Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết, trong bối cảnh Internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin với trẻ em, bên cạnh những lợi ích, việc cha mẹ, thầy cô sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ trẻ em học tập, giao tiếp, vui chơi hiệu quả và an toàn trên môi trường mạng là quan trọng, cần thiết.
Từ nhận thức trên, thời gian qua, VNISA đã đẩy mạnh khuyến khích các đơn vị hội viên đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em, tiến tới xây dựng hệ sinh thái các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam.
Để góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em và hỗ trợ phát triển thị trường trong lĩnh vực này, VNISA đã giao Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng (VCSC) chủ trì biên soạn dự thảo tiêu chuẩn. Trước khi ban hành, tiêu chuẩn đã được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan và được đánh giá bởi Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở của VNISA.
“Chúng tôi tin tưởng rằng bộ tiêu chuẩn sẽ là những định hướng để nghiên cứu, phát triển sản phẩm và được sự đón nhận của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.
Ở góc độ của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), đơn vị thường trực của Mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, quyền Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC Nguyễn Đức Tuân đánh giá cao việc VNISA cùng các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam đã nỗ lực xây dựng yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
“Việc ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là nền tảng cơ bản, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nước định hướng phát triển các sản phẩm Make in Viet Nam chất lượng tốt, vươn tầm quốc tế. Bộ tiêu chuẩn cơ sở cũng giúp các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá lại mức độ phù hợp khi cung cấp các sản phẩm tại thị trường Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tuân nhận xét.
Ông Nguyễn Đức Tuân cũng tin rằng, với sự chung tay của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức và toàn xã hội, sẽ không chỉ phát triển được hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trên mạng, mà còn góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu phòng ngừa các nội dung độc hại với trẻ em trên mạng. Qua đó, tạo dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, nơi trẻ em có thể tự do khám phá, học tập và phát triển một cách toàn diện.
Khởi động đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng
Chia sẻ góc nhìn của cơ quan quản lý về phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định, Trung tâm VNCERT/CC nhấn mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt để bảo vệ và giúp cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo là một mục tiêu, giải pháp quan trọng của chương trình ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025’.
Theo thống kê của Fortune Business Insights, thị trường các sản phẩm về bảo vệ trẻ em đã đạt 1,25 tỷ USD năm 2023, dự kiến đạt 1,4 tỷ USD năm 2024 và 3,54 tỷ USD năm 2032 với tỷ lệ tăng trưởng kép khoảng 12,3%. Tại Mỹ, 50% phụ huynh đã sử dụng sản phẩm này để bảo vệ con mình, trong đó có 90% người dùng cảm thấy sản phẩm này hữu ích.
Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về thị trường sản phẩm bảo vệ trẻ em, song hiện nay hầu hết phụ huynh, giáo viên đều đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tốt để bảo vệ, quản lý việc sử dụng Internet của trẻ em.
Thực tế, thị trường sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam đã có nhiều giải pháp. Bên cạnh các sản phẩm của nước ngoài, cũng đã có sự xuất hiện các giải pháp đến từ những doanh nghiệp trong nước như: SafeGate Family của SCS, Mobile Guard của CyRadar, Cyber Purify, V-Safe...
“Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc phát triển sản phẩm an toàn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”, bà Đinh Thị Như Hoa nhận định.
Thông tin cụ thể hơn về tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03/2024-VNISA mới được công bố, Phó Chủ tịch VNISA Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng, cho biết tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cơ bản với sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bao gồm 5 nhóm: Yêu cầu về tài liệu; yêu cầu về tính năng; yêu cầu về tính tuân thủ và đặc thù Việt Nam; yêu cầu về yếu tố an toàn thông tin của sản phẩm; yêu cầu về hiệu năng xử lý.
Cho biết bộ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các xu hướng công nghệ mới và cơ sở thực tiễn các sản phẩm cũng như các quy định pháp lý tại Việt Nam hiện nay, ông Ngô Tuấn Anh cũng cho hay: “Các yêu cầu nêu trong nội dung tiêu chuẩn là căn cứ cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp bổ sung thêm các yêu cầu ở cấp độ cao hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình”.
Theo kế hoạch, VNISA sẽ tiếp nhận hồ sơ đánh giá sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng đáp ứng theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03/2024-VNISA trong 2 tháng 7, 8/2024 và dự kiến sẽ công bố các sản phẩm đạt tiêu chuẩn đợt đầu tiên trong tháng 11/2024, tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Namnăm 2024.
Nữ diễn viên Lee Hyeri thu hút sự quan tâm của dư luận hôm 31/8 khi tố hãng hàng không Mỹ tự ý đổi vé hạng nhất của cô xuống khoang phổ thông và không thông báo cho khách hàng. Nữ diễn viên nói cô không được hoàn tiền và cho rằng đây là trải nghiệm vô lý. Bài viết khiến hãng Delta Air Airlines nhận chỉ trích, nhiều người bất bình cho rằng hãng có ý phân biệt chủng tộc. Hôm 1/9, hãng gửi lời xin lỗi công khai đến nữ diễn viên và đang xử lý vấn đề hoàn tiền.
![]() ![]() |
Lee Hyeri không phải là cái tên xa lạ đối với những ai theo dõi showbiz Hàn Quốc. Cô sinh năm 1994, được biết đến nhiều trong vai trò diễn viên, ca sĩ thần tượng nhóm nhạc nữ Girl's Day… |
![]() ![]() |
Thời gian hoạt động trong nhóm Girl's Day, cô trở thành một trong những người mẫu quảng cáo được săn đón nhờ hành động “aegyo” (thuật ngữ chỉ hành động đáng yêu) trên chương trình tạp kỹ Real Men (2014). |
![]() ![]() |
Danh tiếng mỹ nhân 29 tuổi lên như “diều gặp gió” khi đảm nhận vai nữ chính Sung Duk Sun trong Reply 1988 (2015). Nhờ vai diễn này, cô được mệnh danh là "nữ hoàng quảng cáo". Năm 2016, Hyeri đứng thứ 3 trong top nghệ sĩ quyền lực nhất Hàn Quốc do Forber xếp hạng. |
![]() |
Nguồn tin trong ngành giải trí cho biết nữ thần tượng đã nhận được 28 hợp đồng quảng cáo sau khi tham gia Reply 1988, con số này được đánh giá là nhiều nhất trong lịch sử: Girl’s Day đang có 17 hợp đồng quảng cáo thì 11 trong số đó tập trung vào Hyeri” – người này nói. |
![]() ![]() ![]() |
Nữ thần tượng có thân hình sexy, cô tạo dấu ấn với mái tóc ngắn, phong cách gợi cảm khi đứng trên sân khấu biểu diễn. |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
Năm 2019, Girl's Day tan rã, các thành viên hoạt động solo, Lee Hyeri là người có nhiều bước tiến và thành công nhất trong bốn cô gái tính đến hiện tại. Cô có nhiều dự án phim sau thành công của Reply 1988 như Săn lùng quái thú, Ngành giải trí, Cặp đôi cảnh sát, Cô Lee... nhưng đều không được đánh giá cao. Cái bóng của nhân vật Duk Sun vẫn quá lớn khiến nữ diễn viên khó lòng vượt qua. |
![]() ![]() |
Năm 2021, Hyeri đảm nhận vai chính trong Bạn cùng phòng của tôi là hồ ly đóng cùng mỹ nam Jang Ki Yong. Bộ phim đạt được hiệu ứng nhất định trên mạng xã hội một số tập đầu nhưng diễn xuất của nữ chính gây tranh cãi. Nhiều khán giả nhận định Lee Hyeri không thoát được vai Duk Sun, diễn một màu, gượng gạo. |
![]() |
Bị chỉ trích diễn xuất tệ, không tiến bộ trong nhiều phim, Hyeri từng viết thư tay xin lỗi người hâm mộ. Cô đăng tải lên trang cá nhân: "Vì mọi người lúc nào cũng cổ vũ, tôi lại cảm thấy có lỗi hơn nữa. Tôi sẽ tự kiểm điểm bản thân và nỗ lực trong tương lai". |
![]() ![]() |
Hơn 10 năm hoạt động, nữ diễn viên hướng đến hình ảnh nghệ sĩ đa tài. Nhờ khả năng hoạt ngôn, giỏi ứng biến, có khiếu hài hước, Hyeri đắt show giải trí. Cô tỏa sáng ở lĩnh vực game show và là gương mặt thường xuyên xuất hiện kênh sóng nhà đài lớn. |
![]() ![]() |
Cách đây một tháng, Hyeri đến Nha Trang du lịch. Cô bày tỏ sự thích thú khi được thưởng thức các loại hoa quả ở Việt Nam. |
![]() |
Nếu như trong Reply 1988, khán giả từng tiếc nuối vì chuyện tình không thành giữa nhân vật Jung Hwan (Ryu Jun Yeol) và cô bạn hàng xóm hậu đậu Duk Sun (Lee Hyeri), ngoài đời họ là một đôi. Cả hai công khai tình cảm hồi tháng 3/2016 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ công chúng. Tám năm yêu, Jun Yeol và Hyeri vẫn giữ mối quan hệ bền chặt và hiếm khi công khai hình ảnh bên nhau. Từng có thông tin cặp sao “đường ai nấy đi” nhưng sau đó là những hình ảnh hẹn hò bí mật xóa bỏ tin đồn. |
![]() |
Khi được hỏi về tình trạng mối quan hệ, hai ngôi sao đều trả lời ngắn gọn: “Chúng tôi vẫn luôn hạnh phúc”. Trong cuộc phỏng vấn, Hyeri nhắc đến bạn trai: “Anh ấy luôn bên cạnh cổ vũ tôi nên tôi cảm thấy vô cùng biết ơn. Anh khen phim tôi đóng hay, đây là kịch bản mà anh ấy thấy thú vị nhất trong số các bộ phim mà tôi đã thực hiện. Nhờ có anh ấy mà tôi luôn tràn đầy nhiệt huyết trong quá trình quay phim”. |
Ảnh: IG, Pinterest.
Theo Tiền PhongVới màn "dậy thì" ngoạn mục, Kim So Hyun trở thành cái tên nắm giữ vị trí đầu bảng xếp hạng nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc năm 2021 theo cuộc bầu chọn trên trang giải trí nổi tiếng Kpopmap.
" alt=""/>Nữ diễn viên bắt hãng hàng không Mỹ phải xin lỗi là ai?