Các bác sĩ kiểm tra quả thận được cấy ghép cho bệnh nhân
Người nhận là một nữ bệnh nhân chết não có dấu hiệu rối loạn chức năng thận. Gia đình đã đồng ý với cuộc thử nghiệm trước khi người bệnh chấm dứt sự sống.
Trong 3 ngày, quả thận mới, được liên kết với mạch máu của người phụ nữ, đặt bên ngoài cơ thể, cho phép các nhà khoa học tiếp cận trực quan.
Theo Tiến sĩ Robert Montgomery, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, kết quả kiểm tra ghi nhận chức năng của thận được cấy ghép “trông khá bình thường”.
Ông nói, quả thận tạo ra “lượng nước tiểu như mong đợi” từ một quả thận người được cấy ghép. Không có bằng chứng nào về sự đào thải thường được thấy khi thận lợn chưa biến đổi được cấy ghép vào động vật linh trưởng.
Tiến sĩ Montgomery cho biết, mức creatinine bất thường của người nhận - một chỉ số cho thấy chức năng thận kém - đã trở lại ổn định sau khi cấy ghép.
Tại Mỹ, gần 107.000 người đang chờ ghép nội tạng, trong đó có hơn 90.000 người đang chờ một quả thận. Thời gian chờ trung bình từ 3 đến 5 năm.
Giới chuyên môn đã dành nhiều thập kỷ để tìm hiểu khả năng sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép, nhưng kết quả bị hạn chế do cơ thể con người đào thải ngay lập tức.
Con lợn bị biến đổi gene, tên là GalSafe, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng làm thực phẩm cho những người bị dị ứng thịt và là nguồn tiềm năng của liệu pháp điều trị cho con người.
Cơ quan này giải thích, các sản phẩm y tế có nguồn gốc từ lợn vẫn cần có sự chấp thuận của FDA trước khi được sử dụng trên người.
Các nhà nghiên cứu khác đang xem xét liệu lợn GalSafe có thể là nguồn cung cấp mọi thứ từ van tim cho đến ghép da cho bệnh nhân hay không.
Tiến sĩ Montgomery, một người được ghép tim, cho biết, thí nghiệm ghép thận ở NYU sẽ mở đường cho các thử nghiệm ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, có thể trong một hoặc hai năm tới.
Đó có thể là một giải pháp ngắn hạn cho những bệnh nhân bị bệnh nặng cho đến khi có một quả thận người để ghép.
An Yên(Theo Reuters)
" alt=""/>Lần đầu tiên ghép thành công thận của lợn cho ngườiTại Bệnh viện Hữu Nghị, ông N. được làm các xét nghiệm chẩn đoán và phát hiện có khối u ở sau phúc mạc. Khối u dính vào thận, cột sống, xương chậu. Bệnh nhân được tầm soát đánh giá và có chỉ định phẫu thuật.
BS Nguyễn Hồng Long - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị thông tin, khối u chiếm một nửa bụng bên phải của bệnh nhân, xấp xỉ 20cm.
Theo BS Long, những khối u có kích thước lớn như vậy ở người cao tuổi khá hiếm gặp. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u này và bảo tồn tất cả các cơ quan lân cận. Hiện tình trạng người bệnh đã ổn định, bệnh nhân dự kiến có thể ra viện trong tuần tới.
Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh, các vấn đề bất thường về sức khỏe để tăng khả năng điều trị thành công.
Trước đó, tại Hà Nội, cũng có trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật ung thư thận cách đây 14 năm nhưng chủ quan không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nên khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, khối u đã phát triển kích thước lên tới gần 20 cm.
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thận tái phát và phải mổ lần hai trong tình trạng sức khỏe kém. Bệnh nhân là bà K.T.L, 71 tuổi, trú tại Quốc Oai, Hà Nội.
Khi sờ thấy có cục cứng ở vùng bụng kèm đau tức, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng, bệnh nhân được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Đặc biệt, bệnh nhân chỉ nặng hơn 30 kg, thể trạng yếu. Nếu không phẫu thuật, khối u sẽ phát triển chèn ép, xâm lấn các tổ chức tạng xung quanh gây đau đớn, cản trở tiêu hóa khiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy kiệt. Đáng lo ngại hơn là khả năng di căn cao, tiên lượng xấu.
Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ khối u thận tái phát, phần cơ thắt lưng chậu, lách, nửa đại tràng trái và lập lại lưu thông tiêu hóa, nối đại tràng ngang - trực tràng.
Được cắt bỏ khối u thận, sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh, sau mổ 2 ngày có thể tự vận động nhẹ nhàng. Sau 4 ngày, bệnh nhân được ăn uống trở lại.
Ngọc Trang
Trước đó, chiều ngày 22/6, bệnh nhân T. được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, mất tri giác đột ngột, phải tiến hành đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch.
Ban đầu, ekip điều trị nghĩ nhiều đến tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc viêm cơ tim cấp. Tuy nhiên, sau khi khai thác thông tin từ người nhà và cộng thêm các dấu hiệu phù phổi, giãn đồng tử; các bác sĩ nghĩ nhiều đến việc bệnh nhân bị nhiễm độc.
Sau khi được lọc máu liên tục 12-14 giờ để loại bỏ chất độc, tình trạng của nam thanh niên được cải thiện dần. Kết quả xét nghiệm dịch dạ dày bệnh nhân 2 ngày sau cho thấy có độc chất xyanua.
Bác sĩ Khoa cho biết, xyanua là chất độc cấp tính, nếu bị nhiễm qua đường tiêu hoá thì hấp thu vào máu rất nhanh, có thể tử vong ngay sau đó. Rất may, bệnh nhân ngộ độc liều thấp nên có thể hồi phục, đi lại được. Nếu ngộ độc liều cao hơn, người bệnh có thể tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn, sống thực vật, liệt hoàn toàn.
N.H.B.T. là 1 trong 4 nạn nhân bị Nguyễn Thị Hồng Bích (ngụ tại Đồng Nai) đầu độc, 3 người còn lại đã tử vong bao gồm chồng Bích và 2 cháu ruột.
Công an hiện đã bắt giữ Nguyễn Thị Hồng Bích để điều tra về hành vi giết người. Bước đầu, bị can khai đầu độc người thân do mâu thuẫn trong tình cảm, sinh hoạt gia đình. Vụ việc đang được mở rộng điều tra.