













![]() |
Cá chết kéo dài trên nhiều km dọc bờ biển Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Ảnh chụp trưa 12/5. Ảnh: Vietnamnet |
Các nhà hoạt động môi trường hiện cho rằng, việc xả thải công nghiệp từ nhà máy thép triệu đô của Formosa có thể là nguyên nhân khiến hàng tấn cá chết dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng. Theo các nhà lập pháp Đài Loan, nếu quả thực Formosa là nguyên nhân đứng sau thảm họa môi trường này, nó có thể đe dọa chính sách thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á của tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, một nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế của vùng lãnh thổ này vào Trung Quốc.
Nghị sĩ cao cấp Su Chih-feng thuộc đảng Dân Tiến nhận định, chính sách "hướng về phương nam" của bà Thái Anh Văn sẽ không hết rắc rối nếu tân chính phủ Đài Loan không giải quyết một cách thận trọng trước những bức xúc lan rộng của công chúng Việt Nam về vụ việc.
Trong quá khứ, Formosa từng liên đới đến nhiều vụ bê bối liên quan tới môi trường khắp thế giời, từ Texas (Mỹ) cho tới Sihanoukville (Campuchia). Tập đoàn này cũng từng bị cáo buộc gây ô nhiễm tại Đài Loan, kể cả bế bôi liên quan đến một tổ hợp sản xuất hóa dầu ở miền nam Yunlin, nơi nghị sĩ Su từng làm tỉnh trưởng.
Chang Yu-yin, Chủ tịch Hội luật gia môi trường của Đài Loan kêu gọi nhà chức trách Đài Loan cần vào cuộc và buộc Formosa phải tuân thủ “các tiêu chuẩn về môi trường, nhân quyền và lao động quốc tế”.
Một mục sư người Việt Nam cư trú tại Đài Loan, ông Peter Nguyễn tuyên bố, nếu Formosa được chứng minh có liên quan đến vụ cá chết ở Việt Nam, thì chính phủ của bà Thái Anh Văn cần phải buộc tập đoàn này có trách nhiệm giải quyết thảm họa môi trường và đền bù thiệt hại đầy đủ cho các nạn nhân.
"Việt Nam cần đầu tư nước ngoài, nhưng phải trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Nếu môi trường và người dân của chúng tôi bị ảnh hưởng sẽ tạo ra các thách thức và vấn đề lớn đối với nguồn đầu tư tương lai của Đài Loan vào Việt Nam", ông Peter Nguyễn nói thêm.
Đài Loan và Việt Nam hiện chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng hai bên đang duy trì quan hệ thương mại gần gũi. Khoảng 250.000 người Việt Nam đang cư trú ở Đài Loan để làm ăn hoặc theo diện kết hôn.
Ông David Wang, Bộ Đầu tư Đài Loan cho biết, Đài Loan đã đề nghị trợ giúp chính phủ Việt Nam điều tra về vụ cá chết, nhưng bị từ chối. Việt Nam dự kiến sẽ công bố kết quả điều tra của mình vào cuối tháng 6 này.
Tuấn Anh(Theo Channelnewsasia)
" alt=""/>Nghị sĩ Đài Loan đòi điều tra Formosa về vụ cá chết ở Việt NamHôm qua (29/6), Facebook cho biết họ có kế hoạch thực hiện thay đổi một loạt các thuật toán trên News Feed của người dùng. Theo đó, các nội dung từ người thân và bạn bè sẽ được ưu tiên xuất hiện nhiều hơn.
Kéo theo đó, nội dung được đăng bởi các nhà xuất bản sẽ có tỷ lệ xuất hiện tự nhiên thấp đi trên bảng tin của người dùng. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nội dung, từ việc chia sẻ liên kết, video, live stream và hình ảnh. Tuy nhiên, hãng không đề cập đến tỷ lệ cụ thể.
![]() |
Mark Zuckerberg phát biểu tại Hội nghị F8 hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: NyTimes. |
Dễ hiểu hơn, cùng một liên kết, Facebook sẽ ưu tiên nội dung được bạn bè hoặc người thân của bạn bình luận, chia sẻ và tương tác. Rõ ràng, ẩn đằng sau thuật toán mới, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang muốn nhắm vào các hãng thông tấn, báo chí.
Trong vài năm gần đây, các nhà xuất bản gặp khó khăn để thu hút độc giả cũng như việc suy giảm doanh thu từ quảng cáo trực tuyến. Facebook trở thành miền đất mới giúp các tờ báo, tạp chí tiếp cận được độc giả cùng nguồn doanh thu được cải thiện. Điều này dẫn đến quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Facebook và nhà xuất bản.
21/4 vừa qua, Facebook đã mở cửa tính năng Instant Articles (Báo chí tức thì), cho phép người dùng có thể đọc báo đồng thời tương tác trên ứng dụng Facebook với tốc độ tải trang nhanh hơn 10 lần so với việc dùng trình duyệt web trên điện thoại. Theo hãng, đã có trên 1.000 nhà xuất bản tin tức sử dụng. Tính năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng từ thuật toán mới của Facebook.
![]() |
Instant Articles cho tốc độ tải nội dung nhanh gấp 10 lần phương thức truyền thống trên di động. Ảnh: Facebook. |
Các nhà xuất bản dường như không có lựa chọn để đối phó với những thay đổi của Facebook. Theo khảo sát của Parse.ly (công ty phân tích số liệu chuyên về các nhà xuất bản kỹ thuật số), chỉ có khoảng 44% người trưởng thành ở Mỹ có thói quen đọc tin tức trực tiếp từ trang web, trong khi tỷ lệ đọc tin tức từ Facebook là 40%.
Nhiều tòa soạn lo ngại, Facebook sẽ khiến họ phải phụ thuộc vào cách đưa tin này cũng như mất quyền kiểm soát các kênh phân phối, và sau đó là bị “chèn ép” tỷ lệ ăn chia từ doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, sự suy giảm của báo in cũng như người đọc trực tiếp từ báo mạng, hay sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội (social platforms) làm các nhà xuất bản bắt buộc phải bắt tay với Facebook.
Mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và Facebook đã căng thẳng từ rất lâu. Động thái của Facebook dường như muốn “nhắc nhở” các cơ quan phát hành rằng họ không có quyền truy cập trực tiếp đến người dùng trên nền tảng mạng xã hội.
Từ xưa đến nay, Facebook thường xuyên đơn phương tự thay đổi các thuật toán làm suy giảm lượng tương tác tự nhiên từ người dùng đến các đối tác của hãng (các fanpage bán hàng, nhà phát hành game hay nhà xuất bản). Hãng luôn thể hiện mình là người cầm đằng chuôi, còn đối tác luôn cầm đằng lưỡi.
Zynga, hãng phát triển trò chơi trực tuyến, từng có thời gian hợp tác chặt chẽ với Facebook cho biết, thay đổi của Facebook về cách chơi game và nội dung liên quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu các trò chơi của công ty. Đặc biệt là việc người dùng thay đổi thói quen sử dụng, từ máy tính để bàn sang các thiết bị di động.
Năm 2011, The Washington Post cùng một số hãng thông tấn nổi tiếng tạo ra công cụ đọc trên mạng xã hội, giúp người dùng dễ dàng đọc và chia sẻ bài viết lên Facebook. Ngay lập tức sau đó, Facebook đã thay đổi một loạt các thuật toán nhằm “giết chết” công cụ này.
XEM THÊM: Facebook bổ sung tính năng biến ảnh thành video" alt=""/>Facebook đổi thuật toán, tuyên chiến với các nhà xuất bản |
Trao đổi với ICTnews, đại diện 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hiện có sử dụng tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) gồm Viettel, NetNam và CMC Telecom đều xác nhận việc đã nhận được thông báo của đơn vị quản lý AAG về kế hoạch bảo trì tuyến cáp này tại nhánh S1 kết nối từ Hồng Kông đi Malaysia bắt đầu từ 23h ngày mai (22/6) và dự kiến hoàn tất công tác bảo trì vào ngày 27/6/2016.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc NetNam cũng nhận định, hiện một phần lớn lưu lượng quốc tế Internet của Việt Nam vẫn sử dụng tuyến cáp AAG với lý do dung lượng lớn và chi phí thấp. Trong khi một số tuyến cáp quang biển khác như APG bị trễ tiến độ, đồng thời nhu cầu lưu lượng Internet liên tục tăng, do đó Internet Việt Nam không có cách nào khác là vẫn phải sử dụng tuyến cáp AAG này.
“Khi AAG phải dừng để sửa chữa và bảo trì, chắc chắn chất lượng Internet nói chung của Việt Nam bị ảnh hưởng. Các nhà mạng sẽ phải định tuyến lại và mở các hướng ứng cứu, dẫn đến trong đoạn đầu nhiều người dùng sẽ thấy mạng chậm hoặc không ổn định. Sau một vài ngày khi lưu lượng chạy ổn định thì người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”, ông Bình chia sẻ.
Còn theo đại diện Viettel, đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã dự định tiến hành bảo trì, sửa chữa từ tháng 5/2016 nhưng bị trì hoãn tới thời điểm này. Nhà mạng này cho rằng trong thời gian bảo trì sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG, lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel… đang hoạt động trên tuyến Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông, Mỹ đều bị ảnh hưởng nếu không có kế hoạch dự phòng.
Đại diện Viettel cho biết, để đảm bảo duy trì kết nối dịch vụ cho khách hàng, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (VTNet) đã kịp thời lên kế hoạch thực hiện bổ sung lưu lượng dự phòng qua hướng cáp quang biển Liên Á (IA) theo hai hướng đi Hồng Kông và Mỹ triển khai trong ngày 20/6/2016 và hoàn thành trước 22/6/2016. Như vậy, tổng lưu lượng toàn mạng được nâng đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ của khách hàng trong giờ cao điểm. Ngoài ra, lực lượng kỹ sư của VTNet thực hiện giám sát online 24/7, kịp thời điều chỉnh lưu lượng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. "Vì vậy, đối với Viettel, việc sửa chữa bảo trì tuyến cáp quang biển AAG không ảnh hưởng đến các giao dịch, trao đổi thông tin, kết nối Internet trong nước và quốc tế, các khách hàng của Viettel không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lịch bảo trì này", đại diện Viettel cho hay.
Viettel đang đầu tư thêm 2 tuyến cáp quang mới cùng với các nhà mạng lớn khác đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway, chiều dài hơn 11.000km và băng thông khoảng 4Tbps, nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1 (Asia Africa Euro 1, chiều dài 25.000km) nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi.
" alt=""/>Bảo trì cáp AAG trong 5 ngày, khách hàng Viettel, NetNam, CMC không bị ảnh hưởng