần cấy ghép da nhiều lần trong khi gia cảnh lại quá khó khăn.
" alt=""/>Bi kịch của người mẹ nghèo lần lượt bị bệnh tật 'cướp đi' từng đứa conTrong tháng 10 vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh liên tục hứng chịu 2 đợt mưa lũ lớn nhấn chìm hàng loạt nhà dân cùng tài sản. Đặc biệt, lũ dữ đã làm thiệt hại tính mạng của một số người dân nơi đây.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet trao 100 suất quà cho người dân vùng lũ Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà. |
![]() |
Người phụ nữ ở thôn Tây Sơn (xã Đỉnh Bàn) xúc động sau khi nhận phần quà từ Báo VietnamNet. |
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn từ ngày 15-21/10, mưa lớn đã làm gần 50 ngàn hộ thuộc 118/216 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh ngập lụt từ 1,5m đến 3m; tình trạng sạt lở đất xảy ra ở nhiều nơi. Tuy đã chủ động trong công tác ứng phó, nhưng nhiều địa phương vẫn bị thiệt hại lớn.
Mưa lũ đã làm 6 người chết; trên 3.700 nhà ở bị hư hỏng; phần lớn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 7 nghìn ha diện tích lúa mùa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, rau màu bị hư hại, mất trắng; hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh bị hư hỏng nặng; tổng thiệt hại gần 5.500 tỷ đồng.
![]() |
100 suất quà, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng được trao tận tay bà con ở xã Đức Bồng. |
Trong thời gian Hà Tĩnh bị thiên tai gây thiệt hại nặng nề, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương, lực lượng vũ trang Quân khu 4, các tỉnh, thành địa phương bạn, đồng bào cả nước, kiều bào nước ngoài, các tổ chức quốc tế, cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã kịp thời chỉ đạo, chia sẻ, thông tin, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất, góp phần giúp tỉnh nhà sớm khắc phục hậu quả lũ lụt.
![]() |
Trước những thiệt hại nặng nề của người dân vùng lũ, Báo VietNamNet đã phát động chương trình hướng về miền Trung, qua đó kêu gọi cán bộ công nhân viên chức của báo cùng các nhà hảo tâm ủng hộ vật chất, san sẻ những mất mát đối người người dân nơi đây.
Tại Hà Tĩnh, Báo VietNamNet đã trao 200 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho người dân.
Theo đó, ngày 4/11, đại diện Báo VietNamNet đã về xã Đức Bồng (huyện Vũ Quang) trao 100 suất quà, mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng cho những người dân bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt.
![]() |
Chính quyền và người dân ở Vũ Quang phấn khởi sau khi nhận quà từ Báo VietnamNet. |
![]() |
Tiếp đó, vào ngày 6/11, Báo VietNamNet đã về thôn Tây Sơn (xã Đỉnh Bàn, huyện Thạnh Hà) trao 100 suất quà, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng cho người dân trên địa bàn xã.
Đây là những xã nằm trong vùng ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Hoàng Văn Nguyệt (90 tuổi, thôn Tây Sơn) xúc động cho biết, thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh thiệt thiệt hại nặng nề do lũ lụt, người dân xã Đỉnh Bàn cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng. Nước lũ làm hư hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân nên cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn.
![]() | ||
|
“Sau lũ nhiều đoàn cứu trợ đã về giúp đỡ người dân, trao quà, tiền mặt để người dân sớm mua sắm lại vật dụng sinh hoạt ổn định cuộc sống. Hôm nay báo VietNamNet về trao quà cho người dân trong xã, tôi không biết nói gì hơn ngoài nói lời cảm ơn đến báo và các nhà hảo tâm” – ông Nguyệt nói.
![]() |
Bà con kí xác nhận nhận tiền. |
Chứng kiến buổi trao tiền hỗ trợ cho người dân tại xã Đức Bồng, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, ông Bùi Khắc Bằng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến báo đã kịp thời đóng góp, hỗ trợ, đưa những phần quà về giúp đỡ người dân huyện nhà bị ảnh hưởng vì lũ lụt.
“Tôi thay mặt cấp ủy, chính quyền, MTTQVN huyện Vũ Quang và người dân gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo Báo VietnamNet đã quan tâm, chia sẻ trước những mất mát của người dân vùng lũ. Những phần quà của báo góp phần giúp người dân trang trải cuộc sống trong giai đoạn khó khăn này” – ông Bằng cho hay.
Lê Minh
Báo VietNamNet đã trao tặng 40 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh trường tiểu học Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và 60 triệu đồng đến 2 điểm trường Cam Thủy và Hướng Hóa ở tỉnh Quảng Trị.
" alt=""/>VietNamNet trao 200 suất quà cho người dân vùng lũ Hà TĩnhTheo đó, học phí năm học 2020-2021 cho học sinh công lập được áp dụng như sau:
![]() |
Trong đó, nhóm 1 là học sinh tại các trường ở Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân.
Nhóm 2 là học sinh các trường thuộc Huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ.
Những trường thuộc mô hình tiên tiến, hội nhập thực hiện theo Quyết định 3968 ban hành năm 2015 của UBND TP là THPT Nguyễn Du, THPT Lê Qúy Đôn, THPT Nguyễn Hiền sẽ thu học phí chính quy là 120.000 đồng/học sinh/tháng và thu phí hoạt động thực hiện mô hình tiên tiến không quá 1,5 triệu đồng/học sinh/tháng
Ngoài ra, với các trường tham gia Đề án dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam thực hiện theo Quyết định 5695 ban hành năm 2014 của UBND TP.HCM, mức thu như sau:
Nếu trường trong giai đoạn sử dụng 100% giáo viên nước ngoài thì phương án 1, học phí là 3,1 - 3,2 triệu đồng/tháng cho thời lượng 6 tiết/tuần với 100% giáo viên nước ngoài.
Phương án 2, học phí 4 triệu/tháng cho thời lượng 8 tiết/tuần với 100% giáo viên nước ngoài.
Phương án 3, học phí 2,2 triệu/tháng cho thời lượng 6 tiết/tuần với 50% giáo viên nước ngoài và 50% giáo viên người Việt Nam (lộ trình sẽ được thực hiện sau khi tập huấn cho các giáo viên Việt Nam).
Phương án 4, học phí 3,2 triệu/tháng cho thời lượng 8 tiết/tuần với 50% giáo viên nước ngoài và 50% giáo viên người Việt Nam (lộ trình sẽ được thực hiện sau khi tập huấn cho các giáo viên Việt Nam).
Đối với kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (Quỹ phụ huynh), UBND TP yêu cầu các trường thực hiện theo Điều 10, Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT năm 2011. Như vậy, Quỹ phụ huynh của lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Quỹ phụ huynh của trường được trích từ Quỹ phụ huynh của lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
UBND TP.HCM cũng giao Sở GD-ĐT căn cứ tình hình diễn biến của dịch Covid-19, chủ động hướng dẫn các khoản thu và sử dụng học phí, các khoản thu phát sinh trong thực tế như mức thu dạy học trực tuyến, thời gian thực hiện thu, đảm bảo đúng quy định.
Sở GD-ĐT tiếp tục phối hợp với các sở ban ngành thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ học phí cho sinh viên, học sinh theo quy định.
Về triển khai chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, UBND TP.HCM đề nghị UBND các Quận, Huyện xây dựng và ban hành kế hoạch thanh toán không sử dụng tiền mặt trong trường học cho 100% đơn vị để thực hiện theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ…
Lê Huyền
UBND TP Hà Nội đề xuất giữ nguyên mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập năm học 2020-2021 như năm học 2019-2020.
" alt=""/>Học phí trường công ở TP.HCM cao nhất 4 triệu/tháng