Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh là phần 6 của loạt phim mang thương hiệu Lý Hải với 3/5 phim đều vượt mốc doanh thu trăm tỷ. Thương hiệu Lật mặtvà Lý Hải giúp mỗi phần phim ra rạp đều đã có sức hút nhất định, nhất là khi mỗi phần đều thuộc thể loại riêng với nội dung và dàn diễn viên không liên quan giữa các phần khiến khán giả dễ theo dõi.
Dù 28/4 mới ra rạp chính thức nhưng nhờ lượng vé đặt trước, Lật mặt 6 đã thu về 17 tỷ đồng doanh thu (tính đến chiều 27/4 theo hệ thống đo doanh thu độc lập Box Office Việt Nam). Được Lý Hải pha trộn nhiều thể loại (hành động, hài, kinh dị, tâm lý) với nhiều cú twist bất ngờ, Lật mặt 6được đánh giá là hấp dẫn nhất trong cả loạt phim, nhiều khả năng thắng đậm ở phòng vé và doanh thu trăm tỷ là trong tầm tay.
'Lật mặt 6' ra rạp cùng ngày với 'Con Nhót mót chồng', khi phải đối đầu với bộ phim đến từ diễn viên có tiếng như Thu Trang có khiến anh lo lắng? Trước câu hỏi này của VietNamNet, Lý Hải tự tin trả lời: "Lật mặt đã hình thành và trình làng vào dịp 30/4 hằng năm rồi. Trong dịp lễ này, hầu như Lật mặtluôn đụng các phim lớn mà toàn phim Marvel của Hollywood nên tâm lý sợ của tôi đã bị chai lỳ rồi. Tôi chỉ biết làm tốt nhất sản phẩm của mình".
Văn Mai Hương thể hiện ca khúc nhạc phim 'Con Nhót mót chồng'
Trong khi đó, Con Nhót mót chồngđã nhanh chân hơn khi tổ chức chiếu sớm trước ngày khởi chiếu chính thức cả tuần và thu về 20 tỷ đồng trong 3 ngày đầu. Tính đến chiều 27/4, phim đã thu về 24 tỷ đồng (theo Box Office Việt Nam).
Cùng khai thác mối quan hệ cha - con xúc động ở xóm nghèo, tạo hình ông Xỉn (Thái Hòa) trong Con Nhót mót chồngđược nhận xét có phần giống với Ba Sang của Trấn Thành trongBố già nhưng Vũ Ngọc Đãng (đồng đạo diễn củaBố già)khẳng định 2 nhân vật khác hẳn nhau, nội dung phim không liên quan, bối cảnh cũng vậy.
Có thể thấy kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày sẽ là cuộc chiến căng thẳng thực sự giữa Lật mặt 6và Con Nhót mót chồng. Đây luôn là mùa vàng của các nhà phát hành phim Việt chỉ sau dịp Tết Nguyên đán. Cả hai ê kíp làm phim đều tích cực tổ chức những buổi quảng bá khắp các rạp trên cả nước với chiến dịch truyền thông mạnh để giành giật khán giả. Tuy nhiên, hiệu ứng truyền miệng rất quan trọng và có yếu tố quyết định doanh thu của mỗi bộ phim.
Cả Lật mặt 6vàCon Nhót mót chồng đều chọn những bối cảnh đơn giản, gần gũi và tập trung vào câu chuyện khác biệt với thông điệp về tình bạn, tình cha con. Hai phim cũng không khai thác mạnh yếu tố hài mà chỉ điểm xuyết cho nội dung phim có phần nặng nề nhưng dễ lấy được cảm xúc của khán giả. Tuy Lật mặt 6 và Con Nhót mót chồngkhông phải những tác phẩm xuất sắc nhưng đều được đầu tư với nhiều tình tiết bất ngờ, đan xen giữa nụ cười và nước mắt.
Tuy nhiên, cả hai đều cấm khán giả dưới 16 tuổi nên sẽ hạn chế rất nhiều ở khâu tiếp cận khán giả rộng rãi trong khi thời điểm này, người xem thường ưu tiên chọn phim cho cả gia đình hơn.
Do cuộc chiến giữa Con Nhót mót chồngvà Lật mặt 6quá căng thẳng nên ngày 28/4 này chỉ duy nhất có 1 phim nước ngoài công chiếu là tác phẩm kinh dị Trạm tàu macủa Hàn Quốc. Bộ phim hài khác đến từ xứ sở kim chi Đầu gấu đụng đầu đất ra rạp từ 21/4 dù đậm chất hài nhưng cấm khán giả dưới 16 tuổi. Ngục tối và Rồng: Danh dự của kẻ trộm- phim hài hành động, phiêu lưu của Mỹ ra rạp tuần trước cũng sẽ là lựa chọn thú vị cho khán giả trên 13 tuổi muốn "đổi gió" ngoài rạp trong dịp nghỉ lễ này.
Tuy nhiên, có thể nói các bộ phim ngoại do không tạo được sức hút mạnh ở tuần đầu công chiếu nên sẽ không thể là đối thủ của 2 phim Việt do Lý Hải và Thu Trang sản xuất.
Muôn vị nhân gianxoay quanh căn bếp ngập tràn tình yêu và những món ăn thượng hạng của chuyên gia ẩm thực Dodin (Benoît Magimel) và nữ đầu bếp Eugénie (Juliette Binoche). Hơn 20 năm làm việc bên nhau, ngày ngày cùng nấu nướng, Dodin đọc công thức còn Eugénie biến hoá chúng trên bếp lửa, họ dành thời gian cho nhau nhiều hơn bao cặp vợ chồng.
Nhưng khi Dodin ngỏ lời kết hôn, Eugénie chưa thể nhận lời mà thể hiện những nỗi băn khoăn, lo lắng bên trong mình: “Ông còn định hỏi cưới em bao nhiêu lần nữa thế? Ông nói chúng ta đang độ tuổi sang thu. Đấy là ông thôi. Em thì thấy mình đang ở giữa hè” hay “Em có thể hỏi ông một câu không? Em là đầu bếp của ông hay là vợ ông?”.
Để tái hiện ẩm thực truyền thống của nước Pháp một cách chân thực và lộng lẫy nhất, đạo diễn Trần Anh Hùng hợp tác cùng cố vấn Pierre Gagnaire - đầu bếp danh tiếng sở hữu 14 sao Michelin. Đặc biệt, tất cả cảnh quay nấu nướng trong Muôn vị nhân gianđều được thu tiếng trực tiếp, đảm bảo độ sống động từ âm thanh đến hình ảnh cho từng món ăn.
Những món ăn trong phim được đạo diễn Trần Anh Hùng và cố vấn ẩm thực Pierre Gagnaire thực hiện sao cho giống nhất với thế kỷ 19, đòi hỏi số lượng lớn các nguyên liệu phức tạp. Trước khi bấm máy, đầu bếp Pierre Gagnaire còn trực tiếp nấu từng món ăn trong kịch bản để đạo diễn Trần Anh Hùng xem và hình dung sẽ quay hình như thế nào.
“Tôi và Pierre Gagnaire lần đầu gặp nhau trong căn bếp của anh ấy, nơi tôi được mời thưởng thức món pot-au-feu tuyệt vời. Chúng tôi làm việc cùng nhau từ quá trình chuẩn bị cho bộ phim. Anh ấy lựa chọn từng món ăn từ thực đơn mà tôi đưa vào kịch bản. Tôi rất xúc động khi thấy anh ấy miệt mài trong bếp, cứ thử nấu, rồi mắc lỗi rồi lại bắt đầu làm lại cho đến khi nào tìm được đúng điều anh ấy muốn. Pierre là một con người đầy nhiệt huyết, chân thành và tốt bụng”, đạo diễn Trần Anh Hùng chia sẻ về cố vấn ẩm thực Pierre Gagnaire.
Đạo diễn Trần Anh Hùng cho biết, mọi món ăn và cảnh quay về ẩm thực trong Muôn vị nhân gian đều là thật: “Ngay cả ê-kíp phụ trách kỹ thuật và sản xuất của bộ phim cũng ngạc nhiên bởi trước đây, trong những bộ phim khác, họ thường sử dụng món ăn đã chế biến hoặc thực phẩm giả để dễ dàng sắp xếp lại khi cần thiết. Nhưng ở phim của tôi, mọi thứ đều là thật. Trên trường quay, khi tôi hô “cắt” trong một cảnh ăn uống, các diễn viên vẫn tiếp tục ăn. Tổ đạo cụ còn phải nhờ diễn viên dừng ăn uống để họ sắp xếp lại bàn ăn”.
Quỳnh An
Như một báo cáo mới đây, Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu cho biết, xe điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 5% doanh số bán ô tô điện tại Liên minh Châu Âu (EU) tại nửa đầu năm 2022 này cùng mục tiêu bán 90.000 xe điện trong năm nay, và dự kiến sẽ lên tới 18% vào năm 2025. Một con số vô cùng ấn tượng.
Mỹ luôn là một thị trường tiêu thụ xe hơi béo bở đối với mọi hãng xe hơi trên thế giới từ trước tới nay. Tất nhiên, những đại diện tới từ Trung Quốc cũng không hề muốn bỏ qua khu vực có sức mua siêu khủng, có thể đem lại những lợi nhuận khổng lồ này.
Tuy nhiên, khác biệt với một tương lai khả quan và tươi sáng ở EU, thị trường Mỹ lại không một chút nào tỏ ra hào hứng với ô tô điện Trung Quốc, bất chấp những lợi thế quá tuyệt vời của nó trước các đối thủ ô tô chạy bằng động cơ đốt trong như khả năng dễ sản xuất, sửa chữa, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Trong vòng 9 tháng đầu năm 2022, Polestar, hãng xe hơi chạy điện của Trung Quốc hàng đầu ở Mỹ cũng chỉ đạt doanh số bán hàng là 6.900 chiếc, quá khiêm tốn so với đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc bản địa là Tesla với 140.000 chiếc Model 3 và Model Y, theo cập nhật của Wards Intelligence.
Có một số điểm quan trọng khiến cho xe hơi điện xuất xứ từ quốc gia đông dân nhất thế giới chưa thể chiếm được cảm tình của dân chúng xứ sở cờ Hoa.
Đó là việc, Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách hỗ trợ với mức tín dụng tới 7.500 USD thông qua “Đạo luật Giảm lạm phát” cho các mẫu xe điện lắp ráp tại Bắc Mỹ, trong khi xe điện lắp ráp tại Trung Quốc sẽ khiến người mua không được hưởng sự ưu đãi này.
Bên cạnh đó, Washington còn không ngần ngại đánh một mức thuế nhập khẩu tới 25% áp dụng cho xe hơi Trung Quốc khi đến Mỹ, cũng như những sự ưu tiên đối với người tiêu dùng khi mua xe điện và pin có xuất sứ từ Mỹ.
Những lo ngại về khả năng bảo dưỡng, phụ tùng thay thế cũng là một điều đáng băn khoăn, khi nhiều người tiêu dùng đã mua xe hơi điện Trung Quốc đã có sự phàn nàn về việc họ phải chịu đựng quá lâu cho một phương án thay thế tới từ showroom.
Tóm lại, chính Chính phủ Mỹ dường như tạo rào cản cho sự tiếp cận của người Mỹ đối với ô tô điện Trung Quốc bằng những chính sách ưu tiên hàng nội địa và chèn ép sản phẩm tới từ quốc gia Châu Á này.
Rõ ràng, người tiêu dùng Mỹ không hề muốn phải mạo hiểm khi chi tiền cho một sản phẩm phải chịu quá nhiều thuế, phí, trong khi không thể đảm bảo được chất lượng như thế nào, do số lượng được bán ra quá ít, cùng với đó là cái mác “Made in China” vẫn hiển hiện đâu đó về các “phốt” kém chất lượng trong ngành ô tô, khiến cho cuộc thâm nhập thị trường Bắc Mỹ của các hãng xe hơi xanh của Trung Quốc là vô cùng chật vật.
Với bối cảnh đó, Vinfast đưa ô tô điện VF8 xuất khẩu đi Mỹ chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn không nhỏ. Sự thành công hay không của xe điện Vinfast tại đây sẽ không chỉ phụ thuộc vào riêng năng lực của Tập đoàn này mà còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ Mỹ cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ đối với xe điện nói chung.
Hùng Dũng
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!