LVR Studio vừa chính thức giới thiệu Pangaea,ớigiữasựsốngvàcáichếgia vàng hôm nay sản phẩm MMO mới nhất của hãng này. Đây là game hành động lấy chủ đề về cuộc chiến sinh tồn trong một thế giới bị tàn phá bởi thảm họa.
LVR Studio vừa chính thức giới thiệu Pangaea,ớigiữasựsốngvàcáichếgia vàng hôm nay sản phẩm MMO mới nhất của hãng này. Đây là game hành động lấy chủ đề về cuộc chiến sinh tồn trong một thế giới bị tàn phá bởi thảm họa.
Belarus đã phê duyệt vaccine ung thư phổi của Cuba (Ảnh: Cubamedic).
Đại sứ Cuba tại Belarus, ông Santiago Pérez cho biết, việc cơ quan quản lý của quốc gia châu Âu này cấp giấy phép cho Cimavax là một thành tựu lớn, khẳng định sức mạnh của ngành công nghệ sinh học Cuba. Việc này càng ý nghĩa tại một quốc gia có tiêu chuẩn và yêu cầu cao như Belarus.
Ông Pérez cũng chia sẻ thêm rằng, Belarus là quốc gia đầu tiên ở châu Âu phê duyệt vaccine Soberana do Cuba phát triển để phòng Covid-19.
Vaccine Cimavax ngăn chặn yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), một loại protein mà các tế bào ung thư cần để phát triển. Vaccine này không trực tiếp giết chết tế bào ung thư và các loại tế bào khác.
Thay vào đó, vaccine khiến chúng "chết đói" bằng cách ngăn chặn EGF bám vào thụ thể thích hợp. Hơn 5.000 bệnh nhân ung thư phổi đã được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch độc đáo này. Các bệnh nhân tiêm 4 liều vaccine cách nhau hai tuần, sau đó được tiêm chủng lại hàng tháng.
Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng, khối u được thu nhỏ ổn định trong thời gian dài, cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống nói chung cho bệnh nhân.
Vaccine Cimavax được sử dụng kết hợp với hóa và xạ trị. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân không gặp nhiều tác dụng phụ, bớt đau đớn và có thể kéo dài thời gian sống thêm khoảng 11 tháng, một số trường hợp lâu hơn.
Ngoài ung thư phổi, Cimavax cũng có tác dụng trong điều trị ung thư não, vòm họng, dạ dày và cổ tử cung. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về tác dụng của sản phẩm này trong điều trị ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất, khiến 1,4 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm.
Mặc dù những phương pháp điều trị hiện tại có thể nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư khi được phát hiện sớm, nhưng đối với những bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối, tỷ lệ sống được 5 năm chỉ chưa đầy 1%.
" alt=""/>Vaccine ung thư phổi của Cuba được cấp phép tại BelarusNhận tin người bạn quen 1 năm qua mạng đến Hà Giang công tác rồi qua Lai Châu chơi, từ bản Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) Hảng Thị Sú xuống phố chờ suốt 1 ngày trời. Cả buổi hôm ấy, lòng Sú bồn chồn khó tả. Cô liên tục nhìn đồng hồ. Cứ ba bốn tiếng, cô lại chuyển quán cà phê vì không thể ngồi một chỗ quá lâu với chỉ một món đồ uống.
Thông thường, chặng đường từ Hà Giang tới Lai Châu chỉ mất 6-7 tiếng di chuyển nhưng Nguyễn Thanh Ngọc đi từ 8h sáng mà tận 8h tối mới tới nơi. Trải qua một ngày “hành xác” với 3 lần đổi xe, Ngọc được Sú đón với nụ cười rạng rỡ. Ngay giây phút ấy, chàng trai phương Nam đã có cảm tình với "bông hoa núi rừng Tây Bắc".
![]() |
Khoảng thời gian mắc kẹt ở bản giúp cặp đôi hiểu nhau nhiều hơn. |
Tốt nghiệp Cao đẳng Dược Hà Nội nhưng Hảng Thị Sú (SN 1996) lại đặc biệt yêu thích phát triển du lịch địa phương. Bản Sin Suối Hồ nơi Sú sinh sống từng là một vùng đất nghèo đói, chìm trong nghiện ngập. Ban ngày người dân vào rừng tìm củ mài, tối say sưa bên đèn bàn, lỗ điếu.
Trải qua hơn 20 năm, Sin Suối Hồ đã thay da đổi thịt, trở thành điểm du lịch cộng đồng với tiêu chuẩn 5 không: không hút thuốc phiện, không hút thuốc lào hay thuốc lá, không rượu chè, không cờ bạc, không xả rác. Cả bản rực rỡ sắc màu với nhiều homestay và 40.000 gốc địa lan trải khắp mọi con đường.
![]() |
Khung cảnh đám cưới ngoài trời của Ngọc và Sú. |
Cùng với lớp người đi trước, Sú luôn tìm cơ hội quảng bá cho du lịch địa phương. Từ ngày còn đi học ở Hà Nội, Sú đã thường xuyên dẫn bạn bè và các đoàn khách nước ngoài về bản. Trước khi làm quản lý Hợp tác xã Trái tim Sin Suối Hồ (hợp tác xã gồm 12 hộ gia đình liên kết phát triển du lịch), Sú dành 1 năm làm việc ở Sa Pa để trau dồi kinh nghiệm.
Đảm nhận vị trí quản lý hợp tác xã, Sú quen biết nhiều người, đón nhiều đoàn khách đến thăm quan, sắp xếp khách cho các homestay hoặc hỗ trợ các hoạt động từ thiện.
Trong một lần tiếp đón đoàn thiện nguyện tổ chức trại hè cho trẻ em trong bản, Sú quen chị Nguyễn Thị Như sống tại TP. HCM. Cảm thấy ấn tượng về cô gái dễ thương và mến khách, chị Như liền “khoe” với Sú về Nguyễn Thanh Ngọc - cậu em ruột sinh năm 1994 đẹp trai nhưng vẫn độc thân của mình.
Vốn nghĩ có thêm một người bạn là có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh bản làng như mọi lần được bắt mối giới thiệu, Sú vui vẻ kết bạn với Ngọc.
Nguyễn Thanh Ngọc khi ấy đang là nhiếp ảnh gia và đầu bếp của một khách sạn 5 sao ở Phú Quốc (Kiên Giang). Trải qua những lần trò chuyện đầu tiên, Ngọc nhận ra mình và cô gái mới quen có khá nhiều điểm chung. Cả hai đều yêu thích du lịch, chụp hình, khám phá…
Qua mạng xã hội, họ thường chia sẻ cho nhau hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt ở hai nơi. Cô gái vùng Tây Bắc biết đến nhiều món đặc sản Kiên Giang, những bãi biển đầy nắng và gió ở Phú Quốc.
Qua những tấm hình Sú gửi đến, Ngọc lại được “tham quan” ngôi nhà tổ chim trên đường đến thác Trái tim ở bản người H'Mông, vườn táo mèo, vườn địa lan rực rỡ sắc màu…
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh trong đám cưới. |
Khoảng thời gian du lịch ảnh hưởng vì Covid-19 đầu năm 2020, cả hai trò chuyện nhiều hơn và bắt đầu mong chờ tin nhắn, cuộc gọi của người kia.
Tháng 12/2020, Ngọc có chuyến công tác lên Hà Giang và quết định hẹn gặp cô gái mình đã trò chuyện 1 năm qua mạng. Cả hai nhanh chóng vượt qua cảm giác ngượng ngùng ban đầu và nghe rõ hơn nhịp đập của con tim.
Thời tiết cuối năm lạnh giá, Ngọc bị ốm vì thay đổi thời tiết đột ngột từ Nam ra Bắc. Chàng trai càng xúc động khi được Sú quan tâm mua cho từng viên thuốc, chăm chút từng bữa ăn.
Trước đêm trở về TP. Hồ Chí Minh, trong quán cà phê nhỏ nhìn ra toàn cảnh Sin Suối Hồ và mênh mang ruộng bậc thang trước mặt, bên ánh lửa bập bùng, Ngọc cầm tay Sú lấy hết can đảm tỏ tình.
Đám cưới đặc biệt giữa núi rừng
Trở về TP.HCM, Ngọc tạm dừng công việc ở Phú Quốc để đi học tiếng Anh. Quãng thời gian yêu xa, cả hai thường xuyên nhắn tin, gọi điện để cảm nhận sự hiện diện của người kia trong cuộc sống của mình. Anh đếm từng ngày để được ra Lai Châu thăm người yêu dịp nghỉ lễ 30/4.
![]() |
Chàng trai cưới vợ liền tay sau khoảng thời gian ở rể vì Covid-19. |
Kỳ nghỉ lễ này không ngờ kéo dài hơn tưởng tượng. Vì Covid-19, Ngọc mắc kẹt lại bản Sin Suối Hồ, không thể về nhà suốt nhiều tháng liền.
Vốn tính tự lập, từng trải qua nhiều môi trường sống và công việc, Ngọc sớm thích nghi với cuộc sống ở bản người H'Mông. Những ngày đầu, anh phụ bố mẹ Sú dựng nhà, nấu cơm cho thợ hồ, trồng hoa, cải tạo quán cà phê. Đến ngày mùa, anh học cách cầm cày, làm đất, nhổ mạ và xắn quần xuống ruộng cấy nhanh thoăn thoắt.
Ngày 24/6, Sú khiến Ngọc bất ngờ bởi bữa tiệc sinh nhật đầm ấm. Nếu như những năm trước, ngày sinh nhật trôi qua buồn tẻ với lời chúc xã giao thì năm nay, Ngọc được đón tuổi mới bên người yêu giữa bản làng Tây Bắc. “Tiệc sinh nhật không bánh, không hoa nhưng thực sự khiến mình xúc động”, Ngọc nhớ lại.
Những người dân bản Sin Suối Hồ vô cùng cảm mến chàng trai người Kinh hiền lành, chăm chỉ. Họ thường nhờ Sú làm thông dịch để trò chuyện cùng anh. Ai cũng khen cả hai đẹp đôi và mong họ sớm nên duyên.
Khoảng thời gian Ngọc “ở rể”, bố mẹ Sú càng thêm cảm mến chàng trai hiền lành, chăm chỉ, gì cũng biết làm.
Trước đó, cặp đôi đã lên kế hoạch 2 năm nữa khi kinh tế, công việc ổn định mới tiến tới hôn nhân. Nhưng khoảng thời gian Ngọc mắc kẹt tại bản đã khiến cả hai hiểu và yêu nhau hơn. Đúng lúc ấy, ở TP. HCM, gia đình Ngọc liên tục gọi điện ra giục con trai làm đám cưới. Chàng trai trẻ có chút bối rối nhưng lại thấy lời khuyên “cưới vợ phải cưới liền tay” của bố mẹ vô cùng hợp lý.
![]() |
Đám cưới đặc biệt thu hút sự hiếu kỳ của người dân bản. |
Sau màn cầu hôn lãng mãn, Ngọc và Sú lên ý tưởng tổ chức lễ cưới ngoài trời để có thể hoà mình vào thiên nhiên, lưu giữ lại khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày trọng đại.
Để chuẩn bị cho lễ cưới diễn ra vào 5h chiều ngày 25/9, cặp đôi thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị. Cả ngày hôm đó trời mưa không dứt, nhưng họ vẫn quyết định tổ chức hôn lễ như kế hoạch đã đề ra. Đôi trẻ dầm mưa dựng cổng, cắm hoa. Không gian tiệc cưới được trang trí bằng hoa hồng, địa lan, cành táo mèo cùng các loại cây cỏ địa phương.
Đến khoảng 4h chiều, Sú thở phào nhẹ nhõm khi thấy trời hửng nắng. Bà con trong bản áo váy rực rỡ kéo đến dự đám cưới của cặp đôi trai tài gái sắc. Ai cũng háo hức tham dự đám cưới ngoài trời đầu tiên được tổ chức ở bản. Khi đi, họ còn đem theo xoong nồi, ấm đun nước và chăn gối tới làm quà cưới cho đôi vợ chồng trẻ.
Ở đầu cầu TP.HCM, bố mẹ cùng gia đình của Nguyễn Thanh Ngọc ăn mặc trang trọng theo dõi lễ cưới và gửi lời chúc phúc tới đôi uyên ương. Giữa không gian bảng lảng sương khói và se se lạnh, cả hai trao cho nhau lời ước hẹn cùng nụ hôn ngọt ngào.
Những ngày ở bản, Ngọc thêm hiểu về công việc, sự vất vả và đam mê phát triển du lịch địa phương của Sú. Chỉ một cô gái nhỏ bé nhưng đã giúp cho rất nhiều hộ dân trong bản tìm thấy nguồn thu nhập từ khách du lịch. Chính vì thế, chàng trai quyết định thời gian tới sẽ ở lại vùng đất xa xôi này để cùng người yêu lập nghiệp, giúp đỡ bà con phát triển du lịch địa phương.
Hồng Hạnh
Ảnh: NVCC
Mỗi chiếc vòng vàng mà cô dâu đeo có khối lượng 100 gam. Tổng cộng cô dâu đã đeo 60 chiếc vòng lên người trong ngày vui của mình.
" alt=""/>9X Sài Gòn cưới vợ người H'Mông sau 5 tháng ‘ở rể’ vì Covid“Cơn bão” những bức ảnh lay động lòng người từ blog Humans of NewYork vẫn chưa hề chấm dứt tại Việt Nam. Khi mà thêm một bức ảnh nữa cũng nhận được sự chú ý mạnh mẽ từ các bạn trẻ Việt, đó là ảnh chụp lại một cặp vợ chồng trung niên, chia sẻ lại câu chuyện ngày còn khó khăn cũng như những cảm xúc khi cô con gái yêu đi du học.
Trong bức ảnh đầu tiên, chụp lại hai vợ chồng trung niên đang khoác vai nhau bằng một vẻ hạnh phúc và mãn nguyện. Người chồng chia sẻ lại câu chuyện từ ngày còn đi học đầy khó khăn ở Mỹ với Humans of NewYork: “"Con gái chúng tôi mới chỉ 5 tháng tuổi khi tôi có học bổng của Johns Hopkins. Vợ tôi đã cùng tôi tới Baltimore để cả gia đình có thể ở bên nhau. Tôi luôn biết ơn vì sự hy sinh đó. Bởi tôi biết, đó là 3 năm khó khăn nhất của cuộc đời cô ấy. Cô ấy không nói được một từ tiếng Anh nào. Chúng tôi sống trong một căn phòng nhỏ, nhỏ đến mức nhiều đêm tôi đã phải học bài trong phòng tắm.
Ở Việt Nam, cô ấy có một công việc bận rộn đến mức điện thoại cô ấy reo cả ngày. Nhưng ở Mỹ, điện thoại ấy chẳng bao giờ kêu. Cô ấy không được đi làm vì yêu cầu trong visa. Ngày lễ Việt Nam là ngày thường ở Mỹ, thế nên tôi phải đi học ngay cả trong đêm Giao thừa và chúng tôi chẳng thể ở bên cạnh nhau. Đôi khi, tôi về nhà vào những ngày đông, cô ấy nhìn tôi với nước mắt và nói: "Tuấn, Em muốn về nhà". Nhưng cô ấy vẫn ở cạnh tôi. Khi tôi tốt nghiệp, rất nhiều bạn bè hỏi liệu tôi có tìm việc và ở lại Mỹ hay không. Nhưng tôi không thể làm vậy với cô ấy. Cô ấy đã hy sinh quá đủ cho tôi rồi. Thế nên tôi nói: "Chúng ta hãy về nhà ngay lập tức!". Và khi chúng tôi về lại Việt Nam, cô ấy như là một con cá được thả về hồ vậy."
Trong một bức ảnh khác cũng chụp lại câu chuyện của cặp vợ chồng này, nhưng người chồng đã kể về cô con gái nhỏ của mình. “Đây là đứa con duy nhất của chúng tôi. Cháu nó bắt đầu đi học ở Michigan vào năm nay. Tôi chụp bức ảnh này vào ngày mà tôi về nước, để lại cháu ở trường. Buổi sáng khi tôi đi, tôi vào phòng ký túc của cháu và thấy cháu nó đang quấn chăn lên người. Tôi nói: “Con yêu, con không muốn chào tạm biệt cha à?” Rồi tôi thấy cái đống chăn run lên. Tôi kéo cái chăn ra và thấy mắt con tôi đẫm nước. Trái tim tôi như tan chảy khi tôi đi. Những ngày này, tôi ở lại văn phòng muộn nhất có thể, bởi vợ tôi đi làm muộn, còn tôi thì không muốn về nhà mà không có ai ở đó”.
Nhưng điều đặc biệt nhất, đó chính là khi cô bé con gái của hai vợ chồng này tình cờ thấy bức ảnh được chia sẻ trên mạng. Cô bé đã để lại comment cho cả 2 bức ảnh, một bức ảnh chụp cô bé với comment: “Con nhớ bố”, và bức ảnh chụp bố mẹ của cô với comment: “Lang thang quanh Facebook và rồi thấy cái này! Con nhớ bố và mẹ rất nhiều!”. Hiện tại, cô bé đang một mình du học ở Mỹ.
![]() |
![]() |
Comment của con gái hai vợ chồng được like lên vị trí Top trong bức ảnh của gia đình họ. |
Cả 2 bức ảnh này đã nhanh chóng lấy đi nhiều sự cảm thông và xúc động của các bạn trẻ. Bức ảnh đầu tiên đã có hơn 400k likes và 16k lượt share, bức ảnh gần như xuất hiện ở Newsfeed của tất cả mọi người. Hầu hết, các bạn trẻ đều ngưỡng mộ sự hy sinh vô điều kiện của người vợ. Một cư dân mạng nước ngoài để lại comment:” Wow, cả hai người bọn họ đều đã cho ta thấy được tình yêu thực sự. Cô ấy vẫn ở bên chú dù giàu hay nghèo, và chú ấy cũng làm những điều tương tự. Tôi mong gia đình họ sẽ luôn gặp những điều tốt nhất”.
“Hy sinh hạnh phúc của bản thân bạn cho người khác. Đó chính là tình yêu đích thực”. Một facebooker nước ngoài khác chia sẻ.
![]() |
"Đằng sau mỗi thành công của người đàn ông là một người phụ nữ, nhưng người đàn ông ấy biết sự hy sinh của cô ấy, vậy mới có thể tạo nên một mối quan hệ thành công". |
![]() |
"Họ là ví dụ của tình yêu đích thực và hôn nhân nên như thế nào. Hai con người tuyệt đẹp ở mọi mặt". |
![]() |
"Chúng ta cần những câu chuyện về tình yêu đích thực và sự hy sinh để cân bằng tất cả những điên cuồng, ác độc và nỗi đau trên thế giới. Cảm ơn vì đã chia sẻ câu chuyện của mình, hãy luôn khoẻ mạnh và yêu thương". |
![]() |
"Tình yêu không chỉ là hy sinh. Đó là cả trân trọng sự hy sinh của người khác và cho họ cái họ cần. Một câu chuyện thật đẹp". |
Bức ảnh thứ 2 cũng nhanh chóng trở thành một tâm điểm được cộng đồng mạng nhiệt tình chia sẻ. Thậm chí, có rất nhiều người ở vùng nơi cô bé theo học ngỏ ý muốn giúp đỡ: “Tôi là một người mẹ ở Michigan. Nếu bạn cần ai đó thỉnh thoảng đến thăm nom con gái bạn, hoặc nếu cô ấy cần ai đó mỗi khi có việc, hãy cứ cho tôi biết. Chúng ta cần quan tâm đến những đứa trẻ của nhau, bởi chính chúng sẽ quyết định tương lai cho con em tất cả chúng ta”.
Một facebooker khác chia sẻ với sự đồng cảm: “Là một sinh viên quốc tế theo học ở Mỹ, tôi biết cảm giác này như thế này. Nói lời tạm biệt với bố mẹ là điều khó nhất, đặc biệt là khi gia đình bạn ở xa thật xa. Mỗi khi tôi gọi cho mẹ, bà luôn nói với tôi rằng bà cảm thấy cô đơn thế nào khi không có tôi ở đây. Có một phần của tôi luôn cảm thấy tội lỗi bởi đã xa gia đình, và tôi chỉ có thể học và làm việc thật chăm chỉ, và mong rằng việc học ở đây sẽ cho tôi cơ hội để trở thành một người tốt hơn, tìm thấy thành công, tất cả cho người mẹ kính yêu của tôi”.
![]() |
"Một người chồng yêu thương và một người cha đích thực". |
![]() |
"Tôi sống rất gần trường của con gái các bạn. Hãy cứ nói với tôi nếu cô ấy cần một gia đình để giúp đỡ". |
![]() |
"Tôi sẽ về nhà vào ngày mai cho một chuyến thăm dài ngày. Cha tôi và tôi đã không hoà thuận trong một vài năm gần đây và tôi đã từng rất giận ông ấy. Nhưng sau khi đọc cái này, tôi sẽ để mọi chuyện qua đi... nó không còn quan trọng nữa. Tôi sẽ về nhà và ôm cha thật chặt, nói với cha là tôi yêu ông. Đó là tất cả những gì cần thiết". |