
 |
Trái châu bằng gốm Cây Mai tráng men màu xanh ngọc quý hiếm nằm trong đồ án "lưỡng long tranh châu" của lăng Ông Bà Chiểu vừa được cơ quan chức năng thu hồi sau khi bị mất trộm. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Đánh cắp trái châu trên nóc Bia Đình lăng Ông Bà Chiểu
Liên quan vụ trộm trái châu ở lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TP.HCM), công an đã thu hồi trái châu bàn giao lại cho ban Quản lý lăng Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, vụ việc vẫn dấy lên lo ngại, kẻ trộm ngày càng chú ý nhiều hơn đến các cổ vật giá trị tại các di tích.
Trước khi trao trả, Công an quận Bình Thạnh đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức giám định giá trị thật của trái châu. Qua giám định, trái châu được làm từ chất liệu đất nung, tráng men, trị giá lên đến 350 triệu đồng.
Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng ban Quản lý di tích lăng Lê Văn Duyệt cho biết, ngày 2/9, nhân viên quản lý di tích bất ngờ phát hiện trái châu trên nóc Bia Đình phía trước phần mộ lăng Ông biến mất.
Trái châu có tuổi đời gần 100 năm, được bài trí nằm giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu" trên nóc Bia Đình.
“Phát hiện vụ mất trộm, chúng tôi đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Đồng thời, trích xuất hình ảnh camera an ninh trong khuôn viên di tích để tìm hiểu sự việc”, bà Oanh nhắc lại.
Về giá trị của trái châu bị mất trộm, bà Oanh cho biết, trái châu được chế tác từ gốm chứ không phải đá quý. Trái châu thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng của Sài Gòn xưa có niên đại từ những năm 1922.
Hiện vật này có 3 phần với chiều cao gần 1m gồm: đế, thân và đỉnh. Phần thân có hình trái châu được làm bằng gốm phủ men màu xanh ngọc rất đẹp, đặt trên phần đế có những họa tiết hết sức tinh xảo.
Bà Oanh nhấn mạnh, các hiện vật này đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn nguyên vẹn từ màu sắc đến hình dáng. Trải qua mưa nắng, chất liệu gốm cũng như lớp men không hề bị hư hỏng thậm chí xuống sắc. Điều này cho thấy chất liệu gốm và men của cha ông thời trước vô cùng chất lượng.
 |
Đây là hiện vật quý, có giá trị văn hóa lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Cũng theo bà, các hiện vật trong khu di tích được ban quản lý bảo vệ hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Khuôn viên di tích đều được gắn camera an ninh, đội ngũ bảo vệ túc trực tại lăng 24/24. Sau mỗi giờ, lực lượng bảo vệ đi tuần tra xung quanh di tích một lần. Tuy nhiên, kẻ trộm vẫn đột nhập và đánh cắp cổ vật.
Trước đó, di tích từng nhiều lần bị trộm đột nhập, đánh cắp các hiện vật có giá trị. Cụ thể, từ những năm 1995 - 1996, di tích bị kẻ trộm đột nhập đánh cắp cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt.
Năm 2010, kẻ trộm tiếp tục đánh cắp một chiếc dĩa kiểu cổ trang trí. Năm 2012, liên tục hai phù điêu con nghê ở cổng lăng Ông mặt đường Phan Đăng Lưu bị gỡ trộm.
Gần đây nhất, trong đợt trùng tu diễn ra vào năm 2018, di tích này đã bị mất bảy phù điêu. Cũng trong đợt này, phù điêu phượng hoàng ngậm thư cũng bị gỡ mất một con, hiện di tích chỉ còn một.
Những “vết thương” cổ vật của đình Linh Tây
 |
Bức phù điêu trị giá trên 10 tỷ đồng của đình Linh Tây bị đánh cắp đến nay vẫn chưa thấy tung tích. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Đình Linh Tây ở quận Thủ Đức, TP.HCM đã được xếp hạng di tích cấp Thành phố vào năm 2003. Ngôi đình được quản lý và bảo quản cẩn thận, có người trông coi nhưng "đạo chích" vẫn không buông tha.
Ngay từ cổng chính của ngôi đình, bức phù điêu bằng gốm hình chữ nhật, kích thước lớn đã bị đục, cạy phá nát. Đến nay, bức phù điêu chỉ còn thấy vài mảnh gốm men xanh tuyệt đẹp dính lại trên nền gốm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ phòng Văn hóa phường Linh Tây khẳng định, bức phù điêu này được người xưa tạo tác từ loại men gốm cổ. Hiện nay, loại men gốm này gần như đã không còn nên rất quý hiếm, có giá trị cao.
Chỉ tay về phía nóc mái đình, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1972, ngụ quận Thủ Đức), người trông coi đình Linh Tây cho biết, các loại gốm tại đình giá trị đến nỗi, "đạo chích" đã bất chấp nguy hiểm trèo lên mái đục, lấy trộm một tấm phù điêu.
Ông cho biết, bức phù điêu bị đục mất nằm trong hệ thống 5 bức phù điêu trang trí bằng gốm cổ đặt trên mái đình.
Cũng theo ông Tùng, bức phù điêu trang trí này bị mất cùng thời điểm với tấm phù điêu cổ, giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng được đặt tại bàn thờ trước chánh điện của đình.
Bức phù điêu ở chánh điện bị mất từ tháng 6/2019, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Theo các tài liệu ghi lại, bức phù điêu bị đánh cắp đắp nổi Tứ Linh bằng gốm men xanh cổ, kích thước 80cm x 50cm x 15cm, nặng khoảng 50kg.
 |
Các bức phù điêu trang trí tại đình Linh Tây bị trộm đục, cạy phá nham nhở. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Các nhà nghiên cứu khẳng định, bức phù điêu bị mất cắp vô cùng quý hiếm, được tạo tác từ loại men gốm cổ đã không còn tồn tại.
Chia sẻ về vụ trộm bí ẩn, ông Tùng kể: “Tôi trông nom đình đã nhiều năm và chưa từng được biết về giá trị thật của bức phù điêu bị mất. Thế nhưng, tôi vẫn luôn cẩn trọng vấn đề bảo đảm an ninh, phòng trộm cắp".
Tối hôm xảy ra vụ việc, ông Tùng cũng khóa cửa kỹ lưỡng. Đêm đó, ông không nghe thấy tiếng động lạ, con chó ở đình cũng không sủa. Sáng hôm sau, khi ra mở cổng, ông tá hỏa phát hiện ổ khóa cổng đình, cửa chính điện đều bị cắt đứt. Bức phù điêu trên ban thờ chỉ còn lại một bên chân đế.
Tá hỏa, ông Tùng bước ra ngoài, nhìn lên mái đình thì phát hiện phần phù điêu trang trí cũng bị đục mất một miếng. Hiện, những họa tiết, phù điêu trang trí bằng gốm tráng men cổ tại đình trở nên nham nhở, mất mỹ quan vì bị trộm liên tục viếng thăm.
Sự thật trên khiến dư luận không khỏi xót xa, bức xúc. Đã đến lúc cần có sự chung tay giữa cộng đồng và lực lượng chức năng trong việc bảo vệ những cổ vật mang giá trị văn hóa, lịch sử tại các khu di tích.

Cổ vật quý trong ngôi nhà trăm tuổi ở Hà Nội, cả dòng họ bảo vệ
Nhà từ đường xây hàng trăm năm trước, có khuôn viên rộng đến 3.000m2 ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) chứa nhiều cổ vật, được cả dòng họ nhiều đời bảo vệ.
" alt=""/>Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn
Cuộc gặp định mệnh8 năm trước, chuyến bay từ Việt Nam đưa chàng trai Trần Ngọc (SN 1987) sang Hong Kong (Trung Quốc) du học dưới dạng trao đổi sinh viên.
Giữa biển người, anh ấn tượng cô gái có phong cách cá tính với mái tóc nhuộm đỏ và cạo sát một bên thái dương.
Hai người lướt qua mà không biết rằng, từ đây định mệnh đã gắn kết họ với nhau.
 |
Vợ chồng Trần Ngọc và Liisi nên duyên khi sang Trung Quốc du học. |
Cô gái đó là Liisi Mari (SN 1990), người Estonia. Họ không ngờ lại là bạn cùng lớp nhưng cả hai chỉ dừng lại ở màn giới thiệu tên tuổi. Một lần, trường có chuyến thăm quan bằng xe buýt. Trần Ngọc và Liisi vô tình ngồi cạnh nhau.
Cuộc nói chuyện đầy bỡ ngỡ chuyển sang thân thiết. Kết thúc chuyến đi, Liisi để quên áo khoác trên xe. Trần Ngọc thấy được nên cất giúp.
“Buổi tối hẹn hò đầu tiên, tôi đưa cô ấy chiếc áo khoác cũng là lúc tôi xác định sẽ yêu và lấy Liisi”, Trần Ngọc nhớ lại.
Anh Ngọc chia sẻ, Liisi được sinh ra trong gia đình nghệ thuật, 3 đời đều theo nghề họa sĩ. Bản thân cô cũng là họa sĩ tài năng.
Mặc dù sinh ra ở nền văn hóa Bắc Âu nhưng Liisi có tính cách khá giống với phụ nữ Á Đông. Anh Ngọc kể, cô khá kín đáo, hay e thẹn và tôn trọng giá trị gia đình.
Liisi đặc biệt bị thu hút bởi văn hóa truyền thống và tài áo dài Việt Nam. Cô nhiều lần tự vẽ những họa tiết trang trí trên giấy, hi vọng một ngày có thể đưa những họa tiết đó vào tà áo dài.
Hai tháng nhận lời yêu Ngọc, Liisi cùng bạn trai ra mắt bố mẹ anh. Tình cảm nồng hậu và sự gần gũi của bố mẹ Ngọc đã giúp cô xóa tan mọi khoảng cách. Những e dè ban đầu do khác biệt về văn hóa dần qua đi.
“Bà nấu cho tôi nhiều món ăn Việt Nam. Chúng rất ngon. Bà còn may tặng tôi bộ áo dài. Tôi nâng niu, giữ gìn món quà đến bây giờ”, Liisi nói.
Liisi dành nhiều thời gian để nghiên cứu văn hóa, con người và các phong tục, tập quán Việt Nam như một đam mê.
Ngay sau lần ra mắt gia đình bạn trai, cô cũng đưa Ngọc về quê nhà giới thiệu. Bà nội và bố mẹ cô tỏ ra yêu mến con rể tương lai. “Dù không biết tiếng nhưng tôi cảm thấy mình được chào đón”, Ngọc vui vẻ cho biết.
 |
Liisi sinh ra và lớn lên ở Estonia nhưng có tình yêu đặc biệt với văn hóa Việt. |
Kết thúc thời gian học tập ở Hong Kong, cặp đôi ngậm ngùi tạm chia tay nhau. Khoảng cách địa lý xa xôi không làm tình cảm của đôi trẻ nhạt bớt mà ngày càng đậm sâu.
“Chúng tôi trò chuyện qua mạng xã hội mỗi ngày, nhờ vậy khoảng cách địa lý không còn là trở ngại”, Ngọc nói tiếp.
Năm 2014, Liisi sang Việt Nam thăm bạn trai. Lần này, Ngọc lên hế hoạch cầu hôn, để giữ cô mãi bên mình.
“Tôi bí mật chuẩn bị lễ cầu hôn thật lãng mạn và bất ngờ cho Liisi”, chàng trai sinh năm 1987 kể.
Tối đó, anh đưa Liisi đến nhà bạn chơi, nói là ăn tiệc. Thực chất, anh và người bạn đã trang trí bối cảnh xong xuôi.
Trong không gian lãng mạn, anh hát tặng Liisi một bài hát nước ngoài. Giữa những ngọn nến được xếp hình trái tim, anh thổ lộ tâm tư của mình và cầu hôn cô ấy.
 |
Liisi yêu tà áo dài Việt Nam. Bất cứ dịp nào quan trọng, cô đều diện trang phục này một cách tự hào. |
Cuộc sống làm dâu của cô gái ngoại quốc
Mặc dù đã kết hôn nhưng vì nhiều lý do nên Trần Ngọc và Liisi chưa tổ chức đám cưới. Vợ chồng Ngọc sinh sống chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm Ngọc đưa vợ về Estonia nghỉ ngơi vài tháng.
"Thành phố Hồ Chí Minh giao thông khác xa với Estonia. Liisi cần thời gian để thích nghi", anh Ngọc bộc bạch.
 |
Hai vợ chồng đã kết hôn nhưng chưa tổ chức đám cưới. |
Ngoài căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, họ cũng xây được căn nhà gỗ xinh xắn ở quê hương của Liisi.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, Ngọc nói: “Liisi không phải “chuyên gia” làm vợ nhưng cô ấy luôn hướng về gia đình. Khi có sự kiện, Liisi thường tổ chức ăn mừng. Vợ tôi cũng khéo léo xây dựng mối quan hệ với hai bên gia đình thật hài hòa. Tôi thấy vợ khá già dặn so với tuổi”, Ngọc nói tiếp.
Theo lời Ngọc, vợ chồng anh cũng có nhiều khác biệt về văn hóa, đôi khi có những mâu thuẫn nho nhỏ nhưng họ đã cố gắng bỏ qua cái tôi để xây dựng tổ ấm: “Gia đình Liisi làm về nghệ thuật nên họ yêu cái đẹp, thích màu mè.
Đồ vật gì, dù nhỏ nhất cũng phải mang tính thẩm mỹ. Gia đình tôi lại trái ngược hoàn toàn, càng đơn giản càng tốt. Chúng tôi chấp nhận mọi khác biệt đó và cùng thích ứng với nửa kia”.
 |
Vợ chồng Ngọc đang cùng xây dựng sự nghiệp và đạt được nhiều thành công. |
Tám năm bên nhau, tình cảm của vợ chồng Trần Ngọc Liisi ngày thêm khăng khít, cùng xây dựng sự nghiệp. Mỗi khi rảnh rỗi, họ đi du lịch, khám phá những vùng đất mới.
Đến nay, họ đã đặt chân qua 7 nước. Thời gian tới, hai vợ chồng có kế hoạch thăm Nhật Bản và Hy Lạp.
“Chuyện tình yêu của tôi và vợ giống như là duyên phận”, Ngọc nhấn mạnh.
Liisi thích các món ăn Việt như bún mọc, phở, hủ tiếu... Lúc nghỉ ngơi, Liisi rất thích viết thư tay cho chồng. Đây là cách cô ghi nhớ và trân quý những khoảnh khắc đã qua trong cuộc sống.
Trong một lá thư, cô đã viết về những điều tuyệt vời trong cuộc sống hôn nhân:
“Điều thứ nhất: Chúng mình đã có mái ấm dễ thương ở Việt Nam.
Điều thứ hai: Chúng mình đã xây dựng được ngôi nhà ở quê hương em.
Điều thứ ba: Chúng mình xa nhau, sống ở hai đất nước trong một khoảng thời gian nhưng tình yêu vẫn vẹn nguyên.
Điều thứ tư: Chúng mình đã kết hôn những vẫn còn kế hoạch về một đám cướitrong tương lai...
Em biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và có một tình yêu thật đẹp với anh. Hãy nhớ rằng, tình yêu mãi ở trong tim hai chúng ta”.
Anh Ngọc tâm sự, ước nguyện lớn nhất của anh là tổ chức hôn lễ thật ấm áp cho vợ trong thời gian sắp tới ở Estonia.
"Ngày cưới, tôi sẽ đưa bố mẹ ở Việt Nam sang. Vợ chồng tôi chưa có em bé, 5 năm nữa khi sự nghiệp ổn định, cả hai mới sinh con", Ngọc nói.

Đám cưới đặc biệt của vợ chồng Hà Nội sau 50 năm chung sống
Ngày trẻ, đám cưới của vợ chồng ông Lĩnh tổ chức vội vã trong bối cảnh chiến tranh. 50 năm sau, ông dành tặng vợ một đám cưới đặc biệt.
" alt=""/>Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'