TS.BS Định cho biết, tới đây, hai bé phải chịu 4 cuộc đại phẫu: tiết niệu, tiêu hóa, khung chậu và tạo hình tầng sinh môn nên giai đoạn hậu phẫu còn rất nhiều khó khăn. Bé Diệu Nhi bị hẹp khí quản bên trái nên gặp khó khăn về hô hấp hơn Trúc Nhi. Hiện bé đang được theo dõi chặt chẽ.
Tháng 6/2019, BV Nhi đồng Thành phố tiếp nhận từ BV Hùng Vương một trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu phức tạp, tuổi thai 33 tuần, cân nặng hai bé 3,2 kg . Hai bé nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do bệnh màng trong cũng như các bệnh lý liên quan đến trẻ sinh non, nhẹ cân khác.
Bác sĩ Định đánh giá, đây là trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời theo kiểu ischiopapus (quadripus) cực kỳ hiếm gặp từ trước đến nay.
![]() |
TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố. |
Về mặt tiêu hóa, hai bé có chung một phần hồi tràng, một khung đại tràng và chỉ có một lỗ hậu môn.
Về hệ tiết niệu, hai bé có chung bàng quang, mỗi bàng quang được hai niệu quản xuất phát từ hai bé khác nhau đổ vào thay vì của cùng một bé.
Về mặt sinh dục, hai bé có tử cung âm đạo đôi. Ngoài ra, hai bé còn hở khớp mu, khung chậu hai bé xếp thành một vòng tròn.
![]() |
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh vào phòng thăm hai bé song Nhi. |
Bác sĩ Định cho biết, ban đầu, bệnh viện dự tính mổ tách hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi vào tháng 3, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phải hoãn lại. “Đến tháng 3, hai bé đã nhập viện để chuẩn bị cho cuộc đại phẫu, nhưng vì dịch, chúng tôi phải ngưng lại, cho hai bé xuất viện”, tiến sĩ Định nói.
Đến tháng 6 vừa qua, sau nhiều lần hội chẩn, Trúc Nhi - Diệu Nhi được nhập viện để các bác sĩ thăm khám, chuẩn bị cho ca mổ thế kỷ. Bác sĩ Định cho biết, lúc này, hai bé được 13 tháng tuổi, cân nặng 15 kg với các chỉ số phát triển gần với trẻ bình thường, đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật tách dính.
![]() |
Bố mẹ Trúc Nhi - Diệu Nhi nắm chặt tay nhau khi nghe bác sĩ Định báo cáo tình hình của hai con với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. |
6h sáng 15/7, hai bé gái song Nhi được đưa vào phòng mổ. Đến 14h07 cùng ngày, sau phẫu thuật tách đôi, hai bé được đưa sang phòng mổ khác nhau. Đến 19h20, hai bé được đưa sang phòng hồi sức ngoại khoa tiếp tục thở máy, an thần, giảm đau.
Bác sĩ Định cho biết, hai bé có sự thông nối mạch máu, hỗ trợ tương quan, điển hình khi chích thuốc ngủ cho Trúc Nhi thì Diệu Nhi ngủ trước. Do đó, khi tách rời nhau, hai bé sẽ có sự thay đổi sinh lý rất lớn. Bên cạnh đó, ê-kíp phẫu thuật đã dùng một phần ruột của Diệu Nhi ghép cho Trúc Nhi nên có thể nói đây như là một cuộc ghép tạng đồng hợp tử, ít nhiều cũng gây phản ứng viêm nên quá trình hậu phẫu phải theo dõi sát.
Theo Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, những ngày qua, có rất nhiều Mạnh Thường Quân đã quan tâm, ủng hộ cho hai bé với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Bệnh viện sẽ sử dụng để nuôi dưỡng, trị liệu cho hai bé. Sau đó, nếu sức khỏe hai bé ổn định mà số tiền này vẫn còn, bệnh viện sẽ trao cho người nhà tiếp tục chăm sóc hai bé.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương toàn ê-kíp đã tham gia thực hiện ca mổ cho hai bé song Nhi. Bà cho biết, khi vào thăm hai bé, bà rất xúc động khi nhìn thấy các y bác sĩ thăm khám cho hai bé, hình ảnh hai bé được sống trong hình hài mới nhưng còn nhiều chông gai phía trước.
Phải nhịn ăn, uống thuốc để đi vệ sinh cho sạch ruột trước ngày mổ tách, Trúc Nhi - Diệu Nhi khóc rất nhiều. Mãi đến khi được mẹ đắp cho chiếc chăn yêu thích, hai bé mới ngủ thiếp trong mệt mỏi.
" alt=""/>Hai bé Trúc Nhi, Diệu Nhi sẽ phải chịu thêm 4 cuộc đại phẫu nữaFPT mơ “giấc mơ di động”
Sau cú “tai nạn” về dịch vụ cố định, FPT vẫn nuôi tham vọng tiến vào thị trường viễn thông với dịch vụ di động. Năm 2010, có nguồn tin cho hay FPT muốn xin cấp phép mạng di động ảo và thậm chí cả dịch vụ vệ tinh, thế nhưng, chưa có bất cứ động thái gì của FPT sau khi những thông tin này được đưa ra.
Đến cuối năm 2010, khi thị trường di động bắt đầu đến hồi mua bán, sáp nhập thì FPT đã tìm cách tiến vào thị trường này với tuyên bố mua cổ phần của EVN Telecom.
Ông Nguyễn Thành Nam, nguyên Tổng giám đốc FPT tiết lộ trước khi cân nhắc mua cổ phần của EVN Telecom, FPT đã định mua S-Fone. Ông Nguyễn Thành Nam cho rằng, sở dĩ FPT quyết định nhảy vào thị trường này vì tập đoàn này "nhìn xa hơn và thấy rằng thị trường này còn rất lớn và còn có cơ hội cho FPT".
Sau khi FPT “thay tướng” đưa ông Trương Đình Anh làm Tổng giám đốc tập đoàn, chỉ sau một thời gian ngắn, FPT đã đơn phương tuyên bố rút lui khỏi thương vụ mua EVN Telecom. Động thái này của FPT được nhiều người cho rằng khá khôn ngoan bởi tham vọng vào thị trường di động không chỉ là của FPT mà còn của nhiều doanh nghiệp khác nhưng cũng không nên vào bằng mọi giá.
Tuy tuyên bố “rút chân” khỏi thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom, nhưng mới đây ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đã nói với báo chí rằng, FPT theo đuổi tiến công vào thị trường di động. Ông Bình phân tích, việc FPT đầu tư riêng một mạng mới, hạ tầng mới còn rẻ hơn là đi mua lại, nhưng mua lại sẽ rút ngắn được thời gian đầu tư. Ông Bình cho rằng phương án khả thi nhất mà FPT tính đến lúc này là đầu tư phát triển thị trường viễn thông băng thông rộng theo công nghệ LTE.
“Cửa hẹp” cho FPT
" alt=""/>“Cửa hẹp” cho FPT vào thị trường di động