"Tôi cho con đi học để có kiến thức, nhưng thầy cô không dạy. Vậy đứa trẻ sẽ học gì?", một phụ huynh bức xúc nói. Phụ huynh khác tiết lộ thêm: "Năm nay trường tuyển sinh được 7 lớp, nhưng chỉ có 1 giảng viên. Một người không thể dạy được 7 lớp. Vì tuyển sinh quá chỉ tiêu, nên trường không đủ giảng viên".
Ngoài ra, sinh viên của trường cũng khẳng định, 1 tháng nay các lớp đều không có giảng viên. "Chúng em đã nhiều lần phản ánh với nhà trường, nhưng tình hình không được cải thiện", một sinh viên nói.
Trước đó, khi nghe phản ánh của sinh viên về tình trạng không có giảng viên, nhà trường khẳng định sau kỳ nghỉ Quốc khánh (từ ngày 29/9-6/10) các lớp học sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, đến giờ sinh viên Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Y tế Đức Thánh vẫn phải tự học.
Liên quan vấn đề này, chiều 24/10, đại diện nhà trường cho biết: "Trường học đáp ứng được yêu cầu cơ bản và vẫn có giảng viên. Tuy nhiên, chúng tôi đang trong quá trình triển khai dạy học kỹ thuật số.
Mục đích ban đầu của trường là để sinh viên học cách tự lập và số hóa theo xu hướng hiện nay. Nhưng có lẽ, đây không phải là biện pháp phù hợp, sự thiếu tương tác giữa người dạy và người học đã dẫn đến hậu quả khiến chúng tôi không thể lường trước".
Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Y tế Đức Thánh bắt đầu đào tạo từ năm 2018. Theo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm 2023 là 2.640 chỉ tiêu. Số sinh viên thực tế nhập học năm nay là 2.968. Theo đó, mỗi lớp sẽ thừa từ 70-88 sinh viên.
Trong khi đó, năm 2022, chỉ có 954 sinh viên nhập học. So với năm 2023, chỉ tiêu tăng hơn gấp đôi, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên. Trước đó, ngày 19/10, trường ra thông báo tuyển dụng giảng viên các ngành: Điều dưỡng, Y học phục hồi, Dược, tiếng Trung, Toán và các chuyên ngành khác.
Liên quan đến việc vì tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên, nhà trường cho biết: "Chúng tôi sẽ cố gắng kiểm soát số lượng sinh viên trong khuôn viên trường xuống khoảng 6.000, tức là chỉ tiêu mỗi khóa là 2.000".
Tính đến ngày 21/10, có 698 sinh viên của trường đồng loạt bỏ học. Hiện tại, các phụ huynh đang trong quá trình yêu cầu nhà trường hoàn trả học phí. Theo đó, tùy vào từng ngành, học phí phụ huynh đóng cho nhà trường đầu năm dao động từ 3.500-25.000 NDT (11-83 triệu đồng).
Chiều 25/10, đại diện phòng giáo dục TP Thanh Viễn chia sẻ với báo chí: “Chúng tôi đã nắm bắt được tình hình sự việc”. Hiện tại, phòng giáo dục đã thành lập tổ công tác điều tra và xử lý vụ việc.
"Bước đầu tiên, chúng tôi yêu cầu nhà trường xử lý thủ tục cho các sinh viên nghỉ học và hoàn trả đầy đủ học phí", đại diện phòng giáo dục nói thêm.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự thất vọng với nhà trường. Phần lớn họ quyết định cho con nghỉ học vì lo ngại chất lượng giảng dạy và cách quản lý của nhà trường.
"Tôi không có sự lựa chọn khác, nên đành cho con nghỉ học. Tôi sẽ tìm trường tư khác để con tiếp tục đi học. Ở Đông Quản (Trung Quốc), có nhiều trường dạy nghề, nên tôi không quá lo lắng về vấn đề này", một phụ huynh chia sẻ.
Một sinh viên khác lại bày tỏ sự đắn đo: "Bố mẹ em chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu phải tiếp tục học, em cảm thấy không thoải mái".
Theo Sohu
Sau khi được đăng tải lên mạng, hình ảnh buổi họp lớp đặc biệt này đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Không ít bạn trẻ bày tỏ sự ngưỡng mộ, xuýt xoa về “lớp người ta”.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Quỳ (77 tuổi) cho hay, khoa Hóa học Trường ĐH Tổng hợp ngày đó cả khóa chỉ có một lớp duy nhất.
Bà Quỳ kể lần họp lớp sau 55 năm gặp lại mọi người ai cũng vui và bồi hồi, cảm động.
“Lớp chúng tôi ban đầu có 84 người, đến nay khoảng 19 bạn đã mất. Lần họp lớp sau 55 năm ra trường này, 48/65 người về được. Điều vui nhất là giờ đây khi gặp lại, tất cả mọi người đều rất thành đạt.
Có những bạn ốm quá không dự được, còn có những người 2 tay 2 người đỡ vẫn cố gắng đến dự. Ngày hôm đó, chúng tôi như trẻ lại và không cảm thấy mệt mỏi dù tuổi già.
Chúng tôi cũng mời được 11 thầy cô giáo dạy ngày xưa cùng tham dự và cũng đều rất già, ở độ tuổi 90”, bà Quỳ kể.
Là thành viên trong ban tổ chức cuộc hội ngộ, bà Quỳ cho hay để tổ chức sự kiện này, họ đã phải bàn bạc, thống nhất công việc, liên hệ với mọi người từ 3 tháng trước.
Về hội ngộ lần này, người xa nhất ở TP.HCM. Số ít không về được hầu như đang sinh sống ở nước ngoài.
Bà Quỳ cho biết lớp thiết kế áo màu đỏ - cổ màu vàng, biểu hiện cho cờ đỏ sao vàng - hình ảnh gắn liền với thời tuổi trẻ của các cụ. Logo ở ngực là logo của khoa Hóa.
Lớp còn làm một cuốn kỷ yếu trong đó có thông tin của từng thành viên trong lớp.
Chị Nguyễn Hồng Diệp, con của bà Quỳ cho hay, cảm nhận các ông bà ở lứa tuổi U80 song vẫn rất nhiều năng lượng, tươi trẻ.
“Ai cũng vui vẻ, phấn khởi với buổi họp lớp. Thật sự cảm xúc đầu tiên của tôi là thấy tự hào khi mẹ đã có một tình bạn đẹp và luôn hướng về nhau. Thật ra ở tuổi này để tập hợp được đủ các bạn là rất khó. Các cụ cũng không cần con cái hỗ trợ gì, tự chuẩn bị rất chuyên nghiệp”, chị Diệp chia sẻ.
Mặt khác, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về tinh giảm đầu mối và biên chế, và thực hiện Luật Giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và THCS được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non.
Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.
Bộ GD-ĐT cũng cho hay, đến năm 2045, tổng số nhu cầu cần bổ sung cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp học từ mầm non đến phổ thông khoảng 500.000 người. Như vậy, mỗi năm cần cung cấp bổ sung khoảng 43.000 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp, trong đó, bậc học mầm non cần bổ sung khoảng 16.000 người, bậc tiểu học cần khoảng 7.000 người, bậc THCS cần khoảng 7.000 và bậc THPT cần khoảng 12.000 người.
Theo Bộ, hiện nay hệ thống các trường, khoa sư phạm cung cấp hàng năm khoảng hơn 20.000 sinh viên tốt nghiệp. Với nhu cầu giáo viên cần được đào tạo hằng năm như trên, việc tập trung năng lực đào tạo cho các trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, trong đó, có từ hai đến ba trường đại học sư phạm trọng điểm và từ 5-6 trường đại học sư phạm chủ chốt đào tạo giáo viên với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm khoảng 70% chỉ tiêu đào tạo đại học đối với ngành sư phạm trong cả nước
Sẽ sáp nhập 38 trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng đa ngành đào tạo
Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GD-ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên sẽ được sắp xếp theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên.
Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Cụ thể 11 cơ sở giáo dục đại học giữ vai trò hạt nhân và nòng cốt của mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực; tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.
Khoảng 22 trường đại học (hầu hết trực thuộc UBND cấp tỉnh) đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 cơ sở giáo dục đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô đào tạo.
Theo đó, 11 sơ sở giáo dục đại học giữ vai trò chủ chốt đào tạo giáo viên là: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Cần Thơ.
Đối với các trường cao đẳng sư phạm sẽ tổ chức, sắp xếp lại theo các phương án như sáp nhập vào một số trường đại học sư phạm hoặc một trường đại học có đào tạo giáo viên trong vùng hoặc sáp nhập vào một trường đại học tại địa phương. Đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành.