Tesla vừa công bố đợt sa thải 10% tổng lao động trên toàn thế giới, ước tính khoảng 14.000 người. Đáng chú ý, trong đợt sa thải lần này, Tesla đã quyết định sa thải toàn bộ nhân viên phòng tiếp thị sản phẩm chỉ sau 4 tháng phòng này được thành lập.
Giữa năm 2023, Elon Musk, CEO Tesla, đã tuyên bố rằng ông sẽ thử nghiệm một chút quảng cáo để xem hiệu quả ra sao.
Clip quảng cáo của Tesla (Video: Tesla).
Trong suốt thời gian trước đó, Tesla không hề chạy quảng cáo mà thường để khách hàng tự tìm đến. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện nhiều đối thủ mới có thể đe dọa tới vị thế Tesla. Chính vì vậy, hãng xe điện này buộc phải thay đổi quan điểm.
Đầu năm nay, Tesla đã thành lập phòng marketing riêng. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 3 tháng đi vào vận hành, gần như toàn bộ đội hình này đã bị sa thải và chỉ còn lại một vài nhân sự tại châu Âu.
Theo CEO Elon Musk chia sẻ trên mạng xã hội X rằng nguyên nhân khiến ông ra quyết định thẳng tay sa thải gần như toàn bộ nhân sự phòng marketing là quảng cáo clip quá chung chung và có thể sử dụng cho bất cứ xe nào chứ không riêng gì Tesla.
Elon Musk, CEO Tesla, thẳng tay sa thải gần như toàn bộ nhân sự phòng marketing (Ảnh: Medium).
Tuy nhiên, các nhà đầu tư kêu gọi Elon Musk tập trung nhiều hơn vào truyền thông khi doanh số bán xe điện toàn cầu tăng trưởng chậm lại và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.
Tesla bắt đầu tham gia quảng cáo sau khi tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter. Nền tảng truyền thông xã hội này đã tìm cách ngăn chặn sự sụt giảm mạnh về doanh thu quảng cáo. Các chuyên gia cho rằng các thương hiệu lớn thường không hài lòng về việc kiểm duyệt nội dung và các bài đăng đôi khi gây tranh cãi của Musk.
Giờ đây, Tesla hy vọng sẽ tìm ra những cách mới để thu hút người mua mới vào thương hiệu, vốn đang phải đối mặt với hàng loạt thông tin tiêu cực.
Gần đây, Tesla liên tục phải đối mặt với hàng loạt thông tin tiêu cực. Công ty hiện phải xử lý với đợt thu hồi sản phẩm Cybertruck mới ra mắt của mình do lỗi bàn đạp ga.
Theo Fortune, BI" alt=""/>Elon Musk sa thải cả phòng marketing chỉ vì một clip quảng cáoCác startup công nghệ giáo dục Việt Nam nhận vốn năm 2021.
Clevai huy động 2,1 triệu USD
Cuối tháng 9, Clevai - nền tảng dạy Toán online - đã huy động được 2,1 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series A từ Altara Ventures cùng các nhà đầu tư như VC FEBE Ventures và FJ Labs. Với nguồn vốn mới, startup này dự định sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nội dung và ứng dụng AI để hỗ trợ cá nhân hóa học tập.
Clevai được thành lập vào năm 2020 bởi ông Trần Mạnh Thắng và 2 người khác. Nền tảng cung cấp các lớp học toán trực tuyến với đội ngũ các thầy, cô giáo đến từ các trường học hàng đầu Việt Nam. Trong thời gian tới, Clevai ước tính phục vụ khoảng 20.000 học sinh trong bối cảnh trường lớp bị gián đoạn do dịch Covid-19.
CoderSchool "hút" 2,6 triệu USD
Cũng trong tháng này, CoderSchool - một startup dạy lập trình trực tuyến - đã huy động được 2,6 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-series A. Monk's Hill Ventures sẽ dẫn dắt vòng gọi vốn này cùng với sự góp mặt của các nhà đầu tư khác như Iterative, XA Network và iSeed Ventures.
Được thành lập vào năm 2015 bởi Charles Lee và Harley Trung, CoderSchool cung cấp các khóa học trong lĩnh vực học máy, khoa học dữ liệu, phát triển web để trang bị cho học viên những kỹ năng, giúp họ tìm kiếm việc làm.
Với 2,6 triệu USD, startup cho biết sẽ dùng để nâng cấp nền tảng và mở rộng cơ sở hạ tầng công nghệ cho các chương trình đào tạo kỹ thuật của công ty.
Marathon "gọi" được 1,5 triệu USD
"Tân binh" Marathon đã gọi được 1,5 triệu USD vốn đầu tư cho vòng Pre-seed (tiền hạt giống) vào tháng 9. Các quỹ đầu tư rót vốn cho Marathon bao gồm Forge Ventures, Venturra Discovery, iSeed và một số nhà đầu tư thiên thần.
Với nguồn vốn mới, Marathon dự kiến sẽ thí điểm dạy thêm các môn Toán, Lý, Hóa cho khối lớp 6-12 và sẽ mở rộng các khóa học cho toàn bộ các môn học trong tương lai.
Marathon là startup chuyên về dạy thêm trực tuyến của Việt Nam do ông Phạm Đức và Trần Việt Tùng sáng lập vào đầu năm nay.
VUIHOC
Tháng 8, quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố khoản đầu tư vào VUIHOC. Tuy nhiên, số vốn mà Do Ventures đầu tư vào startup này đã không được tiết lộ. Đây là vòng gọi vốn đầu tiên của startup này sau 2 năm hoạt động.
VUIHOC được ra đời từ năm 2019 do 2 nhà đồng sáng lập là ông Đỗ Ngọc Lâm và bà Đỗ Minh Thu. Đây là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học là Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho tất cả các bộ sách giáo khoa theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Educa nhận đầu tư 2 triệu USD
Tháng 7, Educa Corporation - một startup trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh - thông tin đã nhận khoản đầu tư trị giá 2 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A từ quỹ đầu tư Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore.
Educa được thành lập vào năm 2018, startup này tập trung vào việc giải quyết hạn chế, khó khăn trong việc học tiếng Anh của đại đa số học sinh Việt Nam.
Với số vốn trên, Educa cho biết sẽ đầu tư chủ yếu cho hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu sản phẩm mới, hướng tới mục tiêu đạt 2 triệu người dùng trả phí trên tổng 20 triệu học sinh Việt Nam vào năm 2025. Educa đang triển khai quốc tế hóa sản phẩm, phủ sóng sang các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á.
Manabie nhận được 3 triệu USD
Đầu tháng 3, Do Ventures, Genesia Ventures, Chiba Dojo và các nhà đầu tư khác thông báo đã rót vốn 3 triệu USD vào nền tảng giáo dục trực tuyến Manabie. Đây là công ty thuộc lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) với mô hình kết hợp giữa online và offline nhằm phát huy tối đa hiệu quả của giáo dục trực tuyến.
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ tháng 1/2020, Manabie được dẫn dắt bởi CEO kiêm nhà đồng sáng lập quốc tịch Nhật Bản, Takuya. Nhà đồng sáng lập còn lại là Christy, từng làm việc tại những vị trí cấp cao tại các tập đoàn tư vấn và đầu tư lớn của Hồng Kông trước khi gia nhập đội ngũ sáng lập của Lazada năm 2012.
ELSA gọi vốn thành công 15 triệu USD
Tháng 2, ứng dụng học tiếng anh ELSA gọi vốn thành công trong vòng Series B với 15 triệu USD với 2 nhà đầu tư chiến lược là VIG (Vietnam Investments Group) và SIG. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư của startup này từ vòng trước như Gradient Ventures, SOV, Monk's Hill Ventures cũng tham gia.
Với nguồn vốn mới, ELSA dự định sẽ khai phá thị trường châu Mỹ Latin, phát triển tính năng AI hỗ trợ nhận diện giọng nói đồng thời xây dựng một nền tảng B2B và thúc đẩy tuyển dụng.
Thành lập vào năm 2016 do bà Văn Đinh Hồng Vũ, ELSA hiện có hơn 13 triệu người dùng trên toàn cầu. Năm 2019, startup này đã huy động thành công 7 triệu USD từ vòng gọi vốn Series A.
" alt=""/>Nhiều startup công nghệ giáo dục Việt "hút" mạnh vốn đầu tưSở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo thực hiện loại bỏ đối với giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB ngày 31/10 của bà Lê Thị Huệ. Bà Huệ là chị dâu ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Quốc tế VIB (mã chứng khoán: VIB).
Lý do hủy bỏ giao dịch là bà Huệ không công bố thông tin, không báo cáo trước khi giao dịch.
Một giao dịch liên quan cổ phiếu VIB vừa bị loại bỏ (Ảnh minh họa: VIB).
Theo quy định hiện hành, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc. Thời hạn thực hiện giao dịch không được quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch.
Trên website của VIB, đến 11h36 ngày 1/11, ngân hàng công bố thông tin về giao dịch của bà Huệ, với kế hoạch bán toàn bộ hơn 2,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,103% vốn từ ngày 6/11 đến ngày 5/12. Nếu giao dịch thành công, bà Huệ không còn sở hữu cổ phần ngân hàng này. Văn bản được bà Huệ ký, gửi báo cáo vào ngày 31/10.
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, ông Đặng Khắc Vỹ và người có liên quan sở hữu khoảng 19% vốn của ngân hàng này.
Gần đây, cổ đông của VIB có sự thay đổi. Theo cập nhật đến ngày 4/10, cổ đông lớn Commonwealth Bank (CBA) còn sở hữu hơn 440 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,776%. Còn Công ty cổ phần Unicap cùng người có liên quan gia tăng sở hữu lên 7,47% vốn công ty.
Không phải lần đầu tiên, HoSE hủy bỏ giao dịch khi lãnh đạo, người có liên quan thực hiện giao dịch mà không báo cáo. Hồi năm 2022, HoSE có hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết vì không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định.
Hay vào năm 2023, HoSE cũng hủy bỏ giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu LDG của ông Nguyễn Khánh Hưng, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư LDG.
" alt=""/>Chị dâu chủ tịch VIB bị hủy giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu